ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 7-5-25 11:40:35
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chuyện ở những ấp “5 không” - Bài 2: Khởi sắc ấp “nhiều có”

Báo Cà Mau (CMO) Nơi chúng tôi đi qua và trở lại có điểm chung là có những đầu tàu bí thư chi bộ và trưởng ấp luôn song hành, đồng thuận trong các mặt công tác tại địa phương. Họ chính là những nhân tố tích cực mang nhiều cái có về cho những ấp “5 không” ngày nào.

Nhiều mô hình hay

Về những ấp khó khăn trước đây từng là vùng trũng, “túi nghèo”, giờ đã khác xưa rất nhiều. Áo mới đã được khoác lên cho quê hương, với sự đi đầu của những đảng viên cao niên.

Theo chân ông Nguyễn Xuân Thuỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam xã Tân Thuận (huyện Ðầm Dơi), chúng tôi đến thăm bà con ấp Lưu Hoa Thanh và cảm nhận về sự thay da đổi thịt của vùng đất khó ngày nào.

Ông Thuỷ cho biết: “Lưu Hoa Thanh giờ chỉ còn 63 hộ nghèo, không có hộ cận nghèo, đó là nỗ lực rất đáng được trân trọng của cả tập thể từ ấp đến xã. Trong gian khó nổi lên nhiều mô hình hay: “sáng, xanh, sạch, đẹp”; “giúp nhau vươn lên thoát nghèo”. Qua đó, diện mạo nông thôn mới ngày càng hiện hữu. Các tiêu chí không quá xa lạ với người dân nữa, mà trở thành gần gũi hàng ngày với công việc sản xuất và sinh hoạt đời thường của nông dân”.

Ông Nguyễn Minh Dân, Bí thư Chi bộ ấp Lưu Hoa Thanh, tâm đắc: “Gắn bó bao đời với vùng đất khó này, từ khi còn lãnh đạo xã, giờ về hưu, giữ vai trò Bí thư Chi bộ ấp, tôi đã chứng kiến sự vượt khó của ấp Lưu Hoa Thanh. Càng tâm huyết hơn khi diêm dân hiện nay đã có hợp tác xã sản xuất muối để làm ăn có tổ chức và vững tin hơn về đầu ra cho sản phẩm”.

Hơn nữa, Dự án điện gió Tân Thuận cũng mang thêm làn gió mới về vùng đất khó. Những trụ điện sừng sững vươn cao trên sông Gành Hào, hứa hẹn tương lai bừng sáng.

Ðảng viên đi đầu

Ở các địa phương đi qua, chúng tôi thấy được sự đồng tâm hiệp lực của các hội, đoàn thể, dưới sự chỉ đạo của chi bộ và trưởng ấp với nhiều bài học hay từ công tác dân vận. Hộ nào của phụ nữ thì phụ nữ xắn tay vào, hộ nào là cựu chiến binh thì những người Bộ đội Cụ Hồ đến vận động... Phân công từng địa bàn cụ thể với vai trò của các tổ tự quản vào cuộc, phương châm gương mẫu làm tốt để người dân tin và làm theo.

Ấp Công Nghiệp, xã Tân Hải có hai anh em ruột: Phạm Thành Ðô (Trưởng ban công tác Mặt trận ấp) và Phạm Thành Khoẻ, đi đầu trong công tác hội. Kinh tế gia đình hai anh em bền vững với mô hình ươm dèo cua giống, cung cấp cho người dân trong vùng và các địa phương lân cận. Sau 5 năm trở lại, mô hình của ông Ðô và ông Khoẻ ngày càng phát triển với hàng trăm ao dèo, đất quanh nhà không còn để trống.

Ấp Công Nghiệp hiện nay trở thành ấp điển hình trong xây dựng nông thôn mới của xã Tân Hải, huyện Phú Tân.

Hơn 10 năm là nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh, ông Nguyễn Thanh Lùng, Bí thư Chi bộ ấp Mỹ Hưng, xã Trần Thới, huyện Cái Nước thực sự trở thành tấm gương sáng cho phong trào nông dân sản xuất giỏi và công tác ở địa phương. Gần nhà ông Nguyễn Thanh Lùng có đảng viên cao niên Nguyễn Văn Dân, bạn uống trà hàng ngày, cũng là người đồng tâm trong nhiều mô hình kinh tế bền vững; giữ vững cảnh quan môi trường nông thôn.

Ông Trương Minh Chiến, Bí thư Chi bộ ấp Công Nghiệp, xã Tân Hải, huyện Phú Tân, cho biết: “Với lợi thế chi bộ có nhiều cán bộ hưu trí nên nội dung sinh hoạt chi bộ đa dạng và phong phú. Chi bộ ấp Công Nghiệp phát huy tối đa hiệu quả công tác dân vận; phân công theo địa bàn và phát huy tối đa vai trò của các tổ tự quản”.

