ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 8-5-25 02:52:36
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chậm giải ngân vốn đầu tư công - Bài 1: Khó khăn từ năm đầu nhiệm kỳ

Báo Cà Mau (CMO) LTS: Năm 2020, trước thực trạng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp, đến tháng 8 UBND tỉnh phải ban hành Chương trình hành động với quyết tâm đến 31/1/2021 giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020 và năm 2019 chuyển sang. Dù có nhiều cố gắng, quyết tâm và chuyển biến ngay sau đó, tuy nhiên đến thời hạn cuối, tỷ lệ giải ngân cũng chỉ đạt 92% kế hoạch, với trên 3,7 ngàn tỷ đồng. Năm 2021, tổng vốn đầu tư công thấp hơn năm trước, chỉ trên 3,3 ngàn tỷ đồng (trong đó có gần 256 tỷ đồng từ năm 2020 chuyển sang), Chương trình hành động được thực hiện sớm hơn ngay trong quý I, tuy nhiên, bức tranh giải ngân vốn đầu tư công đến cuối tháng 4 vừa qua vẫn không mấy sáng sủa, tỷ lệ vẫn cứ tăng “tà tà”.

Ngay trong tháng 1 của năm đầu nhiệm kỳ mới, vốn đầu tư công năm 2021 chưa được giải ngân. Nguyên nhân được lý giải là do các chủ đầu tư tập trung giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020 (được phép giải ngân đến hết 31/1/2021).

Đến tháng 2, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Quân chỉ đạo Sở Kế hoạch và Ðầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương và các chủ đầu tư khẩn trương hoàn thiện Chương trình hành động đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công 2021, trình UBND tỉnh ban hành trong tháng 3/2021. Tuy nhiên, mãi đến ngày 5/4, UBND tỉnh mới ban hành được chương trình này (Chương trình 03). Và thực tế là đến cuối tháng 3, Cà Mau cũng chỉ giải ngân được gần 294 tỷ đồng, bằng 9,6% kế hoạch vốn. Về con số này, lãnh đạo Sở Kế hoạch và Ðầu tư thừa nhận tiến độ triển khai một số dự án, công trình còn chậm; giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp so với kế hoạch.

"Các sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành (xây dựng, giao thông vận tải, công thương, nông nghiệp và phát triển nông thôn) rà soát, có giải pháp chấn chỉnh ngay những hạn chế, thiếu sót có liên quan đến công tác tham mưu, quản lý công trình xây dựng chuyên ngành trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh", Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Quân chỉ đạo.

Tháng 4 cũng chỉ tăng thêm 3%

Từ thực tế tiến độ giải ngân chưa có nhiều chuyển biến như đã nêu trên, một lần nữa Chủ tịch UBND tỉnh Lê Quân yêu cầu trong quý II đẩy mạnh thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 và hoàn thiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Theo kế hoạch của Chương trình 03, đến hết quý II, các dự án, công trình chuyển tiếp phải giải ngân ít nhất 65% kế hoạch vốn năm 2021 đã bố trí; các dự án khởi công mới phải giải ngân đạt tối thiểu 25% kế hoạch vốn năm 2020 được giao. Tuy nhiên, qua 1/3 chặng đường của quý II, tỷ lệ giải ngân đầu tư công vẫn chưa có nhiều chuyển biến, chỉ tăng thêm 3%, đạt 425,998 tỷ đồng, bằng 12,6% kế hoạch vốn.

Dù là nguồn vốn được chuyển với trên 22 tỷ đồng, tuy nhiên đến nay, khi đã bắt đầu vào mùa mưa bão, dự án xây dựng kè tạo bãi trồng rừng ngập mặn ven biển Tây cũng chỉ giải ngân được trên 1,1 tỷ đồng, đạt 5,3% kế hoạch vốn.

Cụ thể, đến hết tháng 4, kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020 chuyển sang chỉ mới giải ngân 16,285 tỷ đồng, bằng 6,4% kế hoạch vốn, trong đó thấp nhất là nguồn từ ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu, chỉ giải ngân 1,369 tỷ đồng. Ðối với kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021, cũng chỉ giải ngân 409,713 tỷ đồng, bằng 13,1% kế hoạch vốn; trong đó thấp nhất từ nguồn vốn nước ngoài (ODA) khi giải ngân 8,331 tỷ đồng, bằng 3,1% kế hoạch vốn. Chỉ có 2 chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án các dự án ODA&NGO và Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau tỷ lệ giải ngân đạt trên 50% (vốn chuyển tiếp). Tỷ lệ giải ngân đạt 10-30% có 11 chủ đầu tư, tỷ lệ dưới 10% có 6 chủ đầu tư. Ðặc biệt, đến cuối tháng 4 có đến 8 chủ đầu tư chưa giải ngân được đồng nào.

Với tổng kế hoạch vốn năm 2021 là 32,7 tỷ đồng, dự án đầu tư xây dựng trụ sở làm việc Sở Tài nguyên và Môi trường dù có khối lượng xây dựng, tuy nhiên đến nay cũng chỉ giải ngân được trên 2,6 tỷ đồng (trong đó cả tháng 4 không giải ngân tăng thêm được đồng nào).

Sẽ khó đảm bảo theo kế hoạch

Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, Giám đốc Sở Kế hoạch và Ðầu tư Phan Hoàng Vũ cho rằng, năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, thế nên kế hoạch vốn năm 2021 của tỉnh được bố trí phần lớn cho các dự án khởi công mới. Cụ thể, vốn ngân sách tập trung năm 2021 bố trí cho dự án, công trình khởi công mới chiếm 75,3%; vốn xổ số kiến thiết chiếm 77,1%.

