ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-7-25 16:55:58
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

"Chiếc nôi chung" thương nhớ, tự hào

Báo Cà Mau Khi chủ trương hợp nhất tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu thành tỉnh Cà Mau được công bố và thông tin rộng rãi, có một điều kỳ lạ đã diễn ra. Không có sự nuối tiếc, không hề âu lo, mà trái lại, đó là sự hào hứng, phấn chấn và đồng thuận cao độ của Nhân dân 2 tỉnh. Vậy là Cà Mau - Bạc Liêu lại về chung một mái nhà, chung một khát vọng, cộng hưởng và nhân lên sức mạnh, niềm tin để cùng nhau xây dựng vùng đất phía địa đầu cực Nam Tổ quốc bừng sáng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Những ngày này, câu chuyện về chiếc nôi chung của 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu một thời - tỉnh Minh Hải lại được nhắc tới với rất nhiều thương nhớ, tự hào. Minh Hải không chỉ là cái tên chung, mà còn là tình cảm sâu nặng, máu thịt, là dấu mốc lịch sử của một vùng đất từng bước vượt qua biết bao gian khó để định hình những nền tảng cốt lõi, hướng đi lâu dài của quê hương khi đất nước vừa mới hoà bình, thống nhất và bước vào thời kỳ đổi mới, phát triển.

Bài 1: Chuyện đặt tên tỉnh mới

Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, trong bối cảnh mới, Trung ương chỉ thị về việc giải thể khu, ghép một số tỉnh ở Nam Bộ. Từ ngày 1/1/1976, tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu chính thức thành lập. Ông Nguyễn Hữu Thành, nguyên Phó trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Cà Mau, cho biết: “Tỉnh mới thì có rồi, nhưng cái tên Cà Mau - Bạc Liêu thì Trung ương chưa đồng ý do bối cảnh lịch sử lúc đó. Phải nhanh chóng chọn một cái tên mới trình Trung ương phê duyệt, thời gian rất gấp. Lúc này, các đồng chí lãnh đạo tỉnh phải tập trung thảo luận, tìm kiếm phương án và thống nhất để trình lên. Minh Hải là cái tên được lựa chọn”.

Cái tên nói lên vùng đất

Cà Mau và Bạc Liêu là 2 tên gọi gắn bó với con người xứ sở này qua biết bao thế hệ. Ông Nguyễn Hữu Thành đúc kết: “Trong những giai đoạn khác nhau, mối quan hệ giữa 2 tên gọi có thể ít nhiều thay đổi, nhưng khi đặt trong bối cảnh văn hoá, điều kiện địa lý, truyền thống lịch sử, chủ thể con người của vùng đất thì có thể khẳng định là tuy hai mà một. Ở đây không phải là sự tương đồng, mà phải nói là sự đồng nhất hiếm thấy, khó tìm giữa Cà Mau và Bạc Liêu.

Quay trở lại chuyện đặt tên tỉnh mới, ông Nguyễn Hữu Thành cung cấp nhiều thông tin lý thú về sự ra đời của tỉnh Minh Hải. Ban đầu, cái tên được gợi ý là Nam Hải, có ý nghĩa là vùng biển phía Nam, nói về lợi thế 3 mặt giáp biển của địa phương. Khi trình lên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ thì các đồng chí lãnh đạo tỉnh vẫn thấy chưa ổn. Phải tìm cái tên khác để làm sao “cái tên nói lên vùng đất” mà thật sự ý nghĩa và phù hợp.

Ông Nguyễn Hữu Thành có những chia sẻ thú vị, tâm huyết về tỉnh Minh Hải và những gởi gắm, kỳ vọng về tỉnh Cà Mau sau hợp nhất.

Ông Nguyễn Hữu Thành có những chia sẻ thú vị, tâm huyết về tỉnh Minh Hải và những gởi gắm, kỳ vọng về tỉnh Cà Mau sau hợp nhất.

