ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 23-11-24 05:18:23
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cải thiện thu nhập từ may thảm

Báo Cà Mau (CMO) Từ những mảnh vải tưởng chừng vô hồn nhưng bằng sự khéo léo và óc sáng tạo của người thợ, các thành viên trong THT may thảm ấp Bùng Binh, xã Hoà Thành, TP Cà Mau đã làm ra nhiều sản phẩm tiện ích như thảm lau chân, đồ lót nồi, ly, bình, xoong… với nhiều hình thù bắt mắt để cung cấp cho thị trường.

Bà Phan Thị Lâm chính là người đầu tiên mang nghề may thảm về đây. Hơn 10 năm trước, bà Lâm đi chợ và mua tấm thảm về xài, thấy đẹp bà tự mày mò và may thành tấm thảm tương tự. Thấy hay, nhiều chị em trong xóm đến học và được bà tận tình chỉ dẫn. Qua thời gian thành lập, ngót nghét tổ phụ nữ may thảm ấp Bùng Binh hoạt động trên 2 năm và chính thức nâng lên thành THT vào tháng 10 này, thu hút 10 thành viên tham gia.

Với diện tích hơn 10 m2, bà Lâm kê chiếc máy may, chiếc bàn cùng những dụng cụ, nguyên liệu để may. Những mảnh vải sau khi cắt ra được xếp ngay ngắn. Đó cũng là toàn bộ tài sản của những người thợ may thảm vải cần có.

Để có những tấm thảm lau chân hình tròn, hoa mai, rẻ quạt… đủ màu sắc bán cho mọi người, người thợ phải kiên trì, cần mẫn, có khi phải ngồi may ròng rã cả ngày. "Mỗi tấm thảm thành phẩm phải trải qua 5 công đoạn gồm: Vẽ tạo hình, cắt rập sau tạo hình, may nhún phèo, may các viền và may hoàn chỉnh từng mảnh vải đã nhún phèo theo hình đã tạo", bà Phan Thị Lâm chia sẻ.

Bình quân mỗi ngày bà Nguyễn Thị Gấm, thành viên THT may thảm ấp Bùng Binh may được 2 sản phẩm thảm lau chân. Với giá bán 80 ngàn đồng/sản phẩm, trừ chi phí bà còn lãi được 80 ngàn đồng. Tuy mới tham gia vào tổ hơn 1 tháng nhưng tay nghề của bà Gấm không hề kém cạnh thành viên khác.

Thành viên THT may thảm vải xã Hoà Thành thường xuyên gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm, nâng cao tay nghề.

Bà Nguyễn Thị Gấm vui vẻ cho biết: “Năm nay tôi 63 tuổi. Thấy nghề này không khó, gắn bó với nó thấy cũng yêu nghề. Với lại, may thảm mình có đồng ra đồng vô chi xài trong nhà”.

Trước đây các chị chọn vải vụn để may thảm vì giá nguyên liệu thấp, lợi nhuận bán sản phẩm sẽ cao. Nhưng bù lại, các chị phải tốn nhiều công để cắt vải vì nhiều kích cỡ. Thời gian gần đây, các chị chuyển sang mua vải cuộn. Tuy giá nguyên liệu có cao nhưng được cái dễ cắt, màu sắc bắt mắt, chất liệu tốt nên sản phẩm may dễ, bền, đẹp, khách hàng chuộng hơn.

Hầu hết các thành viên trong tổ may thảm ấp Bùng Binh đều “lấy công làm lời”, cộng với sự khéo léo, đặc biệt các sản phẩm của tổ là nhắm đến các khách hàng bình dân, người có thu nhập thấp nên giá cả rất phải chăng. Sản phẩm ở đây có giá từ 80-200 ngàn đồng/sản phẩm, tuỳ thuộc vào kích cỡ và mẫu mã đòi hỏi nhiều nguyên liệu, công sức.

Theo các thành viên, để tổ tồn tại và phát triển phải thường xuyên nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, thị hiếu, kịp thời thay đổi mẫu mã, đặc biệt là phải tìm ra các yếu tố để giảm giá thành sản phẩm theo hướng rẻ, bền và đẹp.

Bà Đỗ Thị Phép, THT may thảm ấp Bùng Binh, xã Hoà Thành, cho biết: “Muốn giữ chân khách hàng thì may thảm phải sáng tạo, hết kiểu này đến kiểu khác, chứ một mẫu hoài là mình không thể nào bán được”.
Nghề may thảm vải không quá khó, không kén độ tuổi. Chỉ cần người làm yêu nghề, kiên trì và sáng tạo. "Hiện THT may thảm của phụ nữ ấp Bùng Binh đang cung cấp mỗi tháng hơn 500 sản phẩm thảm lau chân, tấm lót nồi và đồ nhấc nồi cho các mối hàng ở chợ Phường 7, Phường 5, các cửa hàng tạp hoá trong và ngoài tỉnh. Mỗi thành viên có thu nhập thấp nhất là 2,5 triệu đồng/tháng và cao nhất hơn 5 triệu đồng/tháng. Đây là nguồn thu nhập lý tưởng cho phụ nữ nhàn rỗi ở nông thôn", Chủ tịch Hội LHPN xã Hoà Thành Nguyễn Thị Ngọc Thể nhận định./.

