ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 21-11-24 18:39:26
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Còn nhiều rủi ro trong giao thông thuỷ

Báo Cà Mau Ông Nguyễn Thanh Bằng, Chánh Văn phòng Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh, cho biết: "Tình hình tai nạn giao thông (TNGT) đường thuỷ trên địa bàn tỉnh Cà Mau tuy có chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn rất nhiều rủi ro. Thông qua công tác kiểm tra, nắm tình hình cho thấy, tại nhiều địa phương vẫn còn để xảy ra những vi phạm là nguyên nhân tiềm ẩn nguy cơ TNGT rất cao".

Hầu hết nguyên nhân dẫn đến TNGT đường thuỷ là do phương tiện đi đêm không đèn chiếu sáng, phóng nhanh, vượt ẩu, vi phạm quy tắc tránh vượt. Nguyên nhân chính dẫn đến tử vong khi TNGT xảy ra là do không sử dụng áo phao, dụng cụ nổi khi đi trên phương tiện thuỷ. Các phương tiện gây tai nạn chủ yếu là phương tiện gia dụng gia đình (chiếm gần 90%).

Cảnh sát giao thông, Công an huyện Thới Bình hướng dẫn học sinh Trường Tiểu học Tân Bằng cách sử dụng và bảo quản áo phao. (Ảnh chụp trong năm học 2023-2024).

Ðịa bàn tỉnh Cà Mau có hệ thống sông ngòi chằng chịt, rất nhiều phương tiện tham gia vận tải, trong đó cũng có vận tải khách bằng đường thuỷ nội địa. Quá trình hoạt động, vẫn còn nhiều chủ phương tiện chưa nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Luật Giao thông đường thuỷ nội địa. Ðiều này luôn tiềm ẩn những rủi ro thường trực về tai nạn đường thuỷ, nhất là trong mùa mưa bão.

“Trong vấn đề trật tự ATGT đường thuỷ tại Cà Mau cũng còn nhiều điểm lưu ý, nhất là hoạt động của bến thuỷ nội địa không phép. Ðơn cử như vừa qua, Ðoàn Kiểm tra liên ngành đường thuỷ Số 1 phối hợp với Ban ATGT huyện Thới Bình tiến hành kiểm tra 3 bến thuỷ nội địa dọc tuyến sông Ông Ðốc, đoạn qua địa phận xã Hồ Thị Kỷ, phát hiện 1 bến vi phạm, đó là bến Ðức Phát của Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ vật liệu xây dựng Ðức Anh. Sau khi phát hiện vi phạm, đoàn đã lập biên bản và chuyển xử lý theo thẩm quyền”, ông Nguyễn Thanh Bằng cho biết thêm.

TNGT đường thuỷ ít xảy ra, nhưng một khi xảy ra thì để lại hậu quả rất nặng nề. Vì thế, việc nâng cao ý thức tuân thủ các quy định của pháp luật về trật tự, ATGT đường thuỷ nội địa cho người dân và người điều khiển phương tiện đường thuỷ được coi là hết sức cần thiết, nhằm bảo đảm ATGT đường thuỷ, ngăn ngừa những vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra, nhất là thời điểm mùa mưa bão đang đến gần. Cùng với đó, trách nhiệm quản lý của địa phương cũng cần được nêu cao. Cần sớm kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra TNGT.

Ông Nguyễn Thanh Bằng cho biết: "Ðể tăng cường hơn nữa công tác bảo đảm trật tự, ATGT, phòng ngừa TNGT đường thuỷ nội địa trên địa bàn tỉnh trong mùa mưa bão sắp tới, Chủ tịch UBND tỉnh vừa có ý kiến yêu cầu các ngành, các địa phương tuỳ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, phải chủ động triển khai các giải pháp phù hợp".

