ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 10-1-25 16:49:54
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chủ động phòng tránh thiên tai

Báo Cà Mau “Chủ động phòng tránh - ứng phó kịp thời - khắc phục khẩn trương, hiệu quả” là phương châm ứng phó với thiên tai theo phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão năm 2015 của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) huyện Phú Tân.

“Chủ động phòng tránh - ứng phó kịp thời - khắc phục khẩn trương, hiệu quả” là phương châm ứng phó với thiên tai theo phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão năm 2015 của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) huyện Phú Tân.

Huyện Phú Tân có bờ biển dài hơn 34 km, dọc theo đó có 6 cửa sông lớn thông ra biển gồm: Mỹ Bình, Cái Cám, Công Nghiệp, Cái Ðôi Vàm, Sào Lưới, Gò Công và 2 lạch nhỏ là kinh Xẻo Ốc, kinh Thây Ma. Ðó là điều kiện thuận lợi cho nghề đánh bắt thuỷ sản (ÐBTS) của người dân địa phương. Tuy nhiên, có nhiều cửa sông lớn nên Phú Tân thường chịu ảnh hưởng nặng nề khi thiên tai xảy ra, nhất là trong mùa mưa bão. Vì vậy, an toàn tài sản, tính mạng của người dân là vấn đề luôn được huyện đặc biệt quan tâm.

Tuyên truyền, vận động

Trạm Kiểm soát biên phòng tăng cường kiểm tra thủ tục người và phương tiện ra, vào cửa Cái Đôi Vàm.

Huyện hiện có 707 phương tiện ÐBTS, trong đó tập trung đông nhất là cửa Cái Ðôi Vàm với hơn 600 phương tiện. Theo Phó Trưởng Phòng NN&PTNT Phú Tân Trần Quốc Yên, ngoài số lượng tàu thuyền ÐBTS dọc theo ven biển, ven các cửa sông lớn, kinh, lạch… còn có đông dân cư tập trung sinh sống bằng nghề nuôi trồng thuỷ sản với mức thu nhập trung bình thấp, nên nhà ở cũng xây cất bán kiên cố, không đủ sức chống chọi với dông bão. Thế nên, nhiều năm qua, tuyên truyền, vận động Nhân dân nâng cao ý thức phòng tránh thiên tai được xem là công tác chủ đạo và triển khai thực hiện ngay từ đầu mùa mưa bão nên giảm thiểu được thiệt hại đáng kể.

Trong năm 2014, huyện chỉ xảy ra 2 vụ lật tàu do lốc xoáy, nhưng người dân đã ý thức trước và công tác TKCN được triển khai kịp thời nên không có thiệt hại về người, tài sản chỉ thiệt hại nhỏ. Bước vào đầu mùa mưa bão năm nay, việc thông tin, cảnh báo bão cũng như phổ biến các quy định của Nhà nước về an toàn hoạt động trên biển được các cấp, các ngành phối hợp với bộ đội biên phòng đóng trên địa bàn đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến bằng nhiều hình thức, kết hợp với tăng cường kiểm tra các phương tiện hoạt động ÐBTS.

Ðại uý Nguyễn Việt Khái, Phó trưởng Ðồn Biên phòng Cái Ðôi Vàm, cho biết, hiện tại, đồn đang củng cố lại hoạt động của các đội tàu thuyền an toàn. Ðồng thời, lực lượng biên phòng thường xuyên kiểm tra kỹ thuật, trang thiết bị an toàn phương tiện để nhắc nhở ngư dân thực hiện nghiêm túc các quy định về ÐBTS. Cao điểm mùa mưa bão, lực lượng biên phòng sẽ tăng cường kiểm soát chặt người, phương tiện ra khơi đánh bắt cũng như khi trở vào bờ, không cho phương tiện thiếu an toàn ra khơi.

Chủ động ứng phó thiên tai

Hiện nay, thời tiết diễn biến rất thất thường, không theo quy luật tự nhiên, tình trạng lốc xoáy, sấm sét, dông tố… xảy ra nhiều và phạm vi ảnh hưởng lớn hơn. Huyện xây dựng phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão năm 2015 là nhằm nâng cao khả năng ứng phó với thiên tai cho chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản và kết cấu hạ tầng ở địa phương.

Tính từ năm 2010-2014, thiên tai xảy ra trên địa bàn huyện đã làm chìm 18 phương tiện ĐBTS; làm sập, tốc 170 mái nhà và chòi canh đáy hàng khơi; sạt lở 160 m đoạn đê biển Tây; trên 7.600 ha đất nuôi tôm bị ảnh hưởng bởi nước tràn bờ bao do triều cường. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 2,5 tỷ đồng.

