ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 11-12-23 14:07:50

Cần tiếp sức cho cải lương về sử Việt

Báo Cà Mau Trước đây, cải lương tuồng cổ thường diễn các tuồng tích từ Trung Quốc (cải lương Hồ Quảng). Sau năm 1975, Ðoàn Cải lương tuồng cổ Minh Tơ mới dàn dựng các vở diễn từ lịch sử Việt Nam như: "Tô Hiến Thành xử án", "Câu thơ yên ngựa", "Thái hậu Dương Vân Nga", "Mặt trời đêm thế kỷ", "Bức ngôn đồ Ðại Việt"... càng khẳng định sức hút của cải lương tuồng cổ. Từ đó, hình tượng những nhân vật lừng lẫy trong lịch sử như: Trần Hưng Ðạo, Nguyễn Trãi, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Huệ... được khắc hoạ trên sân khấu, thổi hồn cho nhân vật gần gũi hơn với nhiều đối tượng khán giả.

Thế mạnh của cải lương tuồng cổ là vũ đạo và âm nhạc. Cải lương đã đưa âm nhạc vào rất nhiều để mỗi ngày thêm nhiều màu sắc và hấp dẫn hơn. Ðiển hình như Soạn giả Viễn Châu cải tiến nhiều giai điệu trong "Hoa Mộc Lan tùng chinh", Soạn giả Trương Quang Tiền cũng đưa nhiều âm nhạc Việt hơn vào "Phụng Nghi Ðình"... Soạn giả Ðăng Minh chia sẻ: “Tôi còn nhớ ông Thu An là người đưa âm nhạc vào cải lương rất thành công, đặc biệt là từ cải lương Hồ Quảng chuyển sang cải lương tuồng cổ. Sau này, NSND Thanh Tòng đưa âm nhạc Việt vào rõ nét hơn và sáng chế ra hẳn một phong cách âm nhạc tuồng cổ. Những bài bản chính, những vũ đạo chính đã thay thế cho bài bản Hồ Quảng”.

Các nghệ sĩ, các đạo diễn... của sân khấu cải lương ngồi lại bàn thảo về cách Việt hoá cải lương hấp dẫn hơn tại buổi toạ đàm Vai trò của sân khấu cải lương vào tháng 8/2023.

Sân khấu cải lương Hồ Quảng vài năm gần đây hoạt động mạnh mẽ trở lại sau gần một thập kỷ bị chùn xuống. Các đơn vị xã hội hoá bắt đầu nắm bắt thị hiếu khán giả, biến tấu các tuồng tích xưa cũ và cho ra mắt những vở mới để thoả mãn nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của công chúng. Tuy nhiên, điều băn khoăn là hầu hết các vở cải lương đều có tuồng tích từ Trung Quốc. Sự khan hiếm các vở về lịch sử Việt đang rất đáng lo ngại.

Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) - Ðạo diễn Hoa Hạ, chia sẻ: “Tám phần mười các đoàn xã hội hoá đều diễn tuồng cổ có tích Trung Quốc. Tất cả anh em trong nghề gặp nhau đều thắc mắc điều này. Với đà này và nếu không có định hướng thì 100% các đoàn sẽ diễn tuồng tích Trung Quốc. Vì hiện nay đó là nhu cầu thưởng thức của đa số khán giả đến rạp để xem, thậm chí nó còn là nhu cầu thưởng thức của một số mạnh thường quân. Các đoàn xã hội hoá không có được sự hỗ trợ của Nhà nước mà phải tự sống, nên họ phải dựa vào khán giả thân thiết và khán giả mạnh thường quân”.

"Ba yếu tố của tuồng Hồ Quảng hấp dẫn khán giả là: tâm lý, phục trang và âm nhạc. Bây giờ, nếu làm tuồng tích sử Việt thì phải làm điều gì đó đặc sắc để thu hút khán giả”, NSƯT - Ðạo diễn Hoa Hạ tâm tư.

