ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 8-5-25 02:21:19
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chậm giải ngân vốn đầu tư công - Bài cuối: “Bão giá” vật liệu xây dựng, nhà thầu “kêu trời”

Báo Cà Mau (CMO) “Hiện nay, nhiều gói thầu thi công gặp khó khăn, tiến độ chậm lại hoặc thi công cầm chừng do giá vật liệu (thép, cát, đá) tăng cao bất thường và khan hiếm nguồn cát. Nhiều nguy cơ kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng; làm chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công so với kế hoạch. Nhiều gói thầu đã đấu thầu theo mức giá trước quý I/2021 thì nhà thầu trúng thầu có xu hướng không muốn ký hợp đồng”, Giám đốc Sở Xây dựng Dư Minh Hùng thông tin.

“Bão giá” làm tăng chi phí khoảng 215 tỷ đồng

Theo thông tin có được từ cơ quan chuyên môn, tác động của thị trường vật liệu xây dựng, làm tăng chi phí đầu tư các dự án thực hiện trong năm 2021 ước khoảng 215 tỷ đồng. Cụ thể, tăng chi phí giá cát 110 tỷ đồng, đá 35 tỷ đồng và thép 70 tỷ đồng. Con số này được đưa ra trong bối cảnh giá vật liệu xây dựng tăng chóng mặt ngay từ đầu năm 2021. Ðến thời điểm hiện tại, so với cùng kỳ, giá cát tăng từ 40-45%, giá đá tăng khoảng 5-10%, giá thép tăng khoảng 25-30% và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nguồn cung khan hiếm, giá cát tăng cao bắt đầu từ tháng 12/2020, tăng mạnh trong tháng 3 và 4 vừa qua.

Sở Xây dựng cho biết, hiện trên địa bàn đang triển khai, dự kiến triển khai khoảng 300 gói thầu bằng nguồn vốn Nhà nước trong và ngoài đầu tư công do tỉnh quản lý, sử dụng với tổng giá trị khoảng 7.000 tỷ đồng. Theo đó, nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng khoảng 1,7 triệu m3 cát, 1,2 triệu m3 đá, 29.000 tấn thép.

Ông Sử Thành Phú, Chủ tịch thành viên Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Thương mại Vận chuyển Xây dựng Sử Thành Phú (Khóm 1, thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời), nhận định, do nguồn hàng khan hiếm, cùng với giá công nhân, xăng dầu tăng cao, dẫn đến đội chi phí nên nguồn hàng vật liệu xây dựng tăng theo.

“Công trình do đơn vị tôi trúng thầu, cần khối lượng lớn cát để san lấp, nhưng nguồn cung khan hiếm, giá lại tăng đột biến, nên giờ phải hoạt động cầm chừng, vì càng làm, vốn đội càng cao, khả năng lỗ nặng đã nhìn thấy”, ông Sử Thành Phú trần tình.

“Nhiều gói thầu đã trúng thầu, nhưng đến thời hạn, gọi mãi mà họ không đến ký hợp đồng, có dấu hiệu bỏ thầu vì giá vật liệu xây dựng tăng quá cao”, Trưởng ban Quản lý dự án Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau Lê Minh Thời lo lắng.

Ðây là thực tế khi hiện có 14 gói thầu đã đấu thầu nhưng chưa ký hợp đồng theo hình thức hợp đồng trọn gói và 6 gói thầu đã trúng thầu chưa hợp đồng theo hình thức hợp đồng đơn giá điều chỉnh.

Báo giá theo tháng

Hàng chục nhà thầu đã có đơn kêu cứu gởi đến Sở Xây dựng, cần có giải pháp trước cơn “bão giá”; cũng như việc rút ngắn thời gian cập nhật và công bố giá vật liệu xây dựng cho sát thực tế để đấu thầu đảm bảo; chấn chỉnh tình trạng bán khối thiếu, bán không đúng giá niêm yết; cho điều chỉnh giá đối với hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng trọn gói…

Ông Dư Minh Hùng cho biết, trước đây công bố giá theo quý, nay trước thực tế biến động, ngành tiến hành công bố định kỳ hàng tháng. Tuy nhiên, theo ông Hùng, để có được đơn giá công bố phải phối hợp giữa nhiều cơ quan, đơn vị, nhưng nguồn dữ liệu vẫn chưa thể đảm bảo và đầy đủ, vẫn tiếp tục rà soát, bổ sung mặt hàng vào đơn giá để công bố một cách chi tiết, cụ thể hơn.

