ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 7-2-25 16:11:03
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cần kiểm kê di sản văn hoá Khmer Nam Bộ ở Cà Mau

Báo Cà Mau Cà Mau có ít nhất 3 cộng đồng dân tộc cùng tồn tại và phát triển (Kinh, Hoa, Khmer). Điều đó cũng có nghĩa là đã có nền văn hoá đa tộc người với tư cách là chỉnh thể mang những đặc trưng riêng được hình thành từ quá trình giao lưu, hội nhập văn hoá tộc người. Mối quan hệ văn hoá tốt đẹp đó là kết tinh của quá trình lịch sử hợp tác, gắn bó lâu đời và để lại cho các thế hệ hôm nay 1 tài sản văn hoá to lớn.

Cà Mau có ít nhất 3 cộng đồng dân tộc cùng tồn tại và phát triển (Kinh, Hoa, Khmer). Điều đó cũng có nghĩa là đã có nền văn hoá đa tộc người với tư cách là chỉnh thể mang những đặc trưng riêng được hình thành từ quá trình giao lưu, hội nhập văn hoá tộc người. Mối quan hệ văn hoá tốt đẹp đó là kết tinh của quá trình lịch sử hợp tác, gắn bó lâu đời và để lại cho các thế hệ hôm nay 1 tài sản văn hoá to lớn.

Tuy nhiên, như đã biết, tính từ ngày xác lập vị thế của mình, nơi mảnh đất cực Nam này luôn phải trải qua chiến tranh liên tục. Những cuộc chiến đó dù ít, dù nhiều cũng đã tàn phá nhiều di sản văn hoá các dân tộc. Văn hoá của đồng bào dân tộc Khmer cũng không nằm ngoài hệ luỵ đó.

Nhiều nét văn hoá Khmer đặc trưng cần được giữ gìn và phát triển.  Ảnh: CTV

Tuy rằng Ðảng và Nhà nước ta hiện nay luôn quan tâm đến sự phát triển của văn hoá và đã có nhiều chính sách nhằm bảo vệ và phát huy văn hoá Khmer nhưng việc nhận thức về vị trí, vai trò của văn hoá Khmer vẫn chưa sâu sắc và chưa đồng đều ở các địa phương. Ở góc độ khác, xu thế đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ và bắt đầu lan dần về nông thôn, xu hướng “sùng ngoại, bài cổ” đang hình thành. Ðiều đó không những kìm hãm tiến trình bảo tồn, phục hưng những giá trị bản sắc dân tộc ngay trên chính cái nôi của nền văn minh nông nghiệp mà còn tác động đến 1 bộ phận dân cư, nhất là lớp trẻ, hình thành khuynh hướng văn hoá “hiện đại”. Trước thực trạng đó, văn hoá dân tộc - trong đó có văn hoá tộc người Khmer - đang đứng trước nguy cơ mai một.

Thực tế, nhiều di sản văn hoá Khmer đang mất dần vị trí trong đời sống cộng đồng. Chẳng hạn như sự quên lãng dần các làn điệu dân ca (hát à day), sân khấu truyền thống (dù kê, dì kê, rô băm…), múa hát cộng đồng (lâm-thol), nghề truyền thống, lễ hội dân gian, tôn giáo, phong tục, tập quán, tín ngưỡng…

Bảo tàng Cà Mau đang có cuộc trưng bày chủ đề “Văn hoá 3 dân tộc Kinh - Hoa - Khmer”, ngành văn hoá tỉnh Cà Mau đang tiến hành kiểm kê di sản văn hoá phi vật thể trên toàn tỉnh và cũng đang tiến hành lập kế hoạch triển khai đề án “Bảo tồn, phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”. Những việc làm đó là rất cần thiết nhưng cần thiết hơn nữa là phải có cuộc kiểm kê riêng đối với các loại hình di sản của dân tộc Khmer. Vì đây là 1 bộ phận văn hoá đặc sắc trong không gian văn hoá của Cà Mau. Ðây sẽ là tiền đề, căn cứ khoa học để xây dựng một số chính sách phát triển văn hoá các dân tộc, phục vụ thiết thực cho cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ở tỉnh nhà; góp phần đẩy lùi các hiện tượng văn hoá được du nhập từ bên ngoài, không phù hợp với văn hoá dân tộc Việt Nam.

Ðể thực hiện tốt nhiệm vụ đó, trước nhất cần triển khai và quán triệt tinh thần nghị quyết đại hội Ðảng các cấp, xem công tác bảo tồn và phát huy vốn văn hoá đặc sắc của dân tộc người Khmer Nam Bộ nói chung và Cà Mau nói riêng là vấn đề cấp bách. Việc bảo tồn di sản văn hoá cần được tiến hành, tư duy theo quan điểm tích cực. Việc bảo tồn di sản văn hoá không có nghĩa là quay lại với quá khứ, phục cổ, quên đi hiện tại và không hướng tới tương lai mà là lấy nền móng căn bản truyền thống văn hoá để phát huy những giá trị cao đẹp trong hiện tại và tương lai. Vì vậy, để bảo tồn di sản văn hoá, không chỉ sưu tầm, bảo quản những giá trị hiện tại mà còn phải truyền bá những giá trị di sản đó cho những thế hệ nối tiếp, làm kim chỉ nam định hướng cho sự phát triển hướng tới sự hoàn thiện con người./.

