ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 11-5-25 04:04:37
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cháy lòng mùa khát

Báo Cà Mau (CMO) Nhiều vùng ở Cà Mau, từ những năm đầu thập kỷ 1980 đã được UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc) viện trợ xây dựng giếng khoan dùng chung cho xóm ấp. Rồi sau đó, khi đời sống khá giả, nhiều người tự bỏ tiền khoan cây nước cá nhân. Thế nhưng theo thời gian, mực nước ngầm sụt giảm, người dân lại loay hoay với chuyện thiếu nước.

Bài 3:

Khi người dân làm cấp nước

Nhất là ở vùng ven TP. Cà Mau, việc thiếu nước sinh hoạt đã bắt đầu hiện hữu khi nước ngầm khó khai thác. Vì thế, nhu cầu nước nối mạng là rất lớn. Trong khi Nhà nước không đủ vốn đầu tư hệ thống cấp nước sinh hoạt rộng khắp đến từng người dân, thì xã hội hóa lĩnh vực này là 1 hướng mở.

Nước sạch về tận ngõ

Năm 2000, rời quê hương Nam Định vào Cà Mau sinh sống lập nghiệp, với hai bàn tay trắng, anh Phan Văn Hiền (ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước) luôn cố gắng nỗ lực lao động sản xuất, gầy dựng cuộc sống gia đình. Cuối năm 2014, được sự vận động và hỗ trợ của chính quyền địa phương, anh Hiền quyết định vay ngân hàng 200 triệu đồng để đầu tư, nâng cấp, sửa chữa công trình cấp nước trước đây do UNICEF tài trợ đã bị xuống cấp.

Anh Phan Văn Hiền bảo trì hệ thống điều khiển bơm tăng áp.

Anh Hiền chia sẻ: “Thật sự ban đầu tôi cũng rất lo ngại, vì mình chỉ có buôn bán tạp hóa nhỏ, không rành về cấp nước. Khi công trình cấp nước ở đây gặp một số vấn đề về mặt bằng và nước bơm lên không sử dụng được do nhiễm mặn, các anh em ở xã động viên tôi tiếp quản để công việc cấp nước hoạt động trở lại. Thấy giờ mình buôn bán tạp hóa, cũng có điều kiện một chút nên tôi quyết định nâng cấp, sửa chữa và quản lý công trình cấp nước này, phục vụ nước sạch cho bà con”.

Hệ thống cấp nước này khi được nâng cấp đã có năng lực cung cấp cho hơn 300 hộ dân trong phạm vi khoảng 3 km ở các ấp: Tân Hòa, Phấn Thạnh và Sở Tại. Công trình gồm đài nước, giếng nước và đường ống nối mạng với tổng nguồn vốn gần 400 triệu đồng. Trong đó, UBND xã Thạnh Phú hỗ trợ công trình 40 triệu đồng.

Cựu chiến binh Võ Văn Tân, ấp Phấn Thạnh, xã Thạnh Phú, vui mừng: “Trước đây gia đình tôi sử dụng nước bơm bằng mô tơ, cũng sử dụng được, nhưng khó bơm và chất lượng nước kém, không sạch như nước nối mạng. Giờ gia đình tôi chuyển qua sử dụng nước từ trạm bơm của anh Hiền. Nước được kiểm định chất lượng nên bà con rất yên tâm sử dụng”.

Từ khi có đường ống nước từ trạm cấp nước của anh Hiền, ông Dương Trường Giang, ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú tận dụng gần 2.000 m2 đất trống quanh nhà trồng các loại rau màu để bán tại các chợ đầu mối ở TP. Cà Mau. Mỗi đợt thu hoạch, ông Giang thu về hơn 10 triệu đồng.

Ông Dương Trường Giang sử dụng nước từ hệ thống cấp nước để tưới rau, mang lại thu nhập khá.

Ông Giang phấn khởi: “Tưới nước dưới ao hoặc nước mưa rau èo uột, không phát triển bằng tưới nước này. Từ khi gắn đồng hồ xài nước của anh Hiền, rau phát triển tốt. Nhiều mối đặt hàng, không kịp giao. Giờ kéo ống ra tưới đỡ cực hơn, trước đây xách từng thùng”.