Vở “Long Lân Quy Phụng” của Ðoàn Ðồng ấu Bạch Long do Nghệ sĩ Bạch Long tái dựng phục vụ khán giả.

Nghệ sĩ Lê Nguyễn Trường Giang cho biết thêm: “Tôi đã viết khá nhiều kịch bản về tuồng cổ như: "Yên Ðan thất thủ Dịch Thuỷ Giang", "Tô Ðát Kỷ"... Tôi chỉ cần đăng một poster nhân vật chứ chưa phải poster cả tuồng để thông báo trước cho khán giả biết rằng tháng đó mình có diễn, thì đã có khán giả đặt vé nhiều. Khán giả cực kỳ mê tuồng tích Trung Quốc vì phục trang đẹp, có vũ đạo, có kỹ thuật bay lượn, có làm phép... Ðó là những chiêu thức bắt mắt và thú vị để khán giả đến với các đơn vị xã hội hoá hiện nay”.

Nhà nước muốn giữ lại cải lương tuồng cổ đúng nghĩa thì phải tham gia, tạo dựng những nhóm sáng tạo chuyên về âm nhạc, động tác sân khấu, tụ họp những tác giả giỏi, có tâm huyết để viết tuồng tích cổ chuyên về sử Việt. Các nghệ sĩ cải lương đang rất cần sự đầu tư, phương hướng và định hướng cho cải lương.

NSƯT Tú Sương trong vở cải lương Hồ Quảng “Dương gia tướng”.

Nghệ sĩ Nhân dân - Ðạo diễn Trần Minh Ngọc, chia sẻ: “Tôi cho rằng vai trò quan trọng là các tác giả. Họ viết như thế nào để các bạn trẻ biết nhiều hơn về lịch sử quê hương, đất nước; các bạn có thể sáng tạo một cách thông minh. Bên cạnh đó, cần có nhiều chính sách ưu tiên cho các đoàn xã hội hoá làm kịch bản sử Việt như: giảm tiền thuê rạp, hỗ trợ thêm kinh phí... Có như thế, khỏi cần động viên hay hô hào cũng sẽ có nhiều người làm”.

Một loại hình nghệ thuật muốn sống và phát triển phải được khán giả thích và chuộng. Không còn cách nào khác là phải nương theo thị hiếu của họ. Trước khi làm cải lương đúng chất Việt, vẫn cần cải lương tạo được chỗ đứng giữa sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Các nghệ sĩ, nhạc công, các thành phần sáng tạo vở diễn được sống với nghề mới là quan trọng. Dù diễn vở cải lương Hồ Quảng hay sử Việt thì nghệ sĩ, các đoàn cải lương vẫn cần sự hỗ trợ của Nhà nước và các mạnh thường quân để tạo ra các sản phẩm mới./.

 

Lam Khánh

 

Giọng của sắc màu

Lật giở từng trang sách ảnh “Giọng của sắc màu”, thưởng thức trọn vẹn mới thấy hết sự kỳ công qua từng tác phẩm. Ðó là tập hồi ký về một hành trình dài của sự sáng tạo, phải nhọc nhằn, bền bỉ và tinh tế lắm thì đôi vợ chồng Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Trương Hoàng Thêm và Ðỗ Thuỳ Mai mới bắt được những khoảnh khắc tuyệt vời của thiên nhiên, con người, tạo nên những tác phẩm nghệ thuật chạm sâu cảm xúc.

Toả sáng nhiều tài năng tài tử, cải lương

Đêm chung kết xếp hạng và công diễn Hội thi Tài năng tài tử - cải lương tỉnh Cà Mau 2023 đã diễn ra sôi nổi vào tối 28/11, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh.

Bản sắc vùng cao

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Trần Ngọc Thắng sinh năm 1989, sinh hoạt tại Chi hội Nhiếp ảnh tỉnh Lai Châu.

