ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 22-11-24 03:06:50
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chuyện ở ấp trắng hộ nghèo

Báo Cà Mau (CMO) "Xóm nhà tường" là cái tên gọi vui cho Ấp 1, xã Tân Lộc Bắc, huyện Thới Bình, bởi chạy dài hàng cây số trong ấp không thấy bóng dáng của một căn nhà lụp xụp mà là hình ảnh hàng nối hàng của những ngôi nhà khang trang. Chỉ khi kinh tế phát triển thì bộ mặt nông thôn mới thay đổi như thế.

Phó bí thư Chi bộ kiêm Trưởng Ấp 1 Trần Văn Giới tâm sự: “Có thể nói đời sống bà con trong ấp thay đổi từ khi được chính quyền địa phương và Nhân dân cùng bắt tay vào xây dựng nông thôn mới”.

Ông Trần Văn Giới, Phó bí thư Chi bộ, kiêm Trưởng Ấp 1, là người tiên phong trong các mô hình kinh tế: Nuôi cá bống tượng, tôm 2 giai đoạn... thu nhập từ 300-400 triệu đồng/năm.

Toàn ấp hiện có 184 hộ, trong đó có 17 hộ dân tộc Khmer. Năm 2016, phong trào xây dựng nông thôn mới được phát động và lan toả mạnh mẽ trong Nhân dân. Thời điểm ấy, toàn ấp có 4 hộ nghèo, ông Giới cùng các đảng viên trong chi bộ ra sức giúp đỡ cho các hộ dân thoát nghèo bằng nhiều việc làm thiết thực như: Hỗ trợ tiền, gạo, hướng dẫn cách làm ăn, tổ chức tập huấn canh tác đúng theo quy trình kỹ thuật. Bên cạnh đó, ông cũng là người tiên phong phát triển nhiều cách làm ăn hay để bà con cùng học hỏi, cùng làm giàu. Cuối năm 2018, hộ nghèo cuối cùng của ấp đã vươn lên thoát nghèo.

Điểm nhấn trong câu chuyện xây dựng nông thôn mới tại Ấp 1 là khi chuyển đổi từ độc canh cây lúa sang nuôi tôm quảng canh 2 giai đoạn. Chính quyết định đúng đắn này đã đánh thức tiềm năng của đất và người nơi đây. Trước đây, diện tích nuôi tôm trong xã chỉ chiếm một phần rất nhỏ, việc nuôi tôm quảng canh 2 giai đoạn chỉ có ông Giới cùng một vài hộ mạnh dạn thử nghiệm và đạt kết quả khả quan. Từ đó, bà con chủ động tìm đến học hỏi kinh nghiệm và làm theo. Đến nay, tổng diện tích nuôi tôm trên 9 ấp là 185 ha, trong đó Ấp 1 có  40 ha, dự kiến sẽ nhân rộng lên trên 300 ha.

Từ hiệu quả của mô hình, Tổ hợp tác Nông nghiệp thuỷ sản Ấp 1 ra đời, ban đầu chỉ có 7 thành viên, nay tăng lên 46 thành viên. Tất cả đều ý thức được nhu cầu của mình nên chủ động liên hệ cán bộ vào tập huấn kỹ thuật mà không cần bất cứ nguồn kinh phí hỗ trợ nào.

Ông Hứa Văn Tiết có tổng diện tích 3 ha đất canh tác, trong đó có 2 ha ông dành cho nuôi tôm quảng canh 2 giai đoạn. Là 1 trong 7 thành viên đầu tiên tham gia vào tổ hợp tác, ông Tiết cho biết: “Trước đây do sản xuất theo phương pháp truyền thống nên không có lãi, từ đầu năm 2019 tôi  triển khai mô hình này, thả con giống thưa nhằm giảm thiểu lượng thức ăn. Chỉ sau 3 tháng rưỡi, tôi thu hoạch được 120 kg tôm, cao hơn nhiều vụ trước”.

Anh Nguyễn Duy Thanh, cán bộ khuyến nông xã Tân Lộc Bắc, cho biết, để mô hình phát triển bền vững cần phải đi theo từng bước, không triển khai đồng loạt, áp dụng điệp khúc nhân rộng, duy trì, vừa làm vừa rút kinh nghiệm.

Theo Phó chủ tịch UBND xã Tân Lộc Bắc Võ Văn Ấu, nhược điểm trong sản xuất của bà con là không có nhật ký canh tác, vẫn còn đi theo lối mòn của kiểu sản xuất truyền thống, nên khi thu hoạch xong, thu nhập chỉ ở mức phỏng đoán, thậm chí lỗ vốn. Chính vì thế, cán bộ chuyên trách phải có trách nhiệm khuyến cáo bà con tự giác áp dụng khoa học - kỹ thuật để phát triển mô hình một cách bền vững. “Người quản lý Nhà nước phải làm cơn gió thúc đẩy người dân có ý thức trong việc canh tác để mang lại hiệu quả cũng như lợi nhuận”, ông Ấu nhấn mạnh./.

