ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 22-9-24 09:37:21
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cổ tích giữa đời thường

Báo Cà Mau (CMO) Tự ti, mặc cảm, khó có đời sống trọn vẹn như những người lành lặn, đó là nỗi đau lớn nhất của những phận đời không may mắn khi cơ thể khiếm khuyết một bộ phận nào đó. Từ một dự án về hỗ trợ người khuyết tật vươn lên, sau nhiều năm, rất nhiều hoàn cảnh đã được phẫu thuật để tái hoà nhập cộng đồng, có được đời sống hạnh phúc. Một kết thúc có hậu như những câu chuyện cổ tích.

Tại chợ xã Trí Phải, cửa hàng sửa điện thoại Hoàng Nhứt luôn có khách ra vào. Ông chủ Châu Văn Nhứt sinh năm 1987 (Ấp 1, xã Trí Phải, huyện Thới Bình) với gương mặt sáng, cử chỉ nhanh nhẹn, là một người vươn lên từ gian khó.

Anh Nhứt bộc bạch: “Gia đình tôi thuộc diện khó khăn, tôi là người con thứ 6 trong gia đình, kinh tế chủ yếu nhờ vào việc làm ruộng. Từ nhỏ tôi bị tật một bên chân, lòng bàn chân hướng lên trên. Bàn chân lật khiến tôi di chuyển khó khăn và tự ti vì khi không được chạy nhảy như bạn bè. Lúc đó tôi 15 tuổi, nếu không có dự án, tôi nghĩ đến nay mình vẫn chưa có điều kiện phẫu thuật”.

Năm 2003, anh Nhứt là một trong số những hoàn cảnh được phẫu thuật miễn phí tại Trung tâm Phục hồi chức năng Cần Thơ. Toàn bộ kinh phí do Tổ chức Phi chính phủ về Trẻ em thế giới - Quyền con người (EMDH) tài trợ. Dự án thí điểm dựa trên sức khoẻ cộng đồng cho trẻ em là nạn nhân của chất độc da cam tại huyện Thới Bình và U Minh.

Duy trì từ năm 2001-2008, dự án bao gồm các hoạt động hỗ trợ tất cả các trẻ mang 3 mức độ khuyết tật (suy yếu khả năng, khuyết tật, tàn phế) được phẫu thuật, sớm hoà nhập cộng đồng. Ngoài ra còn hỗ trợ về học tập và các điều kiện vật chất (xây nhà và khoan cây nước). Tại xã Trí Phải lúc bấy giờ, gần 100 hoàn cảnh trẻ em khuyết tật đã được hỗ trợ, kinh phí hơn 400 triệu đồng.

Trong cuộc đồng hành tìm lại bàn chân lành lặn của mình, anh Nhứt nhớ mãi bóng dáng của người phụ nữ nhỏ bé nhưng hoạt bát, luôn xưng Chín và gọi con ngọt ngào.

Người phụ nữ ấy tên đầy đủ là Phạm Thị Chín, Chủ tịch Hội Bảo trợ người khuyết tật xã Trí Phải, gắn bó với công tác chăm lo cho người khuyết tật từ năm 1999, cũng là người đồng hành trong suốt thời gian dự án hoạt động tại địa phương.

Cầm trên tay xấp hình của những hoàn cảnh từng được hỗ trợ phẫu thuật, bà Chín nhanh tay tìm kiếm tấm hình của anh Nhứt, ôn tồn: “Hình của con đây nè, nhìn ra không?”.

Trong ảnh cậu học trò với gương mặt xương, trong tư thế ngồi, một bàn chân lật lên, mặt lộ vẻ ngại ngùng vì được chụp ảnh. Bức thứ 2 là bàn chân băng bó kín sau phẫu thuật, mặt vẫn biểu cảm vì đau đớn.

Nhìn thấy ảnh mình, anh Nhứt vui vẻ nhưng vẫn xúc động: “Nhìn không ra Chín ơi, chụp hồi nào con không nhớ, lúc này con 15 tuổi, hồi nhỏ ốm nhom mà đen, cái chân lật lên chứ không phải lành lặn như bây giờ, đau đớn lắm”. Vừa nói anh vừa khoe bàn chân trắng, mập mạp của mình, cả anh và bà Chín đều cười.

Nhắc về những ngày sau phẫu thuật, anh Nhứt bùi ngùi: “Nhờ cô mà tôi có được ngày hôm nay, được lành lặn như bao người. Ròng rã gần 3 tháng trời, từ lúc mổ đến về nhà, vết thương nhiễm trùng, một tay Chín qua rửa vết thương đều đặn, có khi tại nhà, khi lên tận trường tôi học, cứ vậy cho đến khi vết thương lành hẳn, cô Chín là người ơn lớn của đời tôi”. Không chỉ được phẫu thuật, anh Nhứt còn được hỗ trợ khoan cây nước và cấp học bổng.

“Năm đó khi tiếp nhận dự án tôi mừng lắm, vì cơ hội này không phải xã nào cũng may mắn có được. Tôi nhanh chóng lập hồ sơ, khảo sát hoàn cảnh cần giúp đỡ để các em nhỏ được phẫu thuật miễn phí”, bà Chín chia sẻ.

Bà Chín và anh Nhứt bùi ngùi xúc động nhìn lại những tấm hình trước và sau phẫu thuật.

