ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 5-7-25 23:44:30
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chuyển biến tích cực từ Nghị quyết 09

Báo Cà Mau Ngày 14/9/2022, Ban Chấp hành Ðảng bộ huyện Thới Bình ban hành Nghị quyết số 09-NQ/HU về sản xuất tôm, lúa sạch, lúa hữu cơ gắn với du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, thích ứng biến đổi khí hậu (BÐKH) trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo (viết tắt là Nghị quyết 09). Sau hơn 2 năm thực hiện nghị quyết, huyện Thới Bình có nhiều chuyển biến tích cực trên lĩnh vực nông nghiệp và phát triển du lịch sinh thái.

Các cánh đồng liên kết sản xuất sạch, hữu cơ dần hình thành, mang lại hiệu quả cho người dân. Chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ được xây dựng; cơ sở hạ tầng nông nghiệp, đặc biệt là hệ thống thuỷ lợi và giao thông nội đồng cải thiện rõ rệt. Cơ giới hoá trong sản xuất, nhất là khâu thu hoạch lúa, ngày càng được ứng dụng nhiều hơn. Ðáng chú ý, tư duy sản xuất thay đổi từ nhỏ lẻ sang hợp tác, liên kết chuỗi giá trị, tạo nền tảng cho sản xuất hàng hoá quy mô lớn, thích ứng BÐKH.

Kết quả khả quan

Ông Huỳnh Hảnh, Phó bí thư Huyện uỷ, cho biết, để thực hiện hiệu quả Nghị quyết 09, địa phương xác định nhiệm vụ trọng tâm là rà soát, xây dựng và phát triển nông nghiệp theo vùng tương thích với sản phẩm chủ lực ở địa phương, trong đó có tôm, lúa gạo. 

Huyện Thới Bình tích cực thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất nông nghiệp sạch và hữu cơ, trọng tâm là xây dựng và phát triển diện tích nuôi tôm đạt các chứng nhận quốc tế. Diện tích nuôi thuỷ sản của địa phương giữ ổn định khoảng 50.500 ha, trong đó nuôi tôm khoảng 50.200 ha (nuôi tôm quảng canh cải tiến giữ ổn định trên 16.000 ha, chiếm trên 30% diện tích nuôi tôm).

Diện tích nuôi thuỷ sản giữ ổn định khoảng 50.500 ha, trong đó nuôi tôm khoảng 50.200 ha.

Diện tích nuôi thuỷ sản giữ ổn định khoảng 50.500 ha, trong đó nuôi tôm khoảng 50.200 ha.

Ðến nay, huyện có 2.656,78 ha nuôi tôm đạt chuẩn quốc tế, cụ thể: Trí Lực (đạt tiêu chuẩn ASC) 987,58 ha, Trí Phải (đạt tiêu chuẩn ASC) 972,4 ha và Biển Bạch Ðông (đạt tiêu chuẩn BAP) 696,8 ha, góp phần khẳng định thương hiệu tôm Thới Bình trên thị trường trong nước và quốc tế, đồng thời nâng tầm giá trị tôm Cà Mau nói chung, đáp ứng nhu cầu của những thị trường khó tính như: EU, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Bên cạnh đó, huyện triển khai thực hiện nhiều dự án, mô hình sản xuất thử nghiệm nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa, nhờ đó mang lại nguồn thu nhập bình quân 30-40 triệu đồng/ha/năm trên cùng diện tích canh tác, góp phần cải thiện thu nhập cho người dân.

Diện tích trồng lúa - tôm được giữ ổn định khoảng 20.000 ha. Tiếp tục mở rộng diện tích sử dụng giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao (ST24, ST25, OM5451...), năm 2024 đạt 6.203,3 ha, chiếm gần 30% diện tích lúa - tôm toàn huyện. Diện tích lúa chất lượng cao tăng trong những năm gần đây là do các giống này phù hợp với điều kiện sản xuất của huyện, giá bán lúa cao hơn so với các giống lúa mùa (cao hơn từ 1.000-1.500 đồng/kg). Ðồng thời, do được thị trường ưa chuộng, có sự tham gia liên kết bao tiêu đầu ra nên người dân an tâm sản xuất, mở rộng diện tích canh tác.

Huyện Thới Bình tiếp tục mở rộng diện tích trồng giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao, đến năm 2024 đạt 6.203,3 ha, chiếm gần 30% diện tích lúa - tôm toàn huyện.

Huyện Thới Bình tiếp tục mở rộng diện tích trồng giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao, đến năm 2024 đạt 6.203,3 ha, chiếm gần 30% diện tích lúa - tôm toàn huyện.

