ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 17-9-24 03:06:15
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cơ hội học tập và làm việc tại tỉnh nhà

Báo Cà Mau (CMO) Trường Cao đẳng Nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau là một trong những trường cao đẳng được đầu tư trọng điểm của tỉnh, giúp tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo nguồn lao động đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, đặc biệt là những nghề đòi hỏi kỹ thuật cao, hiện đại. Về tương lai, Trường Cao đẳng Nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau được kỳ vọng trở thành một trong những trường cao đẳng nghề uy tín, trọng điểm trong khu vực, không chỉ đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh nhà mà còn thu hút được học sinh, sinh viên các tỉnh bạn.

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Nhung, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau, thông tin: Trường Cao đẳng Nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau thành lập năm 2015. Sau 8 năm hoạt động, trường đạt một số kết quả đáng ghi nhận. Uy tín, hình ảnh nhà trường được nâng lên, tỷ lệ người dân biết đến và đăng ký tham gia học mỗi năm mỗi tăng. Ba năm liền trường đạt và vượt chỉ tiêu được giao.

Tỷ lệ đăng ký học đông nên nhà trường phải thực hiện xét tuyển trên cơ sở kết quả học tập và rèn luyện của học sinh ở trường phổ thông. Có những ngành điểm thấp nhất xét vào học phải đạt 7.4 (Công nghệ ô tô). Do chất lượng đầu vào tốt nên chất lượng đào tạo cũng được tăng lên.

Học viên thực hành ngay trên những thiết bị hiện đại được đầu tư tại trường, giúp nâng cao chất lượng tay nghề khi ra trường. Ảnh: ÐẶNG DUẨN

Trường thực hiện cam kết giới thiệu việc làm cho người học sau tốt nghiệp. Hàng năm, trường kết hợp tổ chức phát bằng tốt nghiệp, đồng thời phối hợp với các doanh nghiệp, Trung tâm Dịch vụ việc làm tổ chức gian hàng giới thiệu việc làm cho học sinh, sinh viên, thông tin phụ huynh nắm và dự (nếu có nhu cầu). Tỷ lệ người học có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp đạt trên 90%.

Quy mô người học tăng gấp nhiều lần sau 8 năm hoạt động. Năm 2015 chỉ có hơn 100 học sinh, sinh viên, hiện nay đạt khoảng 6 ngàn (chính quy gần 1.500 học sinh, sinh viên; loại hình khác dao động 4-5 ngàn học viên).

Ðội ngũ giảng viên tăng về số lượng cũng như chất lượng. Hiện trường có 82 người làm việc, trong đó giảng viên cơ hữu có 55 người; có 2 tiến sĩ, 26 thạc sĩ.

- Các hình thức đào tạo và các nghề được xem là thế mạnh được đào tạo tại trường hiện nay và trong định hướng sắp tới là gì, thưa bà?

TS Nguyễn Hồng Nhung: Hình thức đào tạo gồm chính quy (trung cấp, cao đẳng), liên thông (liên kết các trường đại học tổ chức đào tạo liên thông đại học loại hình vừa làm vừa học) và thường xuyên (sơ cấp, đào tạo thường xuyên dưới 3 tháng).

Trường đào tạo chủ yếu về lĩnh vực kỹ thuật công nghiệp (Chế biến thuỷ sản, Công nghệ ô tô, Ðiện lạnh, Cơ điện tử, Ðiện công nghiệp, Công nghệ thông tin, Nuôi trồng thuỷ sản...), phù hợp với nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp, cũng như nhu cầu về thợ thực hiện các dịch vụ phục vụ đời sống Nhân dân nên có nhiều thuận lợi về đầu ra cho người học. Vì vậy, nghề nào cũng xem như thế mạnh của trường, tuy nhiên mỗi nghề có độ “hot” khác nhau, thời gian gần đây các nghề được xem như “hot” là Công nghệ ô tô, Ðiện lạnh, Cơ điện tử.

Nhà trường sẽ phát triển đào tạo các nghề được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đầu tư cấp độ quốc tế (Chế biến thuỷ sản, Công nghệ ô tô, Ðiện lạnh, Cơ điện tử, Công nghệ thông tin) và quốc gia (Ðiện công nghiệp, Nuôi trồng thuỷ sản). Sẽ tập trung phát triển nghề mũi nhọn, đạt chuẩn quốc tế, gắn với kinh tế chủ đạo của địa phương, đó là chế biến và bảo quản thuỷ sản, năng lượng tái tạo.

Về quy mô như hiện nay là tương đối phù hợp, nên không chủ trương tăng quy mô thời gian tới, mà chú trọng nâng cao chất lượng đầu vào và đầu ra của người học; đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp.

- Học sinh tốt nghiệp THCS, THPT muốn chọn học tại trường thì cơ hội học lên cao hơn sẽ như thế nào, thưa bà?

TS Nguyễn Hồng Nhung: Khi cho con em đăng ký học tập tại trường, phụ huynh sẽ được thông tin đầy đủ về các chính sách, chương trình học tập, kết quả học tập của con em một cách thường xuyên. Nhà trường thực hiện số hoá tất cả các hoạt động nên phụ huynh được kết nối, hỗ trợ khi liên hệ với nhà trường nhanh chóng và thuận lợi nhất.