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bảo đảm ATGT đường thuỷ nội địa thông qua các đợt sinh hoạt của các tổ chức chính trị - xã hội và hệ thống truyền thanh ở cơ sở cho người dân nắm, thực hiện, nhất là người dân sinh sống tại các khu vực ven sông. Tập trung tuyên truyền, vận động người dân mặc áo phao, sử dụng dụng cụ nổi khi đi trên phương tiện thuỷ nội địa, phương tiện đi ban đêm phải có đèn chiếu sáng; hướng dẫn kiến thức, kỹ năng xử lý các tình huống nguy hiểm, cứu hộ, cứu nạn khi xảy ra sự cố bất ngờ hoặc TNGT trên đường thuỷ nội địa. Kịp thời cung cấp thông tin về dự báo thời tiết, đặc biệt là những thông tin cảnh báo nguy hiểm và hướng dẫn đảm bảo an toàn cho người điều khiển phương tiện.

Một bến thuỷ nội địa chưa được ngành chức năng cấp phép, trên tuyến sông Ông Đốc, đoạn thuộc địa phận xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình.

Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng công an phối hợp Thanh tra Sở Giao thông vận tải tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm như: phương tiện không đăng ký, đăng kiểm, không trang bị đầy đủ các trang thiết bị an toàn; người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn, không có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn theo quy định; chở vượt quá sức chở của phương tiện; phương tiện đi đêm không đèn chiếu sáng; không mặc áo phao khi tham gia giao thông trên phương tiện thuỷ nội địa... Trong đó, tập trung kiểm tra đối với phương tiện có động cơ công suất máy từ 5 mã lực trở lên, sức chở từ 5-12 người (phương tiện gia dụng gia đình), phương tiện chở khách ngang sông, phương tiện chở khách du lịch (kể cả tại các khu vui chơi, giải trí).

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về khai thác tàu cá, nghiêm cấm việc sử dụng tàu cá chở khách du lịch. Tổ chức cho các chủ tàu cam kết không được sử dụng tàu cá để vận chuyển khách du lịch từ đất liền ra các đảo, tham quan du lịch ven biển, trên biển.

Sở Giao thông vận tải thực hiện tốt công tác quản lý tuyến luồng của tỉnh, phối hợp với cơ quan quản lý tuyến, luồng của Trung ương thường xuyên tổ chức rà quét, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các vật chướng ngại, vị trí khan cạn trên luồng đường thuỷ nội địa; định kỳ tổ chức kiểm tra, duy tu, sửa chữa, bổ sung các báo hiệu, đảm bảo cho phương tiện lưu thông an toàn.

Ðối với các địa phương, tăng cường quản lý hoạt động chở khách ngang sông; kiên quyết đình chỉ hoạt động bến đò ngang không phép, các phương tiện chở khách ngang sông không đảm bảo điều kiện an toàn. Xử lý nghiêm các hành vi không mặc áo phao cứu sinh hoặc không mang dụng cụ cứu sinh cá nhân khi tham gia giao thông trên phương tiện thuỷ nội địa./.

 

Văn Ðum

 

Nhập hàng 1688 Hướng dẫn tải app taobao

Ô tô lưu thông giờ cấm gây mất an toàn trước cổng trường

Theo phản ánh của một số người dân Khóm 1, thị trấn Ðầm Dơi, huyện Ðầm Dơi, hiện nay, tuyến đường Thái Thanh Hoà xuất hiện tình trạng nhiều ô tô, trong đó có cả ô tô tải lưu thông vào giờ cấm. Ðiều này đã gây ra tình trạng lộn xộn, mất an toàn giao thông (ATGT) tại khu vực, nhất là vào giờ cao điểm, phụ huynh đưa đón học sinh tan học tại điểm Trường Tiểu học Ngô Bình An.