Ông Huỳnh Hảnh cho biết thêm, bên cạnh mở rộng diện tích sử dụng giống lúa mới, huyện còn tập trung phát triển sản xuất tôm, lúa sạch, hữu cơ gắn với gia tăng giá trị nhãn hiệu “Lúa sạch Thới Bình” và các sản phẩm lúa hữu cơ, tôm sinh thái kết hợp phát triển du lịch cộng đồng. Các cấp, các ngành trong huyện đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân tham gia sản xuất mô hình lúa sạch, lúa an toàn, lúa hữu cơ, đồng thời kêu gọi doanh nghiệp tham gia xây dựng mô hình sản xuất liên kết tiêu thụ lúa hữu cơ trên địa bàn huyện.

Ðối với phát triển du lịch sinh thái gắn với cộng đồng, thời gian qua, huyện tập trung đầu tư mới, nâng cấp, sửa chữa các cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn (cầu, đường) nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại, sản xuất của người dân, du khách; phát động phong trào “Toàn dân tham gia ngày Chủ nhật lao động” gắn với xây dựng đời sống văn hoá, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, góp phần tạo môi trường sống xanh - sạch - đẹp... Ðồng thời, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, kinh doanh du lịch đến liên kết, tham gia phát triển du lịch nông nghiệp.

Huyện phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước xác định rõ thế mạnh để phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái đặc thù, hấp dẫn riêng trên địa bàn, để làm cơ sở xây dựng, hình thành các tour du lịch. Cụ thể, đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn và Phát triển sinh vật biển (MCD) tổ chức hoạt động “Tư vấn chiến lược xây dựng làng nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng xã Trí Lực, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau”; phối hợp với Tổ chức Mekong Organics (Úc) đào tạo, tập huấn “Kỹ thuật sản xuất và thương mại nông sản hữu cơ, phục vụ xây dựng Ðề án phát triển làng hữu cơ Trí Lực - Thới Bình - Cà Mau”...

Phát triển vùng sản xuất sản phẩm chủ lực

Theo Huyện uỷ Thới Bình, phát triển nông nghiệp sạch, hữu cơ gắn với du lịch sinh thái tại địa phương mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đối mặt với không ít thách thức. Lợi thế từ mô hình lúa - tôm hữu cơ giúp thích ứng với biến đổi khí hậu, đáp ứng nhu cầu thị trường sản phẩm sạch, đồng thời phát triển du lịch sinh thái cộng đồng, tăng thu nhập cho người dân; tuy nhiên, chi phí sản xuất cao, yêu cầu tiêu chuẩn khắt khe, năng lực quản lý hạn chế, tác động thời tiết cực đoan... vẫn là rào cản lớn.

Trong tương lai, với sự hỗ trợ chính sách, nhu cầu tiêu dùng bền vững và xu hướng du lịch trải nghiệm, dự báo mô hình này sẽ phát triển tích cực, nâng cao giá trị kinh tế địa phương. Ðể thành công, cần đẩy mạnh liên kết chuỗi giá trị, đầu tư công nghệ, nâng cao năng lực cộng đồng, xây dựng thương hiệu và tăng cường quảng bá sản phẩm, dịch vụ.

Đường Hành lang ven biển phía Nam là một trong những tuyến trọng điểm để phát triển du lịch tâm linh, du lịch sinh thái tại địa phương.

Đường Hành lang ven biển phía Nam là một trong những tuyến trọng điểm để phát triển du lịch tâm linh, du lịch sinh thái tại địa phương.

Hướng đến nền nông nghiệp phát triển bền vững, cũng như cụ thể hoá mục tiêu Nghị quyết 09, năm 2025 địa phương tiếp tục bám sát vào nhiệm vụ trọng tâm, tiếp tục rà soát, củng cố các vùng sản xuất tập trung sản phẩm chủ lực.

Ðối với phát triển vùng sản xuất lúa sạch và lúa hữu cơ, huyện sẽ ưu tiên phát triển các vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp và chọn những giống lúa thích ứng tốt với điều kiện thổ nhưỡng, chống chịu sâu bệnh và có thị trường tiêu thụ sản phẩm. Căn cứ định hướng quy hoạch chung của huyện và bản đồ phân vùng sản xuất cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện (thuộc Ðề án Phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện Thới Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030), bản đồ phân bố các giống lúa trên địa bàn huyện Thới Bình năm 2021 và định hướng đến năm 2025, để tiến hành bố trí lại sản xuất nông nghiệp cụ thể, xác định cơ cấu diện tích sản xuất các vùng sản xuất lúa sạch và lúa hữu cơ theo kế hoạch.

Về phát triển vùng sản xuất tôm sạch và tôm hữu cơ, địa phương sẽ xây dựng các vùng nuôi tôm sạch và tôm hữu cơ gắn với các sản phẩm chủ lực như tôm sú, tôm càng xanh... Phát triển vùng nuôi trồng thuỷ sản sạch, hữu cơ gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu. Phát triển vùng nuôi tôm sạch và tôm hữu cơ theo hướng hiệu quả, bền vững; đa dạng hoá đối tượng và phương thức nuôi phù hợp với lợi thế so sánh của từng vùng; tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi, từ cung ứng giống, vật tư đầu vào, kỹ thuật nuôi, đến chế biến thuỷ sản; áp dụng quy trình thực hành nuôi tốt, an toàn sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái.