Việc làm cần nhân rộng

Xã hội hóa cấp nước dưới sự quản lý và hỗ trợ của Nhà nước đem lại hiệu quả rất lớn. Việc làm này nhận được sự đồng thuận từ phía người dân. Trước đây, mỗi gia đình tự khoan từ 1 đến 2 giếng, chi phí cao và khó quản lý thì nay, việc vận động xã hội hóa cấp nước là một hướng mở.

Ông Nguyễn Minh Khuôl, Phó chủ tịch UBND xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, thông tin: “Đến nay, xã đạt 13/19 tiêu chí, phấn đấu đến năm 2020 đạt chuẩn xã nông thôn mới. Tuy nhiên, hiện xã vẫn còn 264 hộ nghèo, chiếm 10,18% thì việc xã hội hóa cấp nước góp phần cùng với chính quyền địa phương thực hiện tốt tiêu chí 17. Đồng thời phấn đấu giảm hộ nghèo còn dưới 3%, ở hai ấp đạt chuẩn văn hóa. Trong đó, các chính sách an sinh xã hội, đặc biệt là đảm bảo sử dụng nước sạch cho hộ nghèo và cận nghèo là vấn đề quan tâm hàng đầu”.

Những năm qua, tỉnh Cà Mau khuyến khích, kêu gọi đầu tư các công trình cấp nước nông thôn theo chủ trương chung như: ưu đãi về đất đai, được vay vốn ưu đãi theo quy định hiện hành và được hỗ trợ bù giá nước sạch nông thôn.

Ông Lê Công Nguyên, Phó giám đốc Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết, Trung tâm đã phối hợp với các đơn vị triển khai được 15 công trình cấp nước, mở rộng tuyến ống được 46 km. Trong đó, có 8 công trình dự kiến đến 15/5/2017 sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng. Tổng nguồn vốn của 15 công trình là 137 tỷ đồng. Đồng thời, cấp 1.450 bồn nhựa chứa nước có dung tích 1.000 lít cho người dân vùng bị hán hán, xâm mặn trữ nước.

Tuy nhiên, đến thời điểm này có rất ít cá nhân, doanh nhiệp đầu tư vào công trình cấp nước sạch nông thôn. Đặc điểm địa hình ở Cà Mau chủ yếu là sông ngòi, kinh rạch chằng chịt nên đấu nối tuyến ống sẽ rất dài, mức đầu tư lớn là một điểm yếu cần sự quan tâm khuyến khích và áp dụng nhiều chính sách ưu đãi của địa phương.

“Theo chủ trương của UBND tỉnh, Trung tâm đang thực hiện đề án đổi mới quản lý các công trình cấp nước nông thôn để giao cho đơn vị cụ thể quản lý và khai thác một cách hiệu quả”, ông Lê Công Nguyên cho biết thêm.

Bài 1: Khắc khoải trong cơn khát

Bài 2: Nước về đất khát

Phóng sự của Thảo Mơ

Năm 2016, toàn tỉnh có khoảng 14.400 hộ dân thiếu hoặc không có nước sinh hoạt. Nhiều công trình cấp nước được đầu tư hàng tỷ đồng để phục vụ nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt cho người dân nhưng trong tình trạng không hoạt động. Đến nay, có 37/220 công trình đã ngưng hoạt động và khoảng 3.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt tại một số vùng như: một phần của xã Khánh Bình Tây Bắc, Trần Hợi, Khánh Bình Đông (huyện Trần Văn Thời); xã Khánh Thuận, Khánh Hòa (huyện U Minh); xã Biển Bạch, Biển Bạch Đông, Tân Lộc Đông (huyện Thới Bình) và xã Đông Hưng (huyện Cái Nước).


.

