ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-4-25 22:14:05
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chợ gạch miền Tây

Báo Cà Mau Giữa lòng TP Cà Mau có một nơi sầm uất, nhộn nhịp suốt ngày, từng đoàn ghe chở gạch từ các tỉnh miền Tây đổ về, phân phối khắp tỉnh Cà Mau. Bà con thường gọi đây là “Chợ gạch của miền Tây”, chợ tồn tại hàng chục năm qua, là sinh kế của nhiều người dân lao động khắp nơi.

Nhân công sắp gạch lên đòn gánh, khối lượng phù hợp với khả năng gánh của mình.

 

Bến gạch ở Phường 5 hằng ngày có hàng chục lao động từ khắp nơi đến đây làm việc.

Dù ngày nắng hay ngày mưa thì chợ gạch ở Khóm 5, Phường 5, TP Cà Mau vẫn nhộn nhịp như thế. Nơi đây có hàng chục công nhân thay phiên nhau gánh gạch từ sáng đến chiều, dù công việc nặng nhọc nhưng đổi lại họ có nguồn thu nhập trang trải cuộc sống gia đình. Những người làm công tại chợ gạch không chỉ có sức khoẻ tốt, đôi vai rắn chắc mà còn phải khéo léo để bước vững trên những tấm ván để chuyển gạch lên xe tải mỗi ngày.

Ðôi chân khéo léo đi trên những tấm ván bắc từ ghe gạch đấu nối đến bờ sông.

Anh Trương Thanh Mộng gắn bó với bến gạch này khoảng 25 năm. Anh chia sẻ, dù hiện tại sức khoẻ của anh không còn như thời trai trẻ nhưng mỗi ngày gánh được vài thiên gạch (mỗi thiên bằng 1 ngàn viên), kiếm được từ 500-600 ngàn đồng.

Anh Trương Thanh Mộng, Phường 6, TP Cà Mau, thu nhập khoảng 500 ngàn đồng/ngày từ bãi gạch này.

Mỗi ngày có hàng chục chiếc xe tải ở TP Cà Mau đổ về đây để vận chuyển gạch cho khắp các công trình. Các “phu” gạch phải sắp từng viên gạch lên xe, sau đó theo xe gánh gạch giao tận công trình. Nhiều lao động chọn gắn bó công việc nặng nhọc này khoảng một thời gian, đến khi sức khoẻ không còn đảm bảo nữa thì họ chuyển sang việc khác phù hợp hơn.

Gạch được sắp xếp lên xe tải, sau đó sẽ được vận chuyển đi khắp Cà Mau.

Gạch được chủ ghe lấy từ các tỉnh An Giang, Vĩnh Long... về đây. Ghe gạch của ông Trịnh Văn Bảy, xã Nhơn Phú, huyện Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long, dường như đã đi giáp các huyện của Cà Mau, nhưng nhiều nhất vẫn là bến gạch này vì có nhiều mối quen. Mỗi chuyến như thế ông vận chuyển hơn 70 ngàn viên gạch, bình quân mỗi viên gạch có giá khoảng 1.200 đồng (1 thiên gạch có giá 1,2 triệu đồng). Bình quân khoảng 3 ngày, các ghe gạch nối đuôi, thay phiên nhau về các tỉnh để lấy gạch.

Ông  Bảy cho biết: “Ở đâu kêu gạch thì mình đi đó, có khi đi Ðầm Dơi, Năm Căn... Nghề này sống cũng được, đỡ hơn phải đi làm mướn cho người ta”.

Sau một buổi làm việc, những nhân công gánh gạch thư giãn, ăn uống tại đây. Mỗi người một hoàn cảnh, họ trân quý công việc của mình để có cuộc sống tốt đẹp hơn.

