ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 7-10-24 05:38:22
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chăn nuôi cần hướng đi bền vững - Bài 2: Để người chăn nuôi không phải “tự bơi”

Báo Cà Mau (CMO) Ðã và đang đóng góp tích cực trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, song những khó khăn liên tiếp về dịch bệnh, giá cả, thị trường… khiến ngành chăn nuôi phát triển chưa đúng tiềm năng. Theo nhiều chuyên gia, để phát triển ngành chăn nuôi theo hướng bền vững, cần xây dựng các chuỗi sản phẩm theo cả liên kết ngang và liên kết dọc, trong đó quan trọng là khắc phục hạn chế từ chăn nuôi nhỏ lẻ.

Bất lợi từ chăn nuôi nhỏ lẻ

Phần lớn đối tượng chăn nuôi gia súc, gia cầm trong địa bàn tỉnh theo hình thức nông hộ nhỏ lẻ, phân tán và tự phát với các loài vật nuôi quen thuộc như heo, gà, vịt, trâu, bò, dê... Tập quán chăn nuôi của người dân vẫn còn mang nặng tính truyền thống, kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi còn nhiều hạn chế, công tác phòng ngừa dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức.

Trên lý thuyết, chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ, phân tán địa bàn tỉnh có những hạn chế về kỹ thuật, năng suất thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao, không đảm bảo an toàn sinh học, thiếu tính liên kết. Tuy nhiên, trên thực tế, chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ có ý nghĩa lớn trong việc giảm nghèo, tạo việc làm, cung cấp nguồn thức ăn tại chỗ cho người dân địa phương, nhất là vùng nông thôn sâu hiện nay.

Hiện toàn tỉnh chỉ có 8 trang trại nuôi heo tập trung, quy mô xuất chuồng trung bình hàng năm từ 25.000-30.000 con, chiếm khoảng 15-17% tổng đàn heo xuất chuồng của tỉnh.

Chăn nuôi tập trung đem lại nhiều hiệu quả như đảm bảo an toàn sinh học, dịch bệnh, thực phẩm và bảo vệ môi trường; nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và giá trị gia tăng...

Tuy nhiên, do kinh phí đầu tư xây dựng trang trại lớn, quỹ đất dành cho chăn nuôi tập trung còn hạn hẹp, hạ tầng giao thông chưa thuận lợi, cơ sở dịch vụ phục vụ hoạt động sản xuất chăn nuôi chưa đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất với quy mô lớn. Do đó, việc khuyến khích và kêu gọi doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi tập trung, công nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với các doanh nghiệp tự đầu tư sản xuất độc lập.

Theo ghi nhận của phóng viên, hiện các hợp tác xã chăn nuôi còn ít, chưa có sự quan tâm đầu tư đúng mức, hoạt động kém hiệu quả, chưa liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Công tác tiêm phòng gặp nhiều khó khăn do địa bàn rộng, thiếu nhân lực, chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, ý thức phòng ngừa dịch bệnh của người chăn nuôi chưa cao, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, chưa chủ động kê khai thực hiện tiêm phòng nên tỷ lệ tiêm phòng không cao.

Chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình, giết mổ không tập trung... tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh, hiệu quả kinh tế thấp.

Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững

Tỉnh xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Ðề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, góp phần tạo chuyển biến trong định hướng phát triển chăn nuôi của người dân và nâng cao hiệu quả sản xuất.

Ông Quách Minh Quốc, Chi cục phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Cà Mau, nhìn nhận: “Ðể ngành chăn nuôi phát triển, cần mở rộng mô hình chăn nuôi khép kín. Mô hình này gắn với quá trình chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, áp dụng khoa học - kỹ thuật hiện đại, tổ chức các mô hình sản xuất theo chuỗi liên kết mới, theo chiều dọc, ngang trong một thị trường ổn định, cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Ðặc biệt, tiếp tục tạo môi trường thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư có quy mô lớn, công nghệ cao, mở rộng chuỗi liên kết hỗ trợ nông dân chăn nuôi đạt chứng nhận an toàn, hiệu quả kinh tế ngày càng gia tăng”.

Theo phương án quy hoạch phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh sẽ quy hoạch phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung công nghiệp gắn với các cơ sở giết mổ, chế biến tập trung nhằm huy động các nguồn lực để xây dựng, phát triển hạ tầng thiết yếu phục vụ hoạt động sản xuất.