Học sinh vi phạm giao thông giảm

Theo đánh giá chung của các cơ quan chức năng, sau hơn 1 tháng cao điểm ra quân xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đối với học sinh, tình hình chấp hành luật giao thông trong học sinh chuyển biến tích cực, nhất là hạn chế tình trạng lỗi vi phạm không đủ điều kiện điều khiển xe máy tham gia giao thông. Từ những kết quả đạt được, các ngành chức năng, các địa phương sẽ tiếp tục tăng cường công tác này trong những tháng còn lại của năm, với quyết tâm không để xảy ra tai nạn giao thông (TNGT) đối với lứa tuổi học sinh.

Không giao xe cho trẻ chưa đủ tuổi

Hiện nay, thực trạng học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông diễn ra phổ biến tại các điểm trường trên địa bàn tỉnh. Ðể giải quyết thực trạng này, ngoài sự phối hợp đồng bộ giữa phụ huynh học sinh (PHHS) và nhà trường thì vấn đề quan trọng nhất vẫn là sự giám sát, quản lý chặt con em mình ngay từ gia đình của PHHS, người giám hộ, trong đó có việc không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Chở hàng cồng kềnh, nguy cơ tai nạn

Thời gian gần đây, trên các tuyến lộ từ nông thôn đến thành thị, xuất hiện ngày càng nhiều xe máy, xe tự chế chở hàng hoá, vật dụng có kích thước dài vượt quá quy định, tiềm ẩn nguy cơ gây ra các vụ va quẹt, tai nạn giao thông khó lường.

Tra cứu phạt nguội trước khi đăng kiểm xe cơ giới

Theo Thông tư 30/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, các phương tiện bị “phạt nguội” (vi phạm giao thông qua hệ thống camera giám sát) chưa thực hiện việc chấp hành xử phạt vi phạm hành chính sẽ không được cấp giấy chứng nhận đăng kiểm. Ðây là một trong những giải pháp nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của các chủ phương tiện trước khi đăng kiểm xe. Tuy nhiên, nhiều chủ phương tiện vẫn chưa nắm rõ quy định này, khi đến hạn đăng kiểm, bị từ chối thì mới vỡ lẽ mình vi phạm.

Cao điểm xử lý học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ

Thực hiện tháng cao điểm xử lý vi phạm giao thông (VPGT) đối với học sinh của Cục Cảnh sát giao thông, trong những ngày vừa qua, lực lượng làm nhiệm vụ trên địa bàn tỉnh đã và đang tăng cường nhiều biện pháp quyết liệt xử lý vi phạm đối với đối tượng học sinh tại các điểm trường.

Biển chỉ dẫn giao thông gây… mất an toàn

Ðó là biển chỉ dẫn trước cổng Trường Tiểu học Ðông Hưng 2, ấp Giá Ngự, xã Ðông Hưng.

Siết chặt quản lý vận tải đường bộ

Hiện nay, tổng số xe thuộc các đơn vị đăng ký kinh doanh hoạt động vận chuyển hành khách và hàng hoá trên địa bàn tỉnh là hơn 3.100 xe, gồm xe buýt, xe tuyến cố định, xe taxi, xe hợp đồng, xe trung chuyển và xe tải, xe công-ten-nơ, xe đầu kéo.

Phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông

Sáng 5/10, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Uỷ ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia, Công ty Honda Việt Nam tổ chức lễ phát động trực tuyến với các tỉnh, thành trên cả nước về việc học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, năm học 2024-2025. Điểm cầu tỉnh Cà Mau được đặt tại Trường THPT Cái Nước (thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước).

Dừng, đỗ xe cần đúng luật và văn minh

Hiện nay, tại các khu vực nội thị TP Cà Mau, các loại phương tiện giao thông đang có xu hướng tăng nhanh, nhất là đối với xe ô tô. Ðiều này đang tạo áp lực lên hạ tầng giao thông, cùng với đó là nhiều vấn đề phát sinh. Trong đó, chuyện đậu, đỗ xe nơi công cộng đã và đang là đề tài nóng, bởi có nhiều chuyện đáng bàn đằng sau vấn đề này.