Ông Trần Quốc Yên cho biết, theo kế hoạch, trên địa bàn huyện được chia thành 2 vùng và 3 khu vực. Và từng thời điểm theo trạng thái hoạt động của bão: bão gần biển Ðông, bão trên biển Ðông, bão gần bờ, bão khẩn cấp thì ở mỗi vùng, mỗi khu vực sẽ phải bám sát theo phương án để đảm bảo kế hoạch thực hiện. Bên cạnh đó, trách nhiệm của các cấp, các ngành, chủ phương tiện ÐBTS, cộng đồng dân cư… cũng đã được quy định cụ thể khi ứng phó nếu có bão xảy ra và công tác thực hiện sau khi bão đi qua. Ðảm bảo hiệu quả phương án đã đề ra, Ban Chỉ đạo PCTT-TKCN yêu cầu các đơn vị phải thực hiện nghiêm túc phương châm “4 tại chỗ” và “3 sẵn sàng”.

“Nhìn chung, đến thời điểm này, các cấp, các ngành đã được triển khai phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão năm 2015 và thực hiện nhiều kế hoạch phối hợp lấy công tác “phòng” làm chủ đạo, bởi sự chủ động sẽ hạn chế được thiệt hại khó lường do thiên tai gây ra”, ông Yên nhấn mạnh./.

Bài và ảnh: Mỹ Pha

Bước nhanh hơn để tạo đột phá

Xây dựng Chính quyền điện tử (CQÐT) hướng đến Chính quyền số (CQS) là mục tiêu quan trọng mà tỉnh Cà Mau nỗ lực hướng tới, nhằm tạo đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC), góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Sự hài lòng của người dân là thước đo chất lượng

Với phương châm “Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo chất lượng”, thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tạo chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), nhất là chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ngày một nâng lên, đem lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân, xây dựng chính quyền ngày càng thân thiện, vì Nhân dân phục vụ.

Nỗ lực tạo đột phá

Năm 2024, công tác chỉ đạo triển khai, thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) được TP Cà Mau quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, thông suốt. Ðến nay, thành phố đã hoàn thành 23/23 nhiệm vụ CCHC. Chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn được nâng cao. Mức độ hài lòng của người dân về giải quyết TTHC đạt 100%.

Quyết tâm cải cách tốt hơn

Với quan điểm “Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của cải cách hành chính; tất cả hướng đến mục tiêu là phục vụ người dân, doanh nghiệp”, huy động sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị... công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 của tỉnh đạt được nhiều kết quả nổi bật, tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục, tạo sự thông suốt để phục vụ người dân và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Ðiểm nhấn thành tựu cải cách hành chính

Cà Mau là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành sớm việc kết nối Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh với Hệ thống Ðịnh danh và xác thực điện tử của Bộ Công an, để phục vụ chuyển đổi sang sử dụng VNeID làm tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử kể từ ngày 1/7/2024. Cùng với đó, Cà Mau là 1 trong 14 địa phương hoàn thành sớm việc số hoá dữ liệu sổ hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NÐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ (giao trước ngày 31/12/2024).

Thêm giải pháp nâng cao Chỉ số CCHC

Năm 2023, huyện Năm Căn xếp thứ 3 về Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) các huyện, thành phố. Nỗ lực giữ vững thành tích và nâng hạng, huyện triển khai thực hiện nhiều giải pháp, trong đó lấy con người làm trung tâm, công nghệ hỗ trợ và siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ.

Nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp

Dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, thành viên tổ công tác cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ, cuộc họp rà soát kết quả thực hiện Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trọng tâm năm 2024 theo Quyết định số 104/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại 4 tỉnh An Giang, Cà Mau, Đồng Tháp, Long An, diễn ra vào chiều 26/11.

Nâng chất phục vụ người dân

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, huyện Trần Văn Thời đạt được thành tựu đáng kể trong cải cách hành chính (CCHC), nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Cần quan tâm nhiều hơn đến công tác cải cách hành chính

Sáng 19/11, Bộ Nội vụ tổ chức tập huấn trực tuyến về cải cách hành chính (CCHC) đến 149 điểm cầu trên địa bàn cả nước.

Công tác hộ tịch ngày càng nâng chất

Toàn tỉnh có 111 công chức làm công tác hộ tịch. Ðể thực hiện tốt công tác đăng ký hộ tịch, tỉnh đã quan tâm đầu tư, bố trí đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho chuyên môn, như mỗi công chức làm công tác hộ tịch được bố trí 1 bộ máy vi tính, máy in, máy quét (scan), toàn bộ đều được kết nối Internet.