ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 04:29:55
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cho đi là còn mãi

Báo Cà Mau (CMO) Với suy nghĩ, mình "sạch bệnh", mình có thể hiến tặng mô tạng cho những người bệnh để họ có cơ hội được sống tiếp. Và anh Khương đã quyết định hiến xác cho y học khi qua đời.

Năm 2013, anh Trần Nguyễn An Khương (ngụ Ấp 3, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình) đăng ký hiến xác cho y học. Năm 2015, anh đăng ký hiến mô, tạng khi qua đời. Ngày 20/5/2016, anh đạp xe ra tận Hà Nội trực tiếp ký đơn tình nguyện hiến tặng một phần lá gan và một quả thận cho người cần, lúc đó anh 29 tuổi.

Trần Nguyễn An Khương tại Hội An, trên hành trình kêu gọi hiến xác từ Bắc chí Nam.

Khi được hỏi: “Hiến tặng mô, tạng khi còn sống cho người không quen biết gia đình có ủng hộ anh?”. An Khương cười: “Ban đầu ba mẹ tôi “sốc” với quyết định này. Nhưng tôi đã thuyết phục được họ hiểu và không phản đối, cho đây là việc làm có ích cho xã hội, mà tôi - cậu con trai từng rành mạch “tứ đổ tường” có thể làm được”.

Đưa cánh tay phải xăm trổ chi chít những chữ số, An Khương phân trần, anh thích đi du lịch, anh có thể đến bất cứ đâu, và ở những đó anh vẫn có thể tự nuôi sống bản thân bằng rất nhiều nghề: sửa điện thoại, tiếp tân, bán hàng, bốc xếp, bán báo… Thế nên, anh sợ ngộ lỡ một ngày anh gặp bất trắc, những người giúp anh có thể gọi số điện thoại trên tay, đó là số của Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia (trung tâm) và Bệnh viện Chợ Rẫy. Đây là hai nơi có thể thực hiện nguyện vọng của anh là hiến xác cho y học và hiến mô, tạng cứu người.

“Vì sao anh có ý niệm hiến mô, tạng?”. Chàng thanh niên nhỏ nhắn, cao tầm 1,5 m, có làn da rám nắng, giọng buồn: “Năm 2013, cậu bạn thân quê Đà Nẵng làm chung khách sạn đột ngột phát bệnh suy thận giai đoạn cuối. Chưa đầy 2 tháng, cậu ấy mất. Lúc đó, bác sĩ chỉ định phải ghép thận mới kéo dài sự sống, nhưng không ai có thể giúp cậu ấy. Cậu ấy ra đi khi bao ước mơ, hoài bão còn đó”.

Những ngày vào ra viện chăm sóc bạn, Khương chứng kiến và cảm thông nhiều trường hợp suy tạng mỏi mòn đợi chờ được sẻ chia sự sống, khiến anh canh cánh khôn nguôi.

Và 1 lần anh đến Huế...

An Khương tâm sự, thực ra khi đó anh chỉ biết là có thể hiến xác cho y học để nghiên cứu về cơ thể người. Nên tháng 4/2013, anh làm thủ tục đăng ký hiến xác tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh. Mãi cho đến khi anh xem được chương trình “Sẻ chia sự sống” của trung tâm, anh mới hiểu rằng, hiến mô, tạng sau khi chết não có thể cứu sống rất nhiều người. Tháng 8/2015, anh làm đơn đăng ký hiến mô, tạng khi qua đời tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP Hồ Chí Minh.

Sau khi đăng ký, An Khương thực hiện ngay kế hoạch đạp xe vận động mọi người “Chung tay vì sự sống” với thông điệp “Cho đi là còn mãi”. Anh in và sao chép tất cả những thông tin liên quan về hiến mô, tạng thành nhiều bản, kể cả câu chuyện của bạn, việc làm của bản thân để kêu gọi người dân từ Cà Mau đến Hà Nội biết và ủng hộ việc làm đầy ý nghĩa nhân văn này.

Hành trình chuyến đi 37 ngày, bắt đầu từ 12/4-19/5/2016 với chặng đường hơn 2.000 km, anh đi qua 27 tỉnh thành, trung bình mỗi ngày đạp xe 100 km. Khương chia sẻ, ban đầu anh chỉ nghĩ đạp xe vận động người dân cùng tham gia đăng ký hiến mô, tạng cứu người. Đến khi xem phóng sự về mẹ con bà Lê Thị Thảo ở Bắc Ninh, mặc dù họ không giàu có, nhưng họ có tấm lòng vàng, cả hai hiến tặng một quả thận cho những người bệnh ngay khi còn sống, anh quyết định đến ngay trung tâm tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) hiến sống một phần lá gan và quả thận của mình cho những bệnh nhân kém may mắn.

GS-TS Tịnh Hồng Sơn tặng hoa cho Trần Nguyễn An Khương.

“Các bác sĩ ở trung tâm có tư vấn tôi rằng, việc hiến tạng hiện tại có thể ảnh hưởng tới tương lai sau này của tôi, bởi có thể người vợ tương lai của tôi sẽ không đồng ý hành động này, nhưng tôi vẫn quyết tâm thực hiện”. Và An Khương đã ký giấy xin hiến tạng khi còn sống vào ngày 20/5/2016.

Sau đó, An Khương được làm các xét nghiệm và được hẹn thời gian để chờ tìm người nhận phù hợp. Chiều hôm sau, Khương nhận lời mời của Chủ nhiệm Câu lạc bộ Xuyên Việt về Đà Nẵng tham gia đấu giá từ thiện chiếc xe đạp và tất cả hành trang chuyến đi, nhằm gây quỹ giúp đỡ các bệnh nhi ung thư. Tuy nhiên, chương trình bị huỷ do điều kiện không cho phép, Khương tặng chiếc xe đạp cho người bạn mở quán cà phê phượt. Sau mới được biết, đã có nhà hảo tâm mua chiếc xe với giá 20 triệu đồng ủng hộ các hoạt động thiện nguyện của Câu lạc bộ Xuyên Việt.

Lịch hẹn hiến tạng đã lâu, Khương sốt ruột. Tháng 11/2016, Khương trực tiếp ra Hà Nội tìm cơ hội hiến tạng. Ra đến, anh gặp hai mẹ con cô Lê Thị Thảo, người truyền động lực cho anh hiến tạng khi còn sống, họ tư vấn bản thân người hiến phải chủ động liên hệ với trung tâm, bởi thực hiện ghép nội tạng trên người sống còn phải phụ thuộc vào sức khoẻ của bản thân người cho và sự tương thích của người tiếp nhận. Đến nay, anh vẫn giữ liên lạc với trung tâm, hễ khi ai cần gan, thận cấy ghép, bất cứ lúc nào anh cũng sẵn sàng ra đến Hà Nội.

An Khương chia sẻ, anh xúc động khi nhận được bó hoa cảm ơn từ các bác sĩ trung tâm. GS-TS Trịnh Hồng Sơn, Giám đốc Trung tâm nói với anh rằng, hiện nay nguồn tạng hiến tặng rất khan hiếm, trong khi nhu cầu tạng cho người bệnh rất lớn, ông trân trọng và cảm động về việc làm của anh (đạp xe vận động người hiến tạng và trực tiếp đến trung tâm hiến tạng). Ông hy vọng rằng, anh sẽ là tấm gương góp phần làm lan toả việc làm giàu ý nghĩa nhân văn này để mọi người cùng hiểu, đồng cảm và sẻ chia nhiều hơn một phần cơ thể của mình để cứu người.

Và đó cũng là niềm mong mỏi lớn nhất đối với An Khương. “Đây là việc làm rất đỗi bình thường mà bản thân mỗi con người, ai ai cũng có thể làm được. Và tôi muốn được sẻ chia sự sống của mình cho nhiều người khác được sống”, An Khương bày tỏ.

Băng Thanh

Theo Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người trực thuộc Bộ Y tế (Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia), tính đến ngày 11/10/2017, cả nước đã có 10.107 người đăng ký hiến tạng sau khi chết, chết não (5.607 trường hợp tại Trung tâm Ghép tạng quốc gia, 4.500 trường hợp tại Bệnh viện Chợ Rẫy). Đã có 17/192 trường hợp đăng ký hiến tặng mô, tạng khi còn sống đã thực hiện việc hiến tạng. Tuy vậy, so với nhu cầu chờ ghép thì vẫn còn quá nhỏ, chủ yếu là do không có nguồn tạng để ghép.

 

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.