Với diện tích xây dựng khoảng 121 ha, địa điểm dự kiến ở xã Khánh An, Khánh Hoà, Nguyễn Phích, Khánh Lâm thuộc huyện U Minh; xã Tân Thuận, Tân Ðức, Tân Duyệt thuộc huyện Ðầm Dơi; xã Khánh Hải, Khánh Lộc, Khánh Bình Ðông, Khánh Bình, Phong Lạc, Trần Hợi thuộc huyện Trần Văn Thời. Với các đàn vật nuôi chủ lực (heo, gia cầm) trên địa bàn các huyện, thành phố; các loài vật nuôi có lợi thế theo từng vùng sinh thái như vịt biển, dê ở vùng mặn, lợ; trâu, bò ở vùng ngọt; các loài vật nuôi có giá trị kinh tế cao như ong mật ở khu vực rừng U Minh Hạ, chim yến ở các khu vực sản xuất nông nghiệp và vùng ven biển.

Ðồng thời, tổ chức chăn nuôi thỏ, trăn, rắn, nhím, chồn, cá sấu… theo hướng thị trường và đa dạng hoá sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Trên cơ sở đó, tổ chức thu hút, khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi tập trung, công nghiệp đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường, góp phần phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững.

“Bên cạnh những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, tỉnh cần có phương án sắp xếp lại hình thức chăn nuôi nông hộ. Ðặc biệt, hướng dẫn người nông dân cần thay đổi tư duy và thói quen sản xuất truyền thống sang sản xuất an toàn sinh học. Nếu như trước kia chăn nuôi chưa biết bán cho ai, thì nay phải quan tâm đến thị trường cần gì, thiếu gì. Trong sản xuất phải được kiểm soát, ghi chép lại các yếu tố đầu vào như con giống, thức ăn, thuốc uống...”, ông Quách Minh Quốc nhấn mạnh.

Ðặc biệt, tổ chức rà soát, bố trí lại chăn nuôi nông hộ theo hướng chuyên nghiệp, chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi tuần hoàn, đảm bảo an toàn sinh học, bảo vệ môi trường và nằm ngoài khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị trấn, khu dân cư theo đúng quy định hiện hành.


Theo phương án quy hoạch phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Cà Mau đặt mục tiêu mức tăng trưởng giá trị sản xuất: giai đoạn 2021-2025 bình quân đạt 4,5%/năm; giai đoạn 2026-2030 bình quân đạt 3,5%/năm. Phấn đấu đưa từ 80% sản phẩm thịt gia súc, gia cầm hàng hoá được cung cấp từ các cơ sở giết mổ tập trung, công nghiệp và trên 30% khối lượng sản phẩm chăn nuôi chính được qua sơ chế, chế biến công nghiệp, trong đó khoảng 10% được chế biến sâu.

Phấn đấu đến năm 2050, chăn nuôi tỉnh Cà Mau trở thành ngành sản xuất hàng hoá đáp ứng đủ nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng nội tỉnh và đáp ứng một phần nhu cầu cho thị trường ngoài tỉnh. Phát triển chăn nuôi trở thành ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại và được công nghiệp hoá ở hầu hết các khâu từ sản xuất, chế biến, bảo quản đến kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm.


 

Trung Ðỉnh

 

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc - Chính sách có, khó khâu nào?

Ðào tạo nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn, lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) để thoát nghèo, cải thiện toàn diện cuộc sống gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS là chủ trương, chính sách ưu việt, nhân văn của Ðảng, Nhà nước, được triển khai thực hiện bằng nhiều nguồn lực, đa dạng các hình thức hỗ trợ.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc” - Bài cuối: Ðúng quy định, sát thực tiễn

Công tác cán bộ là công việc hệ trọng của Ðảng ta, nhưng cũng là khâu khó, cần phải được tiến hành đúng mục đích, yêu cầu, nguyên tắc; trong tổ chức thực hiện đảm bảo quy trình chặt chẽ, dân chủ, công khai, minh bạch. Ðồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh, khẳng định: “Ðối tượng, chức danh bố trí trong điều động, luân chuyển tại Cà Mau đảm bảo đúng Quy định số 65-QÐ/TW”.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc” - Bài 2: Khoá đào tạo đặc biệt

Quy định của Ðảng về thời gian luân chuyển, điều động cán bộ từ 3 năm trở lên. Ðây được coi là khoá đào tạo cán bộ đặc biệt, là môi trường “luyện vàng, giũa ngọc”, để lựa chọn những người đủ đức, đủ tài, ngang tầm với nhiệm vụ được giao phó. Bởi khi tiếp cận thực tiễn, sâu sát với đời sống Nhân dân, mỗi cán bộ sẽ tích luỹ, bồi tụ cho bản thân rất nhiều điều bổ ích; những bài học kinh nghiệm thiết thân, quý giá. Từ đó mang lại những giá trị cống hiến thực chất, thực sự cho Ðảng, cho Nhân dân.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc”

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ then chốt, trọng yếu, thường xuyên, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Ðảng; tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Trong đó, xây dựng Ðảng về tổ chức, đặc biệt là công tác cán bộ, được Ðảng ta xác định là vấn đề “then chốt của then chốt”.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.