Ðèn vẫn sáng trên sân khấu

Nằm cạnh Quảng trường Hùng Vương, Nhà hát Cao Văn Lầu, tỉnh Bạc Liêu, luôn nhận được sự chú ý của nhiều người, nhất là vào buổi tối, khi thành phố lên đèn. Người ta quan tâm đến nhà hát không chỉ vì lối kiến trúc độc đáo (hình dạng 3 chiếc nón lá lớn nhất Việt Nam), mà còn bởi những hoạt động đã và đang diễn ra ở đây.

Giao lưu nghệ thuật kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là

Nằm trong các hoạt động hướng đến chào mừng kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là (23/11/1963-23/11/2023), tối 21/11, tại thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước, Đoàn Cải lương Hương Tràm phối hợp với Đoàn Văn công Quân khu 9 tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật phục vụ hơn 400 khán giả.

Văn hoá Bắc Bộ đậm nét trong "Người vợ cuối cùng"

Sau hơn 10 ngày chính thức khởi chiếu, bộ phim "Người vợ cuối cùng" của Ðạo diễn Victor Vũ cán mốc doanh thu 70 tỷ đồng. Tác phẩm này được công bố sẽ phát hành tại Mỹ, Úc và New Zealand vào tháng 12.

Lưu lại vẻ đẹp quê hương

Nguyễn Ðình Quang sinh năm 1978, tại tỉnh Bình Ðịnh, hiện là giảng viên Trường Ðại học Gia Ðịnh; sinh hoạt tại Chi hội Nhiếp ảnh Chân Trời Mới (TP Hồ Chí Minh).

Hơn 300 diễn viên, vận động viên tham gia Liên hoan Văn hoá - Thể thao 3 dân tộc

Từ ngày 10-12/11, tại huyện Đầm Dơi, Liên hoan Văn hoá - Thể thao 3 dân tộc Kinh – Hoa – Khmer tỉnh Cà Mau lần thứ V năm 2023 sẽ diễn ra với sự tham gia của trên 300 diễn viên, vận động viên.

Cảnh sắc vùng biên

Tác giả Lâm Trọng Tây sinh ra và lớn lên ở An Giang. Với công việc chính là kinh doanh, thường xuyên đi đây đó, anh bắt gặp nhiều cảnh đẹp, nét văn hoá tâm linh độc đáo cùng những khoảnh khắc đẹp của người dân trong lao động sản xuất miền biên viễn, nơi có dòng Sông Tiền, Sông Hậu chảy qua, rừng tràm Trà Sư xanh mát, cánh đồng lúa Tà Pạ mênh mông, Thất Sơn hùng vĩ, có lễ hội vía Bà Chúa Xứ Núi Sam, lễ hội đua bò Bảy Núi... Ðể lưu giữ lại những hình ảnh đó, ban đầu anh chụp bằng điện thoại, rồi dần dần thích thú, bén duyên với nhiếp ảnh vào khoảng năm 2015. Ðề tài chính là phong cảnh và đời thường, đa phần tác phẩm của anh thể hiện nét đẹp yên bình cảnh sắc vùng biên tỉnh An Giang.

Cần tiếp sức cho cải lương về sử Việt

Trước đây, cải lương tuồng cổ thường diễn các tuồng tích từ Trung Quốc (cải lương Hồ Quảng). Sau năm 1975, Ðoàn Cải lương tuồng cổ Minh Tơ mới dàn dựng các vở diễn từ lịch sử Việt Nam như: "Tô Hiến Thành xử án", "Câu thơ yên ngựa", "Thái hậu Dương Vân Nga", "Mặt trời đêm thế kỷ", "Bức ngôn đồ Ðại Việt"... càng khẳng định sức hút của cải lương tuồng cổ. Từ đó, hình tượng những nhân vật lừng lẫy trong lịch sử như: Trần Hưng Ðạo, Nguyễn Trãi, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Huệ... được khắc hoạ trên sân khấu, thổi hồn cho nhân vật gần gũi hơn với nhiều đối tượng khán giả.