ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 4-12-24 15:48:06
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cùng PrEP khép lại HIV

Báo Cà Mau Trong 2 năm qua, tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Cà Mau tăng cao. Theo số liệu từ Khoa Phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, hiện toàn tỉnh phát hiện 4.475 trường hợp nhiễm HIV/AIDS.

Đặc biệt, nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới hiện là nhóm có khả năng lây nhiễm tăng cao, đa số đều nằm trong độ tuổi từ 15-25. Các bạn trẻ trong nhóm này đều chưa hiểu hết về nguy cơ nhiễm bệnh, cách thức bảo vệ bản thân lẫn cách ứng phó với tình huống lây nhiễm. Chính vì thế, việc đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS được các cấp, các ngành quan tâm và có nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả hơn trong cộng đồng.

Ðiển hình mới đây, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với Chương trình SV69 của Chi đoàn Ðài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau và Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh tổ chức Sự kiện truyền thông tuyên truyền về HIV và PrEP (là sử dụng thuốc kháng vi rút (ARV) để dự phòng lây nhiễm HIV ở người có nguy cơ cao chưa bị nhiễm HIV, giúp phòng ngừa lây nhiễm HIV) năm 2024 với chủ đề: "Cùng PrEP khép lại HIV". Ðây là chủ đề khá xa lạ với nhiều bạn trẻ trong xã hội nhưng lại khai thông được nhiều vấn đề trong tư tưởng lẫn trang bị kiến thức cần có. Song song đó, các bạn sinh viên (SV) được tiếp cận những chủ đề về HIV, xây dựng lối sống lành mạnh, cũng như các thông điệp tuyên truyền được các bạn thể hiện dưới góc nhìn của người trẻ.

Phần thi trình diễn năng khiếu của sinh viên Trường Cao đẳng Cộng đồng.

Phần thi trình diễn năng khiếu của sinh viên Trường Cao đẳng Cộng đồng.

Sự kiện truyền thông có sự tham gia của 4 đội thi, đến từ 4 trường: Cao đẳng Cộng đồng, Cao đẳng Nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau, Cao đẳng Y tế và Ðại học Bình Dương Phân hiệu Cà Mau. Các đội trải qua 3 vòng thi: "Tôi - Tài năng" với phần trình diễn về năng khiếu; "Tôi - Chia sẻ" với nội dung thuyết trình về các chủ đề; "Tôi - Chọn" với những thông điệp rõ ràng nhất. Các vòng thi đều hướng các bạn trẻ đến với kiến thức