“Thiếu sót đã qua của chúng ta là chưa công bố tiêu chuẩn kỹ thuật vật liệu xây dựng, cần có kiểm định mẫu chất lượng, tiêu chuẩn trên thị trường để báo giá”, ông Hùng thông tin thêm. Ðồng thời, Sở Xây dựng đã có ý kiến đến ngành Công thương, Cục Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh tình trạng kinh doanh vật liệu xây dựng như phản ánh của các nhà thầu.

Hoãn hoặc dừng hạng mục, dự án

Ông Dư Minh Hùng cho biết, Sở Xây dựng Cà Mau đã có kiến nghị bằng văn bản đến UBND tỉnh xin ý kiến chỉ đạo về việc thống nhất, cho chủ trương rà soát để tạm hoãn hoặc dừng thực hiện những dự án hoặc một số hạng mục của dự án sử dụng vốn Nhà nước trong và ngoài đầu tư công nhưng xét thấy chưa thực sự cần thiết hiện nay, hoặc cần thiết nhưng có thể chuyển sang đầu tư ở những năm tiếp theo.

Cho phép chủ đầu tư chủ động rà soát việc điều chỉnh tiến độ kéo dài thêm thời gian thực hiện hợp đồng đối với những gói thầu do tác động của tình hình khan hiếm nguồn vật liệu xây dựng từ đầu năm 2021, trong phạm vi thời gian thực hiện gói thầu được người quyết định đầu tư phê duyệt.

Trường hợp cần thiết phải kéo dài thời gian thực hiện ngoài thời gian thực hiện gói thầu đã phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hoặc kéo dài thời gian thực hiện dự án thì tổng hợp báo cáo người quyết định đầu tư xem xét quyết định.

“Chủ đầu tư không được điều chỉnh tiến độ do lỗi của nhà thầu mà không xử lý vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật và cũng không được điều chỉnh tăng giá đối với trường hợp này”, ông Dư Minh Hùng lưu ý.

Sở Xây dựng đã có văn bản tham mưu UBND tỉnh kiến nghị đến Bộ Xây dựng, Chính phủ cho chủ trương, ban hành hướng dẫn để bù giá thép, cát, đá đối với các hợp đồng ký theo hình thức hợp đồng trọn gói, đơn giá cố định do tác động của tình hình tăng giá bất thường của các loại vật liệu xây dựng nêu trên và tình hình khan hiếm nguồn cát tại khu vực ÐBSCL nhằm chia sẻ một số khó khăn của nhà thầu, duy trì lực lượng lao động của ngành xây dựng.

Các gói thầu thi công đã đóng thầu nhưng chưa ký hợp đồng hoặc gói thầu chưa tổ chức đấu thầu nhưng phải đấu thầu rộng rãi trong thời gian tới được điều chỉnh hoặc xác định mới hình thức thực hiện hợp đồng theo bất kỳ hợp đồng nào (không bắt buộc phải theo hình thức hợp đồng trọn gói hay đơn giá cố định như quy định hiện nay).

Trên cơ sở phản ánh từ cơ quan chức năng về tình trạng nhiều cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn không niêm yết giá hoặc không bán đúng với giá niêm yết; trong đo lường không đảm bảo khối lượng như: cát, đá, gỗ và các vật liệu rời khác (bán khối lượng thiếu), Chủ tịch UBND tỉnh giao Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh tập trung tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện để chấn chỉnh và xử lý nghiêm những cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng không đảm bảo theo quy định.

Chủ tịch UBND tỉnh vừa có văn bản hoả tốc về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do tăng giá bất thường của một số vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, trong thời gian chờ chủ trương của cấp có thẩm quyền (Thủ tướng và các bộ, ngành liên quan), Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các chủ đầu tư tập trung chỉ đạo tiếp tục triển khai thực hiện dự án theo quy định pháp luật. Việc tạm dừng, hoãn một số dự án trên địa bàn sẽ được tỉnh xem xét khi có chủ trương của cấp có thẩm quyền.