Theo lời kể của ông Thành, lúc này, ông Nguyễn Hải Tùng (Út Nghệ), khi đó là Giám đốc Ty Văn hoá - Thông tin tỉnh, được giao nhiệm vụ đề xuất tên tỉnh. Phương án tên tỉnh là Năm Căn được tính đến. “Sau khi bàn, thấy Năm Căn cũng không ổn, vì nó chưa thể hiện được ý nghĩa bao quát của địa phương. Vấn đề này cũng được một số đồng chí cán bộ cấp Trung ương cho ý kiến như thế, yêu cầu phải tiếp tục tập trung trí tuệ, trách nhiệm để nghiên cứu phương án tên tỉnh mới phù hợp hơn, ý nghĩa hơn. Vậy là Năm Căn cũng không được chọn”, ông Thành hồi nhớ.

Quá trình tìm kiếm tên mới diễn ra gấp rút, khẩn trương, các đồng chí lãnh đạo tỉnh thống nhất lấy “hệ quy chiếu” nhất quán là tên tỉnh phải gắn với thế mạnh, đặc trưng riêng của địa phương. Những cuộc họp bàn, thảo luận với sự tập trung cao độ của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ được tổ chức với duy nhất nội dung đặt tên tỉnh.

Cà Mau - Bạc Liêu thì thế mạnh rõ rồi, là biển, là rừng, là nông nghiệp. Mà nông nghiệp thì cả nước đều có, vậy là còn biển, còn rừng. Có một gợi ý khá hay được đưa ra, đặt tên tỉnh là Hải Minh, nghĩa là biển và rừng U Minh Hạ. Lúc này, đồng chí Ðoàn Thanh Vị, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, cho ý kiến được nhiều người ủng hộ: “Hải Minh nghe cũng tương đối rồi. Nhưng còn na ná với tỉnh Hải Phòng, hay là đảo lại thành Minh Hải, vẫn ý nghĩa đó mà nó hay hơn, dễ nhận biết hơn”.

Ngay sau đó, cuộc họp Ban Chấp hành Ðảng bộ tỉnh tổ chức và thống nhất phương án tên tỉnh là Minh Hải. Trung ương cũng ủng hộ và thống nhất cái tên Minh Hải. Ngày 10/3/1976, tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu chính thức có tên mới là tỉnh Minh Hải.

Khởi đầu đầy gian khó

Tỉnh Minh Hải vừa thành lập trong bối cảnh đầy gian khó. Vết thương chiến tranh vẫn hằn rõ trên quê hương. Ông Nguyễn Hữu Thành chia sẻ: “Minh Hải là khởi đầu của mọi khởi đầu khi vừa khắc phục hậu quả chiến tranh nặng nề, tập trung xây dựng hệ thống chính trị các cấp để chăm lo đời sống Nhân dân, phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống mới”.

Nói về tỉnh Minh Hải khi đó, ông Lê Công Nghiệp, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vẫn nhớ như in: “Tỉnh Minh Hải hình thành khi khí thế mừng vui đất nước hoà bình, thống nhất vẫn đang hừng hực. Khó khăn thì nhiều, từ chuyện ăn, ở, đi lại, học hành cho đến cơ sở hạ tầng, các vấn đề thiết yếu như điện - đường - trường - trạm, đời sống Nhân dân còn thiếu thốn, cá biệt có nơi vẫn diễn ra nạn đói. Tuy nhiên, với quyết tâm chính trị rất cao, sự ủng hộ, đồng thuận của Nhân dân, niềm tin vào cuộc sống mới tốt đẹp vẫn hiện diện trong từng khối óc, trái tim. Phải nói trong bối cảnh gian khó ấy, mới thấy hết nghĩa tình, sức mạnh của Nhân dân Minh Hải”.

Với ông Nguyễn Hữu Thành, việc xây dựng diện mạo con người Minh Hải mới cũng đầy gian nan: “Giải phóng rồi, nhưng tàn dư của nếp sống cũ, suy nghĩ cũ, văn hoá cũ vẫn còn đó. Cái tư tưởng con người ta mà không thông, không sáng, không đúng thì vô phương tính toán được chuyện khác. Bởi vậy, lĩnh vực văn hoá - tư tưởng cũng là câu chuyện mà tỉnh Minh Hải mới mẻ phải rất chú trọng, tính toán giải pháp để làm sao hình thành được con người Minh Hải mới”.