Bà Võ Thị Ngọc Hân, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện Phú Tân, cho biết: “Nhiều năm qua, Phú Tân nổi bật với Nghị quyết 02 về việc phân công đảng viên giúp đỡ hộ nghèo và phát triển thêm thành Nghị quyết 03, Nghị quyết 04 cũng cùng nội dung, nhưng sát với tình hình thực tế. Những nghị quyết này thực sự trở thành dấu ấn và động lực cho công tác xây dựng Ðảng ở các địa phương trong huyện”.

Những tổ chức Ðảng, những đảng viên đầu tàu ở những ấp  “5 không” ngày nào đã không ngại khó, tiên phong đi đầu; góp phần tô thắm bức tranh nông thôn Cà Mau ngày càng tươi sáng và đa sắc màu./.

 

Phú Hữu

 

Lưu Hữu Phước – Nhạc sĩ tài danh đất Tây Đô

Hai ba thế hệ người Việt Nam hát những ca khúc của nhạc sĩ tài danh Lưu Hữu Phước. Không có cuộc đời nào, tâm hồn nào trên đất nước Việt Nam thân yêu thế kỷ vệ quốc anh hùng mà không được Lưu Hữu Phước giục giã.

Ngày giải phóng Cà Mau

Cà Mau - địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 3: Bức tranh văn hoá đa sắc

Dù ở vùng đất mới, gốc gác khác biệt, song khi về tới Cà Mau, thế hệ tiền nhân đã sớm ý thức về nguồn cội, quần tụ và cố kết với nhau bằng sợi chỉ đỏ chảy xuyên suốt của nền văn hoá dân tộc Việt Nam bốn ngàn năm: “Từ thuở mang gươm đi mở cõi/Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 2: Con người Cà Mau - Nét duyên xứ sở

Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng: “Con người là chủ thể văn hoá, cách ứng xử của con người với chính mình, với thiên nhiên và các mối quan hệ xã hội định hình nên đặc điểm và tính cách của nền văn hoá ấy”. Ở vùng đất mới Cà Mau, nếu không nói về con người Cà Mau, tính cách và cốt cách của con người Cà Mau thì quả thật là một điều thiếu sót lớn. Hồn cốt quê hương, khí phách của ông cha là nơi hậu thế soi chiếu vào đó để nhận diện được chính mình và khơi mở những chặng đường tương lai của mảnh đất này.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc

Khi Báo Cà Mau đăng loạt ghi chép pha chút hơi hướng khảo cứu này, tỉnh Cà Mau đang hừng hực khí thế, với thế và lực mới vững vàng hoà vào dòng chảy thời đại cùng cả dân tộc, đất nước Việt Nam tiến bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển phồn thịnh, giàu mạnh, hạnh phúc.

Dì tôi - Người đàn bà đi qua hai cuộc kháng chiến

Trước đây không lâu, Báo Cà Mau có đăng bài viết về chuyện bà Hai Ðầm tham gia trận diệt đồn Tân Bằng năm 1946. Trong trận đánh táo bạo này, bà được Chi bộ Thới Bình cài vào đồn giặc Pháp làm nội gián để cùng bộ đội ta thực hiện phương án “nội công ngoại kích”. Bài viết theo lời kể của ông Huỳnh Văn Tứ ở thị trấn Thới Bình, người cùng thế hệ và có mối quan hệ thân tộc với bà Hai Ðầm.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài cuối: Ðổi mới phương pháp dạy và học

Việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDÐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) đã nhận được sự đồng thuận của xã hội. Bởi chính phụ huynh, học sinh và cả các thầy cô giáo nhận ra đã đến lúc cần thay đổi tư duy giáo dục theo hướng mở.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều

Thông tư 29/2024/TT-BGDÐT ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (Thông tư 29) quy định về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Câu hỏi đặt ra là việc quản lý sau đó như thế nào để không có việc “nóng” kiểm tra thời gian đầu, còn sau lại đâu vào đó? Giáo viên, phụ huynh và học sinh các cấp sẽ “sống” cùng với thông tư như thế nào? Bên cạnh đó, các cơ sở dạy thêm trên địa bàn tỉnh Cà Mau cũng đang oằn mình để đón thêm lượng học viên quá tải...

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài cuối: Nền móng vững chắc cho Cà Mau vươn xa

Chủ trương sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, một quyết sách chiến lược của Chính phủ hướng đến bộ máy hành chính tinh gọn đã mang đến những thay đổi sâu rộng trong quản lý đô thị trên cả nước. Tại Cà Mau, bối cảnh mới này đòi hỏi sự đánh giá lại về quỹ đạo phát triển của các khu vực đô thị, đặc biệt là những nơi đã nỗ lực xây dựng các tiêu chí đô thị văn minh. Tới đây, các danh xưng hành chính có thể thay đổi, nền tảng hạ tầng, kinh tế và xã hội đã được kiến tạo vẫn là tài sản vô giá, làm nền móng vững chắc, định hình tương lai phát triển của Cà Mau sau này.