ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-4-25 13:01:26
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cơ hội việc làm cho lao động nông thôn

Báo Cà Mau (CMO) Đề án đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã mở ra hướng đi mới cho lao động nông thôn nên nhiều người rất phấn khởi. Đến thời điểm này, số lượng lao động tham gia đăng ký đi làm việc ở nước ngoài khá đông, vượt chỉ tiêu đề ra.

Theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2018-2020, huyện Trần Văn Thời đề ra chỉ tiêu đưa 200 lao động đi làm việc nước ngoài. Theo đó, Ban Chỉ đạo huyện phân công các thành viên phụ trách địa bàn, hướng dẫn các xã, thị trấn tập trung thực hiện đề án; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân đăng ký tham gia xuất khẩu lao động.

Ông Đinh Tấn Lạc, Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Lộc, cho biết, sau khi có sự chỉ đạo của cấp trên, xã xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Mời các bí thư chi bộ, trưởng ấp về trụ sở UBND xã để triển khai kế hoạch, đồng thời giao chỉ tiêu cụ thể cho từng ấp tuyên truyền, vận động những người trong độ tuổi để triển khai và tư vấn.

Ở ấp thấy được lợi ích của việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài nhằm tạo việc làm ổn định và tăng thu nhập cho người dân nên thực hiện rất tích cực. Mặt khác, do hiện tại trên địa bàn xã còn nhiều lao động trong độ tuổi chưa có việc làm ổn định nên khi biết được thông tin này có nhiều người tìm hiểu, đăng ký đi xuất khẩu lao động, đến nay, xã có 4 trường hợp xin đăng ký đi lao động nước ngoài.

Bên cạnh tuyên truyền vận động xuất khẩu lao động, nhiều lớp dạy nghề ở huyện Trần Văn Thời được tổ chức giúp chị em nông thôn ổn định cuộc sống.  Ảnh: Hoàng Vũ

Do không có việc làm ổn định, thu nhập bấp bênh nên 5 năm qua anh Trần Trọng Kết, ấp Rạch Ruộng B, xã Khánh Lộc đi TP Hồ Chí Minh làm nhân viên bán hàng. Khi gia đình cho hay có đề án đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, anh Kết quay về địa phương để đăng ký và được Công ty Nhật Huy Khang tuyển chọn cho học tiếng Nhật. Anh Kết cho biết: "Trước đây, ở địa phương không có việc làm, nếu có thì thu nhập cũng không đảm bảo cuộc sống nên tôi mới đi TP Hồ Chí Minh làm nhân viên bán hàng. Mơ ước của tôi là có được việc làm ổn định, thu nhập kha khá để phụ giúp gia đình và lo cho bản thân sau này. Sau khi được tuyển chọn đi học tiếng Nhật, tôi rất mừng, hy vọng sẽ được đi nước ngoài để lao động, nếu được qua bên đó tôi sẽ cố gắng hết mình".

Anh Đồng Phát Tài, Khóm 4, thị trấn Trần Văn Thời cũng vừa được tuyển chọn đào tạo tiếng Hàn, anh Tài cho biết: "Tôi học xong lớp 12 vào năm 2014 và đăng ký đi bội đội. Sau khi xuất ngũ tôi đăng ký tham gia học nghề sửa chữa ô-tô tại Trường Cao đẳng Nghề số 9 Vĩnh Long. Khi gia đình báo tin có đề án đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, tôi liền trở về địa phương đăng ký và được tuyển chọn nên rất mừng. Theo tôi nghĩ, nếu được đi lao động ở nước ngoài thì tương lai sẽ tốt hơn, trước mắt mình có thu nhập ổn định, khi trở về nước mình có được tay nghề nên dễ tìm việc làm hơn".

Đến thời điểm này, huyện Trần Văn Thời có 110 lao động đăng ký tham gia Đề án đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, vượt 80 lao động so với chỉ tiêu năm 2018. Số lao động đăng ký đi Nhật Bản chiếm hơn 70%, số còn lại đăng ký đi Hàn Quốc, Đài Loan và một số nước khác. Đã có 3 công ty đến huyện Trần Văn Thời thực hiện các bước như: tư vấn việc làm cụ thể, phỏng vấn lao động, thông tin về chi phí xuất khẩu lao động và thủ tục vay tiền theo đề án...

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho lao động đăng ký đi làm việc ở nước ngoài, huyện Trần Văn Thời chỉ đạo các ngành liên quan, các xã, thị trấn triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách hỗ trợ theo quy định. Tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát và đánh giá hoạt động xuất khẩu lao động để có biện pháp khắc phục kịp thời những hạn chế, thiết sót nhằm thu hút lao động tham gia đăng ký ngày càng đông./.

Anh Quốc

Nhiệm vụ mới của ngành công an dần đi vào nền nếp

Nếu như thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong khâu vận hành khi mới tiếp nhận công việc từ Sở Giao thông vận tải (nay là Sở Xây dựng), thì đến thời điểm này, các đầu công việc trong thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) của Ðội Sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ (Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh) dần đi vào nền nếp, bước đầu mang lại hiệu quả.

Hỗ trợ đăng ký thành lập, hoạt động doanh nghiệp

Thực hiện chủ trương, kế hoạch và chỉ đạo của tỉnh về việc đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Kế hoạch và Ðầu tư (nay là Sở Tài chính) đã chỉ đạo, phân công bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) thực hiện TTHC về đăng ký thành lập và hoạt động của DN. Tuy nhiên, do thủ tục phát sinh khá nhiều và quy trình thực hiện thủ tục đăng ký DN trên môi trường mạng còn phức tạp, cần sự hỗ trợ kịp thời, góp phần nâng cao sự hài lòng của DN, cải thiện Chỉ số PCI tỉnh.

Ðổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả kiểm tra

Kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC) được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý, chỉ đạo, điều hành CCHC, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu. Vì thế, công tác kiểm tra không ngừng được đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả, góp phần nâng cao Chỉ số CCHC của tỉnh.

Hoạt động ổn định, thông suốt sau sáp nhập

Ðầu năm 2025, toàn tỉnh có 18 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh với 206 tổ chức bên trong. Thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; sau khi sắp xếp, toàn tỉnh hiện còn 13 cơ quan với 159 tổ chức bên trong, bao gồm 68 phòng, 12 chi cục và tương đương, 79 đơn vị sự nghiệp công lập (giảm 5 cơ quan chuyên môn và 47 tổ chức bên trong).

Ðơn giản thủ tục hành chính theo hướng thực chất

Cắt giảm và đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho tổ chức, cá nhân là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện. Ðiều đó khẳng định quyết tâm của tỉnh Cà Mau trong việc xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

Tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VneID

Ðể đẩy nhanh việc tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, góp phần để người dân được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch triển khai Chiến dịch Tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID.

Cà Mau quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bám sát chỉ đạo của Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, tỉnh Cà Mau khẩn trương, quyết liệt trong triển khai thực hiện, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, gắn với mục tiêu giảm đầu mối và biên chế, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Cà Mau tăng hạng nhiều nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước về chỉ số chuyển đổi số

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố "Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - DTI cấp bộ, cấp tỉnh năm 2023". Theo đó, tỉnh Cà Mau là địa phương được đánh giá là tỉnh tăng hạng nhiều nhất về DTI trong năm 2023 với vị trí 35/63 tỉnh, thành cả nước.

Vì một nền hành chính linh hoạt và toàn diện

Trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Cà Mau luôn xác định cải cách hành chính (CCHC) là khâu đột phá, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình chuyển đổi số. Vì thế, công tác CCHC luôn được thực hiện xuyên suốt, linh hoạt và toàn diện, hướng đến nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 ban hành Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025.