Nhiệm vụ xây dựng, củng cố chính quyền các cấp, đặc biệt là chính quyền cơ sở, chú trọng công tác cán bộ, tăng cường những đồng chí có năng lực, uy tín, kinh nghiệm đảm nhiệm các chức danh chủ chốt ở cấp cơ sở được tỉnh tập trung thực hiện. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng được coi là nhiệm vụ sống còn, bởi hơn lúc nào hết, đảng viên, tổ chức đảng phải vững vàng, bản lĩnh, phải làm sao để tỉnh Minh Hải sớm ổn định, đi vào quỹ đạo phát triển.

Ông Thành kể: “Thời đó thiếu cán bộ. Cái quý nhất, thương nhất là cán bộ Minh Hải công tác với cái tâm cống hiến luôn được đặt lên trên hết, trước hết. Bởi điều kiện làm việc thì thiếu thốn, đãi ngộ cũng chưa nhiều nên hoàn cảnh cuộc sống riêng tư cũng nhiều bề vất vả. Chưa kể kinh nghiệm, năng lực, kiến thức công tác trong bối cảnh mới còn nhiều hạn chế. Phải vừa làm, vừa học, vừa đúc rút kinh nghiệm, rồi dần dà mọi thứ cũng ổn định. Cái quan trọng nhất là sự đoàn kết chí nghĩa, chí tình và máu thịt của anh em Cà Mau - Bạc Liêu, không hề có một sự so đo, toan tính thiệt hơn để cùng sẻ chia, cùng động viên nhau làm tròn bổn phận, trách nhiệm trước Ðảng, trước Nhân dân trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt như thế”.

Và rồi, những thế hệ con người Minh Hải vẫn còn nguyên vẹn đó sự thổn thức bồi hồi, niềm tự hào máu thịt mỗi lần nhạc điệu bài hát “Trên quê hương Minh Hải” vang lên: “Rằng quê Minh Hải mình đây...”. Minh Hải trở thành quê hương, thành chiếc nôi chung, một dấu mốc không thể phai mờ trong lịch sử của đất và người nơi đây./.

 

Phạm Hải Nguyên

Bài 2: Chặng đường 20 năm lịch sử

 

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau - Bài 2: Nhà giáo hai quê

Trong những năm tháng sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đội ngũ giáo viên vừa thiếu về số lượng, vừa hạn chế về chuyên môn. Tuy vậy, với tinh thần “tất cả vì sự nghiệp trồng người”, nhiều giáo viên tình nguyện từ miền Bắc vào Nam theo tiếng gọi “Nam tiến”, đã không ngại gian khổ bám trụ để dạy học giữa rừng đước, rừng tràm, bưng biền, để tạo nên lớp thế hệ tương lai cho quê hương.

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau

Từ "vùng trũng” giáo dục khi giải phóng (30/4/1975), sau nửa thế kỷ, Cà Mau - vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đã có thể tự tin, tự hào để nói về một vùng đất hiếu học, vùng đất học. Một nhà giáo về hưu, được tăng cường từ miền Bắc vào để giảng dạy những năm đầu sau giải phóng, đã nói đại ý về giáo dục Cà Mau: "Bác Hồ dạy “mười năm trồng cây, trăm năm trồng người”. Cà Mau là đất lành, thế nên rừng ở Cà Mau mênh mông đước tràm, chim kéo về làm tổ. Con người Cà Mau thì có bản sắc, cá tính riêng, chúng tôi, những người làm nghề giáo chỉ có mặt và góp thêm những điều mình có, nhỏ bé thôi, để khơi mở nội lực lớn lao của tài nguyên con người nơi đây”.

Báo chí đồng hành, đưa tín dụng chính sách đến dân - Bài cuối: Đồng hành trong chuyển đổi số

Chuyển đổi số trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đang ngày càng đi vào chiều sâu, từ khâu quản lý đến phục vụ người dân. Trong hành trình đó, báo chí đã và đang đóng vai trò không thể thay thế, không chỉ là “kênh truyền dẫn” thông tin, mà còn là người bạn đồng hành tin cậy, giúp đưa tín dụng chính sách đến với người dân một cách hiệu quả, nhất là trong bối cảnh số hóa đang chuyển mình mạnh mẽ.