 

Cà Mau - Ðịa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài cuối: Bừng sáng vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc

Cà Mau hôm nay đổi mới, phát triển từng ngày. Những cán bộ lão thành cách mạng, những bậc cao niên ở Cà Mau mà chúng tôi có dịp gặp, đã trải qua bom đạn chiến tranh, trải qua những ngày tháng Cà Mau còn đầy khó khăn, tất cả đều nói rằng, Cà Mau mình bây giờ đã phát triển nhiều lắm, đời sống Nhân dân đã sung túc hơn trước bội phần. Từ vùng đất hoang vu, nê địa; từ những đau thương, mất mát lớn lao trong kháng chiến; đến nay, Cà Mau đã vươn mình đi lên bằng sức vóc mới, thế và lực mới, để chặng đường phát triển tương lai sẽ làm bừng sáng vùng đất địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.

Cà Mau - địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 4: Vùng đất của những sản vật vang danh

Dù lên rừng hay xuống biển, Cà Mau đều sẵn có những đặc sản trứ danh. Nếu chỉ nhắc đến đại khái, nhiều người sẽ chưa thoả dạ hoặc lòng còn hoài nghi, thắc mắc. Sự trù phú của thiên nhiên hoà quyện với quá trình lao động siêng năng, bền bĩ, đúc kết kinh nghiệm và sự sáng tạo tài hoa của lớp lớp con người Cà Mau đã kết tụ nên giá trị và sức sống lâu bền của những sản vật đặc trưng ở vùng đất mới.

Lưu Hữu Phước – Nhạc sĩ tài danh đất Tây Đô

Hai ba thế hệ người Việt Nam hát những ca khúc của nhạc sĩ tài danh Lưu Hữu Phước. Không có cuộc đời nào, tâm hồn nào trên đất nước Việt Nam thân yêu thế kỷ vệ quốc anh hùng mà không được Lưu Hữu Phước giục giã.

Ngày giải phóng Cà Mau

Cà Mau - địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 3: Bức tranh văn hoá đa sắc

Dù ở vùng đất mới, gốc gác khác biệt, song khi về tới Cà Mau, thế hệ tiền nhân đã sớm ý thức về nguồn cội, quần tụ và cố kết với nhau bằng sợi chỉ đỏ chảy xuyên suốt của nền văn hoá dân tộc Việt Nam bốn ngàn năm: “Từ thuở mang gươm đi mở cõi/Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 2: Con người Cà Mau - Nét duyên xứ sở

Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng: “Con người là chủ thể văn hoá, cách ứng xử của con người với chính mình, với thiên nhiên và các mối quan hệ xã hội định hình nên đặc điểm và tính cách của nền văn hoá ấy”. Ở vùng đất mới Cà Mau, nếu không nói về con người Cà Mau, tính cách và cốt cách của con người Cà Mau thì quả thật là một điều thiếu sót lớn. Hồn cốt quê hương, khí phách của ông cha là nơi hậu thế soi chiếu vào đó để nhận diện được chính mình và khơi mở những chặng đường tương lai của mảnh đất này.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc

Khi Báo Cà Mau đăng loạt ghi chép pha chút hơi hướng khảo cứu này, tỉnh Cà Mau đang hừng hực khí thế, với thế và lực mới vững vàng hoà vào dòng chảy thời đại cùng cả dân tộc, đất nước Việt Nam tiến bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển phồn thịnh, giàu mạnh, hạnh phúc.

Dì tôi - Người đàn bà đi qua hai cuộc kháng chiến

Trước đây không lâu, Báo Cà Mau có đăng bài viết về chuyện bà Hai Ðầm tham gia trận diệt đồn Tân Bằng năm 1946. Trong trận đánh táo bạo này, bà được Chi bộ Thới Bình cài vào đồn giặc Pháp làm nội gián để cùng bộ đội ta thực hiện phương án “nội công ngoại kích”. Bài viết theo lời kể của ông Huỳnh Văn Tứ ở thị trấn Thới Bình, người cùng thế hệ và có mối quan hệ thân tộc với bà Hai Ðầm.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài cuối: Ðổi mới phương pháp dạy và học

Việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDÐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) đã nhận được sự đồng thuận của xã hội. Bởi chính phụ huynh, học sinh và cả các thầy cô giáo nhận ra đã đến lúc cần thay đổi tư duy giáo dục theo hướng mở.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.