ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 08:43:29
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chuyện giữ Sắc thần ở đình Tân Lộc

Báo Cà Mau (CMO) Trong câu chuyện kể về quãng thời gian 167 năm truyền đời giữ gìn Sắc thần của đình Tân Lộc (huyện Thới Bình), ông Hồ Thanh Sơn, Chánh bái đình, trầm ngâm: “Mấy chú biết hông, có thời gian Ban Quản trị đình phải “té ngửa” bởi bảng dịch Sắc không chuẩn xác. Chúng tôi nghĩ cạn rằng Sắc không phải của đình. Vì vậy, khó lòng giải đáp những thắc mắc về tên gốc của ngôi đình làng”.

Lời tự sự này của ông Sơn cũng rất đúng với cung cách và danh uy của một người được tin tưởng giao trọng trách kế nhiệm Chánh bái. Bởi nếu không minh chứng được Sắc phong đang lưu giữ tại đình là của vua ban cho đình thì khác nào mang danh “kẻ trộm”. Trong thiết chế văn hoá làng ở Việt Nam luôn xem việc được vua phong Sắc là việc hệ trọng, vì Sắc thần được coi là sự công nhận chính thức của Nhà nước về vị Thần Hoàng và cũng là sự công nhận sự hợp pháp của làng xã.

Ông Dương Minh Vĩnh, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Cà Mau nói về ý nghĩa của các bản Sắc ở đình làng Cà Mau.

Ông Sơn là người kế nhiệm Chánh bái thứ bảy của đình. Nhận trọng trách, chỉ biết ý nghĩa của trách nhiệm lớn lao này thông qua những sự hiểu biết truyền đời và sự tôn nghiêm, sùng bái đình thần của Nhân dân. Rồi ông cùng Ban Quản trị và những bậc cao niên quyết định mời một số vị từ tỉnh bạn về dịch Sắc. Nguyên bản của Sắc là chữ Hán nôm, không một ai ở Tân Lộc thời đó biết rõ về loại văn tự này. Nhưng khi dịch Sắc phong thần, những vị khách mời cũng bộc lộ nhiều hạn chế về âm và phương thức liên đới các điển tích, điển cố trong văn Hán nôm nên phán rằng: Sắc phong thần của Ðình thần Tân Lộc có nguồn gốc từ Sóc Trăng (PV). Từ đó, trong các lễ Kỳ Yên hàng năm, Ban Quản trị rất ngại trong công tác khán Sắc.

Ông Dương Minh Vĩnh, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Cà Mau, người được các bậc cao niên ở đình Tân Lộc sùng bái trong hành trình tìm lại tên cho đình, nhớ lại: “Không phải ngẫu nhiên mà Ban Quản trị Ðình thần Tân Lộc lo lắng về cái tên hiện nay của đình không đúng với tên được vua sắc phong. Tên đình hiện hữu là Ðình thần Tân Lộc, nhưng trong Sắc phong thần lại tên là Tân Mỹ và rất lâu rồi chưa có cứ liệu lịch sử nào để chứng minh sự hợp lý của mối quan hệ giữa Tân Lộc và Tân Mỹ.

Ðồng thời, việc dịch Sắc phong thần của đình có đôi lúc không chính xác vì cách dịch Sắc phong phải theo những quy chuẩn riêng biệt, dẫn đến những sai lầm, gây nên sự nghi vấn đáng suy ngẫm”.

Với góc độ là nhà nghiên cứu di tích và làm công tác quản lý, ông Dương Minh Vĩnh cho biết thêm về công trình nghiên cứu của mình: Trong tác phẩm "Tìm hiểu về đất Hậu Giang" của Nhà văn Sơn Nam có đoạn (trang 75): Vùng chợ Cà Mau nào phải quá lạc hậu! Ðã có ngôi Cà Mau cổ tự, Thiên Hậu tự, Hải Linh tự (thờ cá ông ở vàm sông Ông Ðốc. Liệt nữ Nguyễn Thị Nương (quê ở Tân Mỹ thôn) chịu chết giữ vẹn tiết hạnh…

Trong “Gia Ðịnh thành thông chí" của Trịnh Hoài Ðức thì tỉnh Cà Mau thuộc vùng đất của huyện Long Xuyên xưa: Huyện Long Xuyên thời nhà Nguyễn độc lập, thuộc phủ An Biên, tỉnh Hà Tiên, tỉnh từng tồn tại trong khoảng những năm 1832-1867.

Năm 1897, Cà Mau có 3 tổng, gồm: Quản Long, Long Thuỷ và Quản Xuyên, có 41 thôn, làng. Riêng Tổng Long Thuỷ có 18 thôn gồm: Cửu An, Hữu Lợi, Hữu Ngãi, Kiết An, Long Ðiền, Phong Thạnh, Tân An, Tân Bình, Tân Hoá, Tân Mỹ, Tân Nghĩa, Tân Phong, Tân Quy, Tân Thới, Tân Thuộc, Tân Xuyên, Thạnh Hoà, Thạnh Trị. Tổng Long Thuỷ lấy hai bên rạch Cai Ðiền đến Gành Hào, giáp với dòng sông Mương Ðào làm giới hạn. Như vậy, thôn Tân Mỹ thuộc huyện Long Xuyên (Cà Mau ngày nay).

