ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-4-25 03:15:41
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cháo cá lóc - rau đắng đất món ngon dân dã

Báo Cà Mau (CMO) Ở miệt Cơi 5A, 5B, Cơi 6A, 6B, xã Khánh Bình Tây, hay Vồ Dơi, Co Xáng, Trần Hợi (huyện Trần Văn Thời) mùa này có một loài rau, khi lúa vụ đông xuân vừa thu hoạch là chúng mọc xanh um ở bờ liếp, bờ kênh, dưới gốc rạ… mà ai cũng hái, đó là rau đắng đất. Loài rau này mà kết hợp với cá lóc ở xứ U Minh vừa chụp đìa làm nên món cháo cá trứ danh.

Mùa hạn, nông dân xứ U Minh tát đìa bắt cá.

Rau đắng đất thường gọi là cây xương cá, là loài cây thân thảo, khi non có màu xanh, rau già chuyển sang màu đỏ tím. Rau đắng đất xứ Cà Mau thường có nhiều vào mùa khô, thân rau nhỏ, nhiều đốt, lá nhỏ mọc so le, có bẹ chìa. Trong Ðông y, rau đắng đất còn được xem là vị thuốc quý, tốt cho sức khoẻ, có công dụng lợi tiêu hoá, lợi tiểu, đặc biệt là gan... Ở vùng ngọt hoá Cà Mau, người dân còn chọn những bụi già phơi khô ngâm rượu, đặc biệt là rau đắng đất non dùng để nhúng cháo cá lóc ăn trong mùa nắng nóng, vừa giải nhiệt, vừa tốt cho sức khoẻ nên ai cũng thích món ăn đồng quê dân dã này.

Ở miệt Cơi 5A, 5B, Cơi 6A, 6B, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời mùa này rau đắng đất mọc xanh um ở bờ liếp, bờ kênh, dưới gốc rạ, chị em chỉ cần ra vườn chọn những bụi rau non hái về.

Ðể có nồi cháo cá lóc rau đắng đất, khi tát đìa, bà con thường dành những con cá to nhất để nấu với gạo ngon pha chút nếp cho nồi cháo dẻo và có độ sánh. Cá lóc đồng làm sạch vảy, rửa sạch nhớt, hoặt lóc bỏ da để không còn mùi tanh. Cá lóc ướp ít hạt nêm, tiêu, gừng, nước mắm nhỉ, chút đường, muối... Khi nồi cháo vừa chín tới, thả cá vào, khi cá chín thì vớt ra. Muốn tăng độ hấp dẫn thì thêm vào nồi cháo ít nấm rơm. Cháo chín, nêm nếm vừa miệng, rắc tiêu xay và một ít gốc hành, hành tím, ai thích ăn béo thì cho thêm nước cốt dừa vào trộn đều rồi tắt bếp.

Những thứ gia vị làm nên món cháo cá lóc đồng ngon số 1 ở vùng ngọt hoá Cà Mau.

Ðể thưởng thức món cháo cá lóc với rau đắng đất mà không bị đắng, ta dùng lẩu bắc nồi cháo trên bếp lửa liu riu cho nóng, khi ăn cho vào tô một ít giá sống và rau đắng đất rồi múc cháo đổ tràn lên, sau đó rắc một ít tiêu, ớt bằm, gừng, vắt chút chanh… Thưởng thức từng muỗng cháo nóng có vị ngọt của cá lóc, nấm rơm, vị béo của nước cốt dừa, vị chua chua của chanh, vị mặn của nước mắm, vị thơm cay của gừng, hành, tiêu, ớt, hoà quyện với vị nhẫn của rau đắng đất… cho ta cảm giác tròn vị nhẹ nhàng.

Về vùng ngọt hoá xứ Cà Mau thưởng thức món cháo cá lóc đồng nhúng rau đắng đất làm tan biến cái nóng trong cơ thể, quên đi cảm giác thời tiết nắng nóng khắc nghiệt của đất trời mùa khô hạn.

Về vùng ngọt hoá thưởng thức món cháo cá lóc đồng nhúng rau đắng đất chắc chắn sẽ làm tan biến cái nóng trong cơ thể, quên đi cảm giác thời tiết nắng nóng khắc nghiệt của đất trời mùa khô hạn. Chính vì vậy, người dân miền quê Cà Mau thường ăn cháo trong những ngày oi nóng, làm cơ thể đổ mồ hôi nhưng khoẻ người.