Về học phí, căn cứ Thông tư 05/2023 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trường có 4 nghề thuộc danh sách nghề nặng nhọc (Công nghệ ô tô, Ðiện lạnh, Ðiện Công nghiệp, Chế biến thuỷ sản), người học sẽ được miễn học phí 70%. Ðối với học sinh trung cấp (tốt nghiệp THCS có thể đăng ký dự học) được miễn học phí học nghề, được học văn hoá THPT hệ giáo dục thường xuyên để có thể tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia, nhận bằng tốt nghiệp THPT như học sinh ở các trường THPT khác. Hiện trường đang liên kết với Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh thực hiện nội dung này. Ðây là thuận lợi rất lớn cho người học, khi kinh tế của địa phương, của Nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.

Ngoài được hỗ trợ về tài chính như nêu trên, thuận lợi lớn nữa là tiết kiệm thời gian, người học mau chóng gia nhập thị trường lao động, cơ hội việc làm thuận lợi. Học xong THCS, nếu tham gia học trung cấp tại trường, mất 3 năm các em nhận bằng trung cấp và THPT, sau đó học 2 năm có thể tốt nghiệp đại học. Khi học đại học các em vừa làm, vừa học nên đỡ gánh nặng tài chính cho phụ huynh rất nhiều và tổng thời gian mất có 5 năm. Trong khi, nếu học THPT theo truyền thống thì sau 3 năm mới chỉ có bằng THPT, còn học xong đại học mất ít nhất 4 năm nữa, tổng thời gian 7 năm.

Về cơ hội học tập lên bậc học cao hơn, trường liên kết với các trường đại học uy tín tổ chức đào tạo liên thông đại học, nên kết thúc chương trình, người học có thể đăng ký học lên đại học nếu không muốn bị gián đoạn thời gian học tập, hoặc có thể đăng ký học đại học bất kỳ thời gian nào của năm nếu có nhu cầu và sắp xếp được thời gian học tập (học chủ yếu thứ Bảy, Chủ nhật).

- Xin cảm ơn bà!

 

Ðặng Duẩn thực hiện

 

Kịp thời hỗ trợ tân sinh viên

Thời điểm giữa cuối tháng 8 và đầu tháng 9 là giai đoạn tân sinh viên đến nhập học tại Phân hiệu Trường Ðại học Bình Dương tại Cà Mau (Phân hiệu). Trước nhu cầu tìm phòng trọ của sinh viên tăng cao, nhiều giải pháp hỗ trợ đã được nhà trường triển khai, giúp các bạn nhanh chóng tìm được nơi ở ổn định, phù hợp.

Nuôi heo đất mua BHXH

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thị trấn Năm Căn, thực hiện nhiều mô hình giúp chị em hội viên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Gần đây nhất là mô hình "Nuôi heo đất tiết kiệm mua bảo hiểm xã hội" (BHXH). Tuy mô hình mới được thành lập nhưng cho thấy hiệu quả rõ rệt, thu hút sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo hội viên.

Ấm áp bữa cơm công đoàn

Thực hiện chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động (LÐLÐ) Việt Nam, các cấp công đoàn trên cả nước đã đồng loạt tổ chức các bữa cơm công đoàn, đặc biệt tập trung tại các công đoàn cơ sở (CÐCS) của các doanh nghiệp (DN) có đông người lao động (NLÐ). Qua đó, giúp đoàn viên, NLÐ yên tâm lao động sản xuất, gắn bó lâu dài và cống hiến cho sự phát triển chung của cơ quan, đơn vị, DN.

Đảm bảo quyền lợi và các chế độ bảo hiểm cho người lao động

100% NLĐ khi vào làm việc tại công ty đều được ký hợp đồng lao động và đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Nợ bảo hiểm - Cần chế tài đủ mạnh

Ông Trịnh Trung Kiên, Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh, cho biết, toàn tỉnh có 864 doanh nghiệp (DN) chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), với số tiền 162,692 tỷ đồng (lãi 46,467 tỷ đồng), gây tác động đến 16.302 người lao động (NLÐ).

Tập huấn năng lực nhà giáo phải sát nhu cầu thực tiễn

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gần đây liên tục tổ chức những buổi hội giảng, tập huấn cho các nhà giáo giáo dục nghề nghiệp nhằm bắt kịp xu hướng đào tạo nghề gắn liền với nhu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp. 

Y tế tư nhân nâng chất lượng khám chữa bệnh BHYT

Những năm qua, bảo hiểm y tế (BHYT) đã trở thành chính sách an sinh quan trọng trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Hiện nay, trên 90% dân số tại tỉnh đã tham gia BHYT, đồng nghĩa với việc nhu cầu chăm sóc sức khoẻ người dân ngày càng cao. Theo đó, nhiều cơ sở khám chữa bệnh (KCB) BHYT tư nhân ra đời, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân.

Ðào tạo nghề phải gắn với giải quyết việc làm

Trong năm 2024, mục tiêu được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đặt ra là thực hiện nhiều giải pháp hiệu quả, tạo chuyển biến tích cực trong công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại địa phương.

Đào tạo nghề phù hợp đối tượng

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, huyện Cái Nước đã tập trung nhiều giải pháp phù hợp thực tế địa phương. Đặc biệt, với thế mạnh sản xuất nông nghiệp, huyện chú trọng đào tạo nghề, truyền nghề nông thôn cho nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, để từ đó giúp họ có cơ hội phát triển kinh tế ổn định.

Giúp đồng bào tôn giáo hiểu và tham gia chính sách an sinh

Tại Toà thánh Ngọc Sắc, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, các vị chức sắc, chức việc vừa được tuyên truyền về chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình. Hoạt động này nằm trong chương trình phối hợp tuyên truyền, vận động chức sắc, chức việc và tín đồ tôn giáo tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình, giai đoạn 2024-2025 giữa 2 đơn vị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) tỉnh và BHXH tỉnh.