Trong phát triển du lịch sinh thái gắn với cộng đồng phải có sự kết hợp lợi thế sẵn có về du lịch sinh thái chung của các huyện bạn, tận dụng tiềm năng của địa phương, phát triển theo định hướng. Ðơn cử như tuyến đường Hành lang ven biển phía Nam và tuyến Quốc lộ 63, tập trung phát triển du lịch tâm linh, di tích lịch sử cách mạng gắn với các điểm du lịch sinh thái, sự tương tác trải nghiệm giữa khách và người dân địa phương thông qua hoạt động sản xuất, thu hoạch sản phẩm nông nghiệp, đánh bắt tôm, cua, cá... gắn với đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân./.

 

Văn Ðum

 

Khát vọng làm giàu từ biển

Với nhiều công trình, dự án, giải pháp đã và đang được triển khai nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế từ biển, mục tiêu xây dựng Cà Mau trở thành trung tâm kinh tế biển bền vững trong vùng và của cả nước vào năm 2030 dần trở thành hiện thực.

Nhân đôi thế mạnh

Nhìn tổng thể, bức tranh kinh tế của Bạc Liêu có sự tương đồng với Cà Mau về tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thuỷ sản và phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Vì thế, việc hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau mở ra nhiều kỳ vọng phát triển bứt phá cho vùng đất cuối trời Tổ quốc, khi nguồn lực được tập trung, khai thác và phát huy.

Thuỷ sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn

Với vị trí địa lý đặc thù là vùng đất cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau sở hữu bờ biển dài, nhiều cửa sông lớn thông ra biển, mở ra tiềm năng to lớn cho nghề khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Ðặc biệt, sau hợp nhất giữa 2 tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu sẽ tạo không gian phát triển kinh tế thuỷ sản rộng lớn.

Quyết tâm đạt tăng trưởng GRDP sau hợp nhất tỉnh

“Đây là một nhiệm vụ rất khó, phải tập trung hết sức lực để tạo khí thế mới, niềm tin mới sau hợp nhất tỉnh. Việc thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng là tiêu chí đánh giá cán bộ năm 2025, đặc biệt là người đứng đầu”. Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải đã nhấn mạnh tại Hội nghị sơ kết phong trào thi đua “Phấn đấu tăng trưởng GRDP tỉnh Cà Mau năm 2025 đạt 8% trở lên”, diễn ra vào sáng 27/6.

Lực lượng xung kích trong truyền thông chính sách

Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an sinh cho người dân, truyền thông chính sách giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Trong đó, báo chí chính là lực lượng xung kích, không chỉ làm nhiệm vụ tuyên truyền mà còn đồng hành, phản biện và giám sát quá trình thực thi chính sách, pháp luật. Tại tỉnh Cà Mau, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và báo chí địa phương đã minh chứng rõ nét cho vai trò này.

Tập trung mọi nguồn lực để tăng trưởng

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/1/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế; hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế tỉnh Cà Mau đã chuyển biến tích cực, góp phần đưa nền kinh tế tỉnh vượt qua được những khó khăn, thách thức trước những biến động chưa từng có của bối cảnh trong nước và quốc tế.

Ðổi mới để sản xuất hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh, với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, nhiều yếu tố tác động đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trên địa bàn huyện tích cực đổi mới để sản xuất đạt hiệu quả. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.

Người bạn tin cậy phát triển

 “Báo chí là một kênh quảng bá, giới thiệu uy tín, tin cậy, có sức lan toả lớn đối với doanh nghiệp (DN). Báo chí trở thành diễn đàn, cầu nối để cộng đồng DN gởi gắm tâm tư, tình cảm, kiến nghị, đề xuất cho sự ổn định, phát triển. Báo chí góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh trong sạch, lành mạnh, tạo ra sự liên kết, cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường, góp phần xây dựng một cộng đồng DN Cà Mau ngày càng lớn mạnh”, ông Lê Hoàng Phước, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh, khẳng định.

Để hoạt động hợp tác xã đúng và tốt hơn

Sáng 23/6, Liên minh HTX tỉnh kết hợp với Trường Trung cấp nghề và Đào tạo cán bộ hợp tác xã (HTX) miền Nam tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ kinh tế tập thể, HTX năm 2025.

Ðồng hành cùng nông thôn

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã và đang tạo nên những đổi thay mạnh mẽ, tích cực ở nhiều địa phương. Để đạt được những thành tựu đó, bên cạnh sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, có vai trò quan trọng của báo chí trong tuyên truyền, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng NTM đi đúng hướng và đạt hiệu quả tích cực.