Thạch Nam Phương

Nữ sinh giỏi Văn

Trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2024-2025, em Phạm Hồng Ngân Anh, Lớp 12 chuyên Văn, Trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển (TP Cà Mau), đoạt giải Nhì môn Ngữ văn. Em là tấm gương học sinh giỏi nhiều năm liền, luôn chăm chỉ, gương mẫu đi đầu trong học tập cũng như các hoạt động của trường, được bạn bè và thầy cô quý mến.

Làng quê khởi sắc

Ngọc Hiển vinh dự là 1 trong 2 huyện được tỉnh phê duyệt Ðề án xây dựng huyện nông thôn mới (NTM), giai đoạn 2021-2025. Sau thời gian quyết liệt triển khai thực hiện, địa phương đã có những bước tiến phấn khởi, diện mạo nông thôn khởi sắc, kinh tế, đời sống người dân ngày càng nâng lên. Ðây là tiền đề, là động lực để cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện quyết tâm, dốc sức hoàn thành mục tiêu về đích huyện NTM đúng hẹn.

Gương sáng thương binh

Ngôi nhà mới khang trang trị giá hơn 1 tỷ đồng, 7 ha rừng tràm và keo lai đang phát triển xanh tốt, vườn cây ăn trái trĩu quả, ao cá quanh nhà cho thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm; 4 người con đều lập gia đình, có cuộc sống ổn định, đó là thành quả mà thương binh 4/4 Tôn Văn Hoà, sinh năm 1950, gầy dựng được sau hơn 35 năm về vùng đất khó Ấp 12, xã Khánh An, huyện U Minh lập nghiệp. Ông là điển hình thương binh thực hiện theo lời dạy của Bác Hồ: “Thương binh tàn nhưng không phế”.

Xuân ấm áp, Tết an vui

Huy động các nguồn lực xã hội để xoá nhà tạm, nhà dột nát không chỉ dừng lại ở việc thực hiện chính sách an sinh xã hội, mà còn trở thành phong trào mang ý nghĩa nhân văn. Trên địa bàn tỉnh Cà Mau, những căn nhà xiêu vẹo, dột nát dần được thay thế bằng những căn nhà kiên cố, khang trang. Mùa xuân này có hơn 1.000 hộ được đón Tết ấm áp, an vui trong những căn nhà mới.

Vì thế hệ tương lai

Phong trào hiến đất xây trường học đã và đang lan toả, mang lại giá trị lâu dài đối với sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Cái Nước. Hành động này không chỉ thể hiện tấm lòng nhân ái, nghĩa cử cao đẹp vì sự nghiệp giáo dục mà còn giúp con em địa phương có điều kiện tốt hơn trong học tập và cơ hội phát triển tương lai.

Tự tin bước vào năm mới

Năm 2024, huyện Cái Nước thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đạt được kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực, cả năm đạt và vượt 13/14 chỉ tiêu chủ yếu theo nghị quyết đề ra.

Ðầu xuân nói chuyện ấm no

Trong hành trình rút ngắn khoảng cách giữa hộ giàu với hộ nghèo, người dân huyện U Minh từ chỗ chỉ biết gắn bó với cây tràm thâm canh, 1 vụ lúa/năm, nay đã áp dụng nhiều mô hình đa cây, đa con, chuyển đổi từ vụ lúa sang vụ tôm - lúa trên cùng diện tích. Ðặc biệt là không còn độc tôn cây tràm, thay vào đó là phát triển mạnh cây keo lai, mang lại nguồn thu nhập cao, ổn định. Ðây là câu chuyện mở hướng thoát nghèo của đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trên địa bàn huyện trong hơn 1 thập kỷ qua.

Vùng quê trù phú

Tuyến lộ “xương sống” nối từ Quốc lộ 1 đến đô thị biển Cái Ðôi Vàm mở rộng thông thoáng, là động lực cho huyện ven biển Phú Tân tăng tốc phát triển. Theo đó, trên 1.100 km lộ nông thôn được kết nối về đến những vùng quê trù phú, yên bình. Năm 2024, huyện Phú Tân tiếp tục ghi nhận sự vươn lên ngoạn mục trong phát triển hạ tầng, kinh tế, xã hội và đời sống người dân.

Bừng sáng đô thị Năm Căn

Qua rà soát, đến cuối tháng 10/2024, thị trấn Năm Căn (huyện Năm Căn) đã đạt 9/9 tiêu chí đô thị văn minh (ÐTVM), với 52/52 nội dung theo Quyết định số 04/2022/QÐ-TTg ngày 18/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Ðịa phương đã hoàn thiện việc lấy ý kiến sự hài lòng của người dân công nhận thị trấn Năm Căn đạt chuẩn ÐTVM, với 99,91% tổng số hộ dân đồng thuận. Ðây là kết quả đáng tự hào sau thời gian dài nỗ lực phấn đấu của Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân địa phương, là cơ sở để UBND huyện Năm Căn công nhận thị trấn Năm Căn đạt chuẩn ÐTVM trong năm 2024.

Xã Lý Văn Lâm trước thềm nông thôn kiểu mẫu

Mùa xuân đang đến gần, người người, nhà nhà hân hoan đón chào năm mới với nhiều hy vọng mới. Ở xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, không khí mùa xuân càng thêm rộn ràng khi diện mạo quê hương đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày một nâng lên.