Theo đó, những tháng qua, các chủ đầu tư tập trung thực hiện hồ sơ, thủ tục đầu tư theo quy định (trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, phát hành hồ sơ mời thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng…) nên đến khoảng quý II/2021 mới khởi công và phát sinh khối lượng để giải ngân.

Một nguyên nhân khác được ông Vũ lý giải, đối với các dự án dự kiến khởi công mới năm 2021 sử dụng vốn ngân sách Trung ương, theo quy định tại điểm b, Khoản 4, Ðiều 3, Quyết định số 2185/QÐ-TTg ngày 21/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2021, các đơn vị hoàn thiện thủ tục đầu tư trước ngày 31/5/2021 gửi Bộ Kế hoạch và Ðầu tư để tổng hợp vào kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021-2025, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định, bảo đảm có thể triển khai được ngay sau khi được cấp có thẩm quyền phân bổ, giao kế hoạch.

Ông Vũ thông tin, khả năng đến tháng 7/2021, Quốc hội khoá XV nhiệm kỳ 2021-2026 mới xem xét, thông qua kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021-2025. Do đó, đối với các dự án dự kiến khởi công mới năm 2021 sử dụng vốn ngân sách Trung ương chủ yếu tập trung thực hiện quy trình thủ tục đầu tư, tổ chức lựa chọn nhà thầu... nên rất khó khăn trong việc giải ngân hết kế hoạch vốn ngân sách Trung ương năm 2021 được phân bổ theo thời hạn quy định./.

 

Trần Nguyên

BÀI 2: NHIỀU DỰ ÁN GIẢI NGÂN 0 ÐỒNG

 

Lưu Hữu Phước – Nhạc sĩ tài danh đất Tây Đô

Hai ba thế hệ người Việt Nam hát những ca khúc của nhạc sĩ tài danh Lưu Hữu Phước. Không có cuộc đời nào, tâm hồn nào trên đất nước Việt Nam thân yêu thế kỷ vệ quốc anh hùng mà không được Lưu Hữu Phước giục giã.

Ngày giải phóng Cà Mau

Cà Mau - địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 3: Bức tranh văn hoá đa sắc

Dù ở vùng đất mới, gốc gác khác biệt, song khi về tới Cà Mau, thế hệ tiền nhân đã sớm ý thức về nguồn cội, quần tụ và cố kết với nhau bằng sợi chỉ đỏ chảy xuyên suốt của nền văn hoá dân tộc Việt Nam bốn ngàn năm: “Từ thuở mang gươm đi mở cõi/Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 2: Con người Cà Mau - Nét duyên xứ sở

Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng: “Con người là chủ thể văn hoá, cách ứng xử của con người với chính mình, với thiên nhiên và các mối quan hệ xã hội định hình nên đặc điểm và tính cách của nền văn hoá ấy”. Ở vùng đất mới Cà Mau, nếu không nói về con người Cà Mau, tính cách và cốt cách của con người Cà Mau thì quả thật là một điều thiếu sót lớn. Hồn cốt quê hương, khí phách của ông cha là nơi hậu thế soi chiếu vào đó để nhận diện được chính mình và khơi mở những chặng đường tương lai của mảnh đất này.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc

Khi Báo Cà Mau đăng loạt ghi chép pha chút hơi hướng khảo cứu này, tỉnh Cà Mau đang hừng hực khí thế, với thế và lực mới vững vàng hoà vào dòng chảy thời đại cùng cả dân tộc, đất nước Việt Nam tiến bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển phồn thịnh, giàu mạnh, hạnh phúc.

Dì tôi - Người đàn bà đi qua hai cuộc kháng chiến

Trước đây không lâu, Báo Cà Mau có đăng bài viết về chuyện bà Hai Ðầm tham gia trận diệt đồn Tân Bằng năm 1946. Trong trận đánh táo bạo này, bà được Chi bộ Thới Bình cài vào đồn giặc Pháp làm nội gián để cùng bộ đội ta thực hiện phương án “nội công ngoại kích”. Bài viết theo lời kể của ông Huỳnh Văn Tứ ở thị trấn Thới Bình, người cùng thế hệ và có mối quan hệ thân tộc với bà Hai Ðầm.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài cuối: Ðổi mới phương pháp dạy và học

Việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDÐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) đã nhận được sự đồng thuận của xã hội. Bởi chính phụ huynh, học sinh và cả các thầy cô giáo nhận ra đã đến lúc cần thay đổi tư duy giáo dục theo hướng mở.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều

Thông tư 29/2024/TT-BGDÐT ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (Thông tư 29) quy định về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Câu hỏi đặt ra là việc quản lý sau đó như thế nào để không có việc “nóng” kiểm tra thời gian đầu, còn sau lại đâu vào đó? Giáo viên, phụ huynh và học sinh các cấp sẽ “sống” cùng với thông tư như thế nào? Bên cạnh đó, các cơ sở dạy thêm trên địa bàn tỉnh Cà Mau cũng đang oằn mình để đón thêm lượng học viên quá tải...

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài cuối: Nền móng vững chắc cho Cà Mau vươn xa

Chủ trương sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, một quyết sách chiến lược của Chính phủ hướng đến bộ máy hành chính tinh gọn đã mang đến những thay đổi sâu rộng trong quản lý đô thị trên cả nước. Tại Cà Mau, bối cảnh mới này đòi hỏi sự đánh giá lại về quỹ đạo phát triển của các khu vực đô thị, đặc biệt là những nơi đã nỗ lực xây dựng các tiêu chí đô thị văn minh. Tới đây, các danh xưng hành chính có thể thay đổi, nền tảng hạ tầng, kinh tế và xã hội đã được kiến tạo vẫn là tài sản vô giá, làm nền móng vững chắc, định hình tương lai phát triển của Cà Mau sau này.