Báo chí đồng hành, đưa tín dụng chính sách đến dân

Giữa dòng chảy không ngừng của chính sách, báo chí như ống kính soi chiếu hiệu quả từ thực tiễn, là kênh chuyển tải tâm tư, nguyện vọng và nhu cầu chính đáng của người dân, đặc biệt là nhóm người yếu thế, từ đó góp phần xây dựng chính sách hoàn thiện, hiệu quả, thực sự đi vào đời sống Nhân dân. Ðiều này đặc biệt thấy rõ ở vai trò của báo chí đối với công tác truyền thông tín dụng chính sách thời gian qua.

Kỷ niệm với Trường Trung học Tiền Phong

Nhớ giữa năm 1953 đầu năm 1954, tôi đang học Trường Trung học Tiền Phong do Xứ đoàn Thanh niên cứu quốc Nam Bộ tổ chức thì có quyết định rút tôi về cơ quan Xứ đoàn để bảo vệ Ban Biên tập Báo Nhân Dân miền Nam, do anh Kỉnh (Nguyễn Phượng Vũ) và anh Hưởng Triều (Trần Bạch Ðằng) phụ trách.

Công tác cán bộ: Ai chọn, chọn ai? - Bài cuối: Thành bại tại… cán bộ

Tổng Bí thư Tô Lâm, người đứng đầu Đảng ta khẳng định: “Công tác cán bộ là mấu chốt quyết định sự thành bại của chính quyền địa phương 2 cấp”. Gắn với cuộc cách mạng về bộ máy tổ chức là cuộc cách mạng về công tác cán bộ. Năng lực thực tiễn, đạo đức công vụ, uy tín Nhân dân là những tiêu chí cao nhất cho việc lựa chọn cán bộ. Đây cũng là những vấn đề mà tỉnh Cà Mau đặc biệt lưu tâm trong việc “chọn người” xứng tầm, đảm đương được yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh mới.

Công tác cán bộ: Ai chọn, chọn ai?

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi công tác cán bộ là vấn đề hết sức hệ trọng đối với sự nghiệp cách mạng: “Cán bộ là cái gốc của mọi việc, muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Công tác cán bộ là công việc khó, nhiều biến số, do đó cần có quy trình, cơ chế, tiêu chí lựa chọn chặt chẽ, thận trọng nhưng đồng thời cũng phải có sự mạnh dạn, đột phá. Việc “chọn người” cần phải làm rõ những vấn đề mấu chốt nhất, đó là “ai chọn?”, “chọn ai?” và chọn như thế nào? Gắn với cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức, thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hiện nay, công tác cán bộ là vấn đề hết sức thời sự, quyết định đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy mới.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc - Bài cuối: Dệt nghĩa tình nơi vùng biên

Thắt chặt tình quân - dân, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau tích cực tham gia xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở các địa bàn biên giới biển, đảo, thường xuyên thực hiện các hoạt động nghĩa tình, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bà con. Ðiều này góp phần củng cố sức mạnh đại đoàn kết, tạo nên thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc, phát huy sức mạnh tổng hợp để bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc - Bài 2: Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng

Là lực lượng chủ công trên mặt trận phòng chống các loại tội phạm trên biển, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau ngày đêm tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi xâm phạm chủ quyền, vi phạm pháp luật. Những chiến công liên tiếp trong việc triệt phá các chuyên án, bắt giữ tội phạm đã góp phần giữ vững an ninh trật tự, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế biển.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc

Năm 2025 là năm đặc biệt đối với Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau khi đánh dấu 50 năm xây dựng, chiến đấu và không ngừng lớn mạnh, trở thành “lá chắn thép” nơi cực Nam Tổ quốc, đảm bảo sự bình yên và vững chắc cho vùng biển, đảo quê hương. Cán bộ, chiến sĩ BÐBP còn là những người bạn, người thân của Nhân dân, cùng chung tay xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh, góp phần tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của Bộ đội Cụ Hồ.