“Trùng hợp và may mắn, đối diện với Ðình thần Tân Lộc cách con sông có một ngôi miếu rất nhỏ của dòng họ Nguyễn thờ một vị linh nhân đã lâu lắm rồi chưa được trùng tu, tôn tạo, rất ít người chú ý. Khi hỏi ra mới rõ, miếu ấy thờ Liệt nữ Nguyễn Thị Nương, người sống ở vùng này xưa kia, có những mẩu chuyện về liệt nữ thà chết để giữ tiết hạnh, được mọi người ca tụng”, ông Vĩnh kể lại trong chuyến khảo cứu năm 2013 tại Tân Lộc.

Theo Sắc phong tại Đình thần Tân Lộc (tạm dịch từ Hán nôm sang): Thần Thành hoàng bổn cảnh, vốn đã được tặng là thần Quảng hậu Chính trực Hựu thiện, giúp nước cứu dân, từng nhiều lần hiển hiện linh ứng. Ta nay vâng theo mệnh sáng của trời, nghĩ nhớ các đức tốt của thần, tặng thêm là thần Quảng hậu Chính trực Hựu thiện Ðôn ngưng, vẫn chuẩn cho thôn Tân Mỹ, huyện Long Xuyên, thờ phụng như cũ. Thần thì phải giúp đỡ để bảo vệ cho dân đen của ta. Kính đấy! Ngày 29/11, năm Tự Ðức thứ 5 (nhằm ngày 8/1/1853).

Như vậy, từ những cứ liệu lịch sử đã làm sáng tỏ nỗi lo của Ban Quản trị Ðình thần Tân Lộc rằng Sắc thần của đình Tân Lộc có tên gốc là Tân Mỹ.

“Khi ông Vĩnh công bố công trình nghiên cứu này và được các ngành chức năng thông qua thì Ban Quản trị Đình thần Tân Lộc mới nhẹ nhõm và sốt sắng hẳn. Việc này được thể hiện bằng những dịp Kỳ Yên ngay sau đó luôn linh đình và trang trọng”, ông Út Sơn vừa cười vừa giải thích.

Rồi ông cùng các vị cao niên kể về những giai đoạn chiến tranh ác liệt diễn ra trên đất Tân Lộc, cùng với đó là cả quá trình gian nan người Tân Lộc giữ đất, giữ đình, giữ Sắc phong của vua.

Những năm chiến tranh loạn lạc, ngôi đình đã nhiều lần bị đốt phá, nhưng sau đó lại được Nhân dân địa phương sửa chữa, trùng tu. Theo những người lớn tuổi ở địa phương, để giữ gìn được nguyên vẹn Sắc thần, Ban Quản trị đình đã nghĩ ra nhiều cách cất giấu, có lúc Sắc thần được cất giấu trên ngọn cây dừa để tránh tai mắt địch.

Tuy nhiên, để bảo quản tốt (tránh mất trộm), Ban Quản trị đình đã lập gian thờ, thờ Sắc ở nhà riêng của vị Chánh bái hay những vị có nhiều công lao bảo vệ, gìn giữ và việc làm ấy được duy trì đến ngày nay.

“Thời gian này, theo nghiên cứu của tôi việc triều đình nhà Nguyễn thông cáo toàn dân đến Kinh thành Huế nhận Sắc phong còn có cả ý nghĩa kinh tế lẫn chính trị. Về kinh tế, khi các làng cử người ra Kinh thành nhận Sắc sẽ dâng lễ vật và lễ vật ấy được dùng trong chuyện quân sự. Về chính trị, Sắc phong của vua ban như một minh chứng bằng văn tự về địa giới quốc gia”, ông Vĩnh nói.

Chính vì giá trị của các bản Sắc thần của đình làng nói chung, ở Cà Mau nói riêng không thể đo đếm nên việc bảo vệ khỏi mất cắp hết sức cẩn trọng. Nhiều thế hệ ở Tân Lộc thay nhau giữ Sắc, phát huy giá trị truyền thống đình làng suốt 167 năm qua là một minh chứng cho niềm tin và sự tín ngưỡng cao cả. Cứ đến dịp Kỳ Yên là vùng quê này lại huyên náo bởi những hoạt động lễ hội dân gian và tục rước Sắc, khán Sắc theo nghi lễ cung đình. Tục ấy còn thể hiện tính cộng đồng cao, bà con trong vùng có dịp gần gũi nhau hơn, là cầu nối tâm linh và thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn. Đồng thời cũng là hình thức trao truyền văn hoá truyền thống của dân tộc từ thế hệ trước sang thế hệ sau./.

 Phong Phú

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).