Những ngày này du khách có dịp về vùng ngọt hoá Cà Mau, đừng nên bỏ qua món ăn dân dã có từ nhà dân đến hàng quán. Cháo cá lóc nhúng rau đắng đất, món ăn thấm đẫm tình người xứ sở Trần Văn Thời, U Minh./.

 

Huỳnh Lâm

 

Giữ hương vị xưa...

Sự phát triển của đời sống xã hội càng làm phong phú thêm văn hoá ẩm thực theo dòng chảy hiện đại. Tuy nhiên, những món ăn mang đậm hương vị quê hương vẫn có sức sống, lưu truyền, gìn giữ và phát huy theo thời gian.

Ngọc Hiển nhiều đặc sản, món ngon

Vùng đất Ngọc Hiển được thiên nhiên ban tặng nhiều cửa biển: Hóc Năng, Ông Trang, Rạch Gốc, Vàm Lũng... đưa nguồn phù sa màu mỡ từ biển vào các con sông chính như: Tam Giang, Kiến Vàng, Cửa Lớn... rồi từ đó theo các nhánh sông, con rạch chảy vào xứ sở, tạo nên những cánh rừng ngập mặn với cây đước, cây mắm bạt ngàn giàu tài nguyên và thuỷ hải sản.

Bánh ngũ cốc lạ mà quen

Ðược mô phỏng theo cách làm bánh ống truyền thống, nhưng thay vì làm bằng gạo nguyên liệu, bánh ngũ cốc được làm từ 5 loại bột, cho ra những thanh bánh dài hơn 1 m, được cuộn tròn lạ mắt, hương vị thơm lừng, giòn tan.

Chuối ngào đường ăn Tết

Mặc dù thị trường Tết đa dạng các loại bánh, mứt, nhưng người dân quê vẫn thích tự tay chế biến những món ăn từ nguyên liệu là sản vật địa phương. Gia đình quây quần rôm rả, mỗi người mỗi việc để làm nên những chiếc bánh tuy giản đơn mà thơm ngon, tròn vị.

Bánh dân gian vẫn “đỏ lửa”

Theo sự phát triển của xã hội, rất nhiều loại bánh hiện đại xuất hiện. Thế nhưng, bánh dân gian vẫn chiếm giữ vị thế nhất định trên thị trường. Nhiều gia đình, nhiều thế hệ vẫn tiếp nối, duy trì nghề làm bánh dân gian. Họ gìn giữ nghề không chỉ vì kinh tế mà còn vì tình yêu, tâm huyết giữ nét văn hoá ẩm thực truyền thống được trao truyền từ bao đời.

Vị Hà thành trên đất cực Nam

Từ những cơ duyên khác nhau, nhiều người con đất Bắc xa quê vào Nam lập nghiệp, trong hành trang họ mang theo có phong vị của món ăn quê nhà. Ðể rồi chính những món ăn thân thuộc của quê hương đã tạo cho họ sinh kế mới ở vùng đất cực Nam.

Nấu đám miệt vườn

Ẩm thực trong đám tiệc ở miền Tây tựa như bức tranh văn hoá đầy màu sắc, phản ánh được nếp sống, phong vị của đất và người nơi đây. Các món ăn đậm chất quê nhưng được chế biến cầu kỳ, qua bàn tay khéo léo của những thợ nấu là các mẹ, các dì, các chị tại nhà.

Sương sâm - Ngọt ngào hương vị tuổi thơ

Thế hệ 8X, 9X chắc hẳn ai cũng từng biết đến món sương sâm - món ngon dân dã được chế biến từ loại lá của dây leo hoang dại, dây dại này có sức sống mãnh liệt, mọc quanh năm nơi các bờ vườn ở miền Tây.

Mùa bông điên điển

Đến hẹn lại lên, vào tháng 7-11 (âm lịch), khi cơn gió bắt đầu se lạnh, nước cũng dâng cao hơn, cá tôm mập ú, hoa súng nở trắng đồng, rau thì xanh mơn mởn... cũng là lúc bông điên điển bắt đầu trổ, khoe sắc vàng rực soi bóng khắp các bờ kênh, tạo nên khung cảnh đặc sắc, nên thơ, đặc trưng của vùng sông nước miền Tây.

Mắm ngon từ con tôm, con ruốc

Cà Mau là vùng sông nước, được thiên nhiên ưu đãi nhiều loài thuỷ sản như: tôm, cá và các loài giáp xác, đặc biệt là con ruốc. Cũng từ những thứ này, người dân Cà Mau đã chế biến ra nhiều món ẩm thực độc đáo như mắm tôm, mắm ruốc làm nức lòng bao thực khách.