 

Trần Nguyên

 

Lưu Hữu Phước – Nhạc sĩ tài danh đất Tây Đô

Hai ba thế hệ người Việt Nam hát những ca khúc của nhạc sĩ tài danh Lưu Hữu Phước. Không có cuộc đời nào, tâm hồn nào trên đất nước Việt Nam thân yêu thế kỷ vệ quốc anh hùng mà không được Lưu Hữu Phước giục giã.

Ngày giải phóng Cà Mau

Cà Mau - địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 3: Bức tranh văn hoá đa sắc

Dù ở vùng đất mới, gốc gác khác biệt, song khi về tới Cà Mau, thế hệ tiền nhân đã sớm ý thức về nguồn cội, quần tụ và cố kết với nhau bằng sợi chỉ đỏ chảy xuyên suốt của nền văn hoá dân tộc Việt Nam bốn ngàn năm: “Từ thuở mang gươm đi mở cõi/Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 2: Con người Cà Mau - Nét duyên xứ sở

Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng: “Con người là chủ thể văn hoá, cách ứng xử của con người với chính mình, với thiên nhiên và các mối quan hệ xã hội định hình nên đặc điểm và tính cách của nền văn hoá ấy”. Ở vùng đất mới Cà Mau, nếu không nói về con người Cà Mau, tính cách và cốt cách của con người Cà Mau thì quả thật là một điều thiếu sót lớn. Hồn cốt quê hương, khí phách của ông cha là nơi hậu thế soi chiếu vào đó để nhận diện được chính mình và khơi mở những chặng đường tương lai của mảnh đất này.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc

Khi Báo Cà Mau đăng loạt ghi chép pha chút hơi hướng khảo cứu này, tỉnh Cà Mau đang hừng hực khí thế, với thế và lực mới vững vàng hoà vào dòng chảy thời đại cùng cả dân tộc, đất nước Việt Nam tiến bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển phồn thịnh, giàu mạnh, hạnh phúc.

Dì tôi - Người đàn bà đi qua hai cuộc kháng chiến

Trước đây không lâu, Báo Cà Mau có đăng bài viết về chuyện bà Hai Ðầm tham gia trận diệt đồn Tân Bằng năm 1946. Trong trận đánh táo bạo này, bà được Chi bộ Thới Bình cài vào đồn giặc Pháp làm nội gián để cùng bộ đội ta thực hiện phương án “nội công ngoại kích”. Bài viết theo lời kể của ông Huỳnh Văn Tứ ở thị trấn Thới Bình, người cùng thế hệ và có mối quan hệ thân tộc với bà Hai Ðầm.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài cuối: Ðổi mới phương pháp dạy và học

Việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDÐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) đã nhận được sự đồng thuận của xã hội. Bởi chính phụ huynh, học sinh và cả các thầy cô giáo nhận ra đã đến lúc cần thay đổi tư duy giáo dục theo hướng mở.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều

Thông tư 29/2024/TT-BGDÐT ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (Thông tư 29) quy định về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Câu hỏi đặt ra là việc quản lý sau đó như thế nào để không có việc “nóng” kiểm tra thời gian đầu, còn sau lại đâu vào đó? Giáo viên, phụ huynh và học sinh các cấp sẽ “sống” cùng với thông tư như thế nào? Bên cạnh đó, các cơ sở dạy thêm trên địa bàn tỉnh Cà Mau cũng đang oằn mình để đón thêm lượng học viên quá tải...

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài cuối: Nền móng vững chắc cho Cà Mau vươn xa

Chủ trương sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, một quyết sách chiến lược của Chính phủ hướng đến bộ máy hành chính tinh gọn đã mang đến những thay đổi sâu rộng trong quản lý đô thị trên cả nước. Tại Cà Mau, bối cảnh mới này đòi hỏi sự đánh giá lại về quỹ đạo phát triển của các khu vực đô thị, đặc biệt là những nơi đã nỗ lực xây dựng các tiêu chí đô thị văn minh. Tới đây, các danh xưng hành chính có thể thay đổi, nền tảng hạ tầng, kinh tế và xã hội đã được kiến tạo vẫn là tài sản vô giá, làm nền móng vững chắc, định hình tương lai phát triển của Cà Mau sau này.