Hữu Nghĩa

Ðồng tâm hiệp lực phòng, chống sạt lở

Khi nào Cà Mau khắc phục được tình trạng sạt lở ven biển, ven sông? Ðây là câu hỏi hiện nay gần như chưa ai có câu trả lời chính xác. Bởi tình trạng sạt lở luôn diễn biến khó lường, trong khi hạ tầng thuỷ lợi chưa được đầu tư hoàn thiện, nguồn lực lại đang khó khăn...

Nhiều hạn chế cần khắc phục trong phòng, chống thiên tai

Vừa qua, trưởng các khu vực đã tổ chức kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại địa bàn được phân công phụ trách trong toàn tỉnh. Trên cơ sở kiểm tra thực tế, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) tỉnh, đánh giá, công tác tổng kết PCTT&TKCN năm 2023 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2024 đã được các địa phương thực hiện đầy đủ, kịp thời.

An toàn của người dân là trên hết

Ðể kịp thời ứng phó với biến đổi khí hậu cũng như thích nghi với triều cường biến động, xã Khánh Hội, huyện U Minh chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng, chống thiên tai (PCTT), tìm kiếm cứu nạn (TKCN). Trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân, nhất là ngư dân trong việc chủ động phòng chống, nhằm giảm thiểu thiệt hại, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.

Sẵn sàng hỗ trợ người dân

Mưa lớn, triều cường, ngập lụt, dông lốc, sạt lở đất, xâm nhập mặn... là những loại hình thiên tai được dự báo sẽ có nguy cơ diễn ra từ nay đến cuối năm và sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, nhất là sản xuất của người dân. Trước dự báo này, người dân cần chủ động bảo vệ sản xuất, tài sản.

Vất vả nghề bám biển

Vất vả và luôn phải đối diện với hiểm nguy, nhưng đó chưa phải là tất cả những gì mà ngư dân phải đối mặt trong hành trình mưu sinh trên biển. Quá trình lao động nơi đầu sóng của những ngư dân, đôi lúc phải đánh đổi bằng cả tính mạng, nhất là đối với các phương tiện nhỏ.

Sẵn sàng nhân lực, vật lực ứng phó thiên tai

Theo nhận định của Ðài Khí tượng thuỷ văn tỉnh Cà Mau, từ nay đến cuối năm 2024 còn khoảng 4-5 cơn bão, áp thấp nhiệt đới (ATNÐ) trên biển Ðông, trong đó khoảng 2-3 cơn đổ bộ vào đất liền, tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và các tỉnh phía Nam. Trên địa bàn tỉnh có khả năng xuất hiện nhiều loại hình thiên tai khác như: gió mạnh trên biển, mưa lớn, triều cường, ngập lụt, dông lốc, sạt lở đất ven sông, ven biển.

Chủ động ứng phó thiên tai trên biển

Công tác phòng chống thiên tai (PCTT) trên biển đang được sự quan tâm đặc biệt, khi thời tiết biến đổi liên tục và thất thường. Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) tỉnh, có buổi trò chuyện cùng phóng viên Báo Cà Mau về nhiều phương án phòng chống thiên tai và hỗ trợ ngư dân trên biển trong tình hình biến đổi khí hậu (BÐKH).

Bảo vệ nhà ở và sản xuất trước thiên tai

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Phú Tân, mưa dông, lốc xoáy làm sập, tốc mái 24 căn nhà (sập hoàn toàn 5 căn, tốc mái 19 căn); chìm 3 tàu cá, hư hỏng 2 cụm pa nô, tổng thiệt hại trên 1 tỷ đồng.

Nhiều khó khăn trong thu quỹ Phòng, chống thiên tai

Quỹ Phòng, chống thiên tai (PCTT) được xác định là nguồn lực quan trọng để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên tai xảy ra. Tuy nhiên, tại huyện U Minh, nhiều năm qua việc thu quỹ PCTT luôn đạt thấp, nhiều đơn vị, doanh nghiệp đang chậm trễ trong việc nộp quỹ.

Kiểm soát chặt, thích ứng nhanh

Những tháng cuối năm, vùng biển phía Nam là nơi thường xuyên xuất hiện bão, mưa lớn và gió mạnh. Ðể đảm bảo an toàn cho người và phương tiện ra khơi, bên cạnh tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp an toàn, ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh còn tăng cường kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn ngư dân trang bị những thiết bị cần thiết trên tàu cá.