Thiện Nhân

Ðầm Dơi vượt chỉ tiêu BHXH tự nguyện

Huyện Ðầm Dơi đã đạt được thành tựu đáng kể trong việc triển khai chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, nhờ vào sự đồng thuận mạnh mẽ từ toàn bộ hệ thống chính trị và sự chỉ đạo quyết liệt từ Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của huyện.

Tăng cường liên kết đào tạo nghề giữa Việt Nam và Hàn Quốc

Nhằm tăng cường hợp tác trao đổi, học tập, nghiên cứu chuyên môn về lĩnh vực đào tạo nghề cho sinh viên, chiều 6/11, Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau phối hợp giao lưu với Trường Phổ thông Trung học Công nghiệp Jeonju, tỉnh Jeollabuk, Hàn Quốc.

Điểm sáng trong chăm lo đời sống người lao động

Trong bối cảnh cạnh tranh nhân lực ngày càng gay gắt, Công ty TNHH Dược phẩm Mỹ Anh luôn là đơn vị điển hình nhờ các chính sách phúc lợi nhân viên thiết thực và nhân văn. Bên cạnh việc cung cấp đầy đủ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động, công ty còn triển khai nhiều chế độ phúc lợi có lợi cho người lao động, tạo điều kiện để nhân viên yên tâm làm việc và gắn bó lâu dài với công ty.

Trải nghiệm thú vị từ công việc thực tế

Kiến thức lý thuyết sẽ phát huy tốt hiệu quả khi sinh viên biết áp dụng vào thực hành một cách hợp lý. Lựa chọn môi trường vừa học vừa làm để trải nghiệm thực tế sẽ giúp cho nhiều sinh viên có cái nhìn tổng quát hơn về công việc, chuyên ngành mình lựa chọn. Ngoài ra, khi làm việc các bạn sinh viên sẽ trải nghiệm nhiều điều thú vị về công việc hay cuộc sống, đặc biệt giúp sinh viên trang bị được kỹ năng xử lý tình huống ngoài thực tế.

Tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân

Hiện toàn tỉnh có trên 1.074.000 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), đạt 89% dân số. Nếu tính cả những người dân Cà Mau đang làm việc và tham gia BHYT ở các tỉnh khác thì tỷ lệ này đạt trên 95%. Tuy nhiên, nhiều xã nông thôn mới (NTM) và NTM nâng cao vẫn chưa đạt chỉ tiêu bao phủ BHYT theo yêu cầu.

Tín hiệu vui về giải quyết việc làm

Ðạt nhiều kết quả khả quan trong giải quyết việc làm cho người lao động (NLÐ), Cà Mau đang đề ra kế hoạch chạy nước rút cho 3 tháng cuối năm.

Hơn 200 lao động tham gia phiên giao dịch việc làm

Ngày 29/10, Phiên giao dịch việc làm do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Cà Mau tổ chức thu hút hơn 200 lượt người tham gia là lực lượng sinh viên và lao động thất nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Kịp thời đảm bảo an sinh cho người lao động

Tổng số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh 74.815 người. Theo đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, thời gian qua, công tác an toàn vệ sinh lao động  (ATVSLĐ) có nhiều chuyển biến tích cực, cũng như việc chăm lo người lao động không may bị tai nạn trong quá trình lao động luôn được quan tâm đúng mức.

Tiện lợi nhận lương hưu qua ATM

Thực hiện Ðề án Chuyển đổi số của Chính phủ và tỉnh Cà Mau, thời gian qua, ngoài việc thực hiện chuyển đổi số theo các mặt công tác trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH), gần đây, BHXH tỉnh, BHXH các huyện, thành phố phối hợp với các ngân hàng và chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhằm khuyến khích người dân sử dụng tài khoản ATM để nhận lương hưu và trợ cấp, góp phần hiện đại hoá quy trình thanh toán, tăng cường tính an toàn và tiện lợi.

Chăm lo tốt đời sống người lao động

Nhận thức rõ việc chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên công đoàn và người lao động (ĐVCĐ&NLĐ) là nhiệm vụ vô cùng quan trọng quyết định vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn, thời gian qua, Công đoàn cơ sở Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thuỷ sản Năm Căn luôn dành sự quan tâm và tập trung nhiều nguồn lực để tổ chức thực hiện nhiệm vụ này.