 

Nhật Minh thực hiện

 

Ðưa chính sách an sinh đến từng hộ dân

Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là một trong những chính sách an sinh giúp người dân có thể bảo vệ sức khoẻ, ổn định cuộc sống khi gặp phải những rủi ro, đặc biệt là khi về già. Ðể người dân hiểu rõ và tham gia đầy đủ các chính sách này, thời gian qua, Bưu điện huyện Trần Văn Thời không ngừng nỗ lực phối hợp với chính quyền địa phương để đưa chính sách BHXH tự nguyện đến từng hộ dân, góp phần xây dựng một cộng đồng an sinh vững chắc.

Quy định mới về bảo hiểm y tế

Nghị định số 02/2025/NÐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 (gọi tắt là Nghị định 02) đưa ra nhiều quy định mới về bảo hiểm y tế (BHYT), nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và bảo vệ quyền lợi cho người dân khi đi khám chữa bệnh (KCB).

Ðáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh bảo hiểm

Đến nay, tỉnh Cà Mau có trên 95% dân số tham gia bảo hiểm y tế (BHYT). Với tỷ lệ tham gia BHYT cao và nhu cầu khám chữa bệnh (KCB) ngày càng tăng, Cà Mau đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng KCB, đặc biệt là trong việc đáp ứng nhu cầu KCB cho người có thẻ BHYT.

Ðưa chính sách an sinh đến đồng bào

Xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình là xã có địa bàn rộng, dân số đông, trong đó có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, với 612 hộ. Thời gian qua, với sự vào cuộc tuyên truyền của các cấp chính quyền và sự đồng lòng của người dân, nhiều hộ đồng bào dân tộc đã tích cực tham gia chính sách an sinh, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính khi ốm đau, bệnh tật và có cuộc sống ổn định khi về già.

Nhiều khó khăn khi không làm được căn cước công dân

Bảo hiểm y tế (BHYT) là một phần thiết yếu trong cuộc sống hiện đại, giúp người dân an tâm khi không may bị ốm đau, bệnh tật. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tiếp cận được loại hình bảo hiểm này, đặc biệt là những người dân gặp khó về giấy tờ tuỳ thân. Như tại Khóm 4, Phường 8, TP Cà Mau, có nhiều hộ do không làm được căn cước công dân (CCCD) nên không thể mua BHYT.

Tăng tốc cho đề án xuất khẩu lao động

Ðề án đưa lao động Cà Mau đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng, giai đoạn 2022-2025 (Ðề án), đã đi đến chặng đường cuối với những kết quả ấn tượng. Với nỗ lực của các cấp, ban ngành, đặc biệt là sự quyết tâm của người lao động (NLÐ), công tác xuất khẩu lao động (XKLÐ) nhận được sự quan tâm trong thời gian qua. Người lao động Cà Mau tự tin, sẵn sàng làm việc tại các thị trường quốc tế.

Bước đi vững chắc để bảo vệ an sinh

Với sự vào cuộc của chính quyền địa phương, nhân viên thu của xã, chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện từng bước đến từng hộ dân. Xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi, là nơi luôn thực hiện tốt chỉ tiêu phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, một trong những chỉ tiêu kinh tế - xã hội được giao, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho người lao động tự do, người dân vùng sâu, vùng xa.

Ðiểm tựa an sinh

Nếu như tham gia bảo hiểm y tế là để giảm gánh nặng khi không may bị tai nạn, ốm đau, bệnh tật, thì tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là để được hưởng lương hưu và chăm sóc sức khoẻ tuổi già.

Lan toả chính sách an sinh

Trong bối cảnh chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện ngày càng trở thành yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi và an sinh xã hội cho người lao động tự do, BHXH huyện Cái Nước đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động người dân tham gia và đạt được kết quả khả quan.

Tăng quyền lợi cho người có BHYT

Trong bối cảnh nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao, việc cải cách hệ thống bảo hiểm y tế (BHYT) nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh (KCB) của người dân là hết sức cần thiết. Với những thay đổi trong Luật BHYT Sửa đổi, bổ sung và các thông tư mới, quyền lợi của người bệnh, đặc biệt là đối với bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh hiếm và cần điều trị phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao, sẽ được cải thiện đáng kể.