Vanh vách kể lại các hoàn cảnh chung đợt phẫu thuật với anh Nhứt,  bà Chín không khỏi tự hào vì những cô, cậu bé khiếm khuyết năm nào nay đã có sự nghiệp ổn định, lập gia đình và thành công. Đến nay, dù còn cư trú tại địa phương hay không, các hoàn cảnh vẫn giữ liên lạc với bà, thường xuyên thăm hỏi sức khoẻ và đời sống, sợi dây tình cảm thắt chặt giữa người  hỗ trợ thực hiện dự án và người được hưởng lợi từ dự án vẫn hết sức gắn kết. Nhiều kỳ tích đã xuất hiện, tái sinh cho những cánh hoa khuyết được sống đúng nghĩa thêm lần nữa...

 

Yến Nhi

 

Tái diễn lấn chiếm lòng đường trước cổng bệnh viện

Theo ghi nhận và xác minh thực tế của phóng viên Báo Cà Mau, khu vực trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau gần đây thường xuyên xuất hiện tình trạng mua bán thức ăn lấn chiếm lòng đường.

Trường Đại học Bình Dương Phân hiệu Cà Mau: Đào tạo hơn 2 ngàn sinh viên

Năm học 2023-2024 đánh dấu chặng đường 27 năm Trường Đại học Bình Dương hình thành và phát triển. Riêng tại Phân hiệu Cà Mau đến nay đã tuyển sinh và đào tạo được 11 khoá học.

Xây dựng khu dân cư tự quản đoàn kết, ấm no, hạnh phúc

Xây dựng khu dân cư (KDC) tự quản đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, là mô hình đột phá mà Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau hướng đến trong nhiệm kỳ 2024-2029, với mục tiêu hướng mạnh hoạt động về cơ sở, địa bàn KDC. Ðể mô hình này thực hiện có hiệu quả, đòi hỏi sự đồng thuận, nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân.

Chuyến xe yêu thương

Với mong muốn san sẻ khó khăn, tương trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc đang phải chịu thiệt hại, mất mát nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra, Huyện đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Trần Văn Thời phối hợp với Bưu điện huyện phát động thực hiện chương trình “Chuyến xe yêu thương” từ ngày 12-17/9. Chương trình đã nhận được sự đồng hành của nhiều tổ chức, đơn vị, cá nhân, lan toả mạnh mẽ tình yêu thương, sẻ chia và giúp đỡ trong nghĩa đồng bào.

Những ngôi nhà ấm áp nghĩa tình

Thời gian qua, các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, địa phương trên địa bàn huyện Trần Văn Thời đã vận động, huy động mọi nguồn lực để xây dựng, sửa nhà ở cho hộ nghèo. Nhờ sự chung tay, đồng tình hưởng ứng, ủng hộ với tinh thần “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, hàng trăm ngôi nhà Ðại đoàn kết ấm áp nghĩa tình đã được xây dựng, giúp hộ nghèo có chỗ ở ổn định, từng bước vươn lên trong cuộc sống.

Người dân Năm Căn hướng về đồng bào miền Bắc

Cơn bão số 3 (còn gọi là bão Yagi) đã qua đi, nhưng sự khốc liệt của nó đã gây thiệt hại rất nặng nề cho đồng bào ở một số tỉnh miền Bắc. Bằng tấm lòng ruột thịt Bắc - Nam một nhà, người dân tỉnh Cà Mau nói chung, huyện Năm Căn nói riêng đã có những việc làm thiết thực, nhằm sẻ chia, động viên bà con sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.

Trao học bổng "Quỹ xe đạp chở ước mơ"

Chiều 18/9, kỷ niệm 28 năm thành lập và Tháng hành động vì trẻ em, Công ty Bảo Việt nhân thọ Cà Mau tổ chức trao học bổng xe đạp cho các em học sinh nghèo hiếu học. Đây là hoạt động trong chương trình “Trao hơn cả cam kết” thể hiện sự quan tâm, chia sẻ khó khăn với các em học sinh nghèo hiếu học. 

Chống ngập cho TP Cà Mau cần giải pháp căn cơ

Hệ thống mương thoát nước thiếu đồng bộ, chưa đảm bảo năng lực, cùng với cao trình nhiều tuyến đường thấp hơn so với mực nước triều cường... được xác định là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngập cục bộ tại nhiều khu vực trên địa bàn TP Cà Mau khi có mưa lớn.

Nhà văn hoá ấp xanh, sạch, đẹp

Mô hình trang trí Nhà văn hoá - Khu thể thao ấp, khóm xanh, sạch, đẹp và có nội dung hoạt động phong phú, được huyện Thới Bình linh hoạt tổ chức thành cuộc thi. Từ đó, góp phần thúc đẩy phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” gắn với xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh trên địa bàn huyện.

Cô bé Trạng nguyên tiếng Anh

Tại Festival Trạng nguyên tiếng Anh toàn quốc năm 2024, do Báo Thiếu Niên Tiền Phong và Nhi Ðồng tổ chức, tại Ðại học Hàng hải Việt Nam, TP Hải Phòng, tỉnh Cà Mau có duy nhất một em đạt danh hiệu "Trạng nguyên tiếng Anh". Ðó là em Vũ Bảo Ngọc, học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học Lê Quý Ðôn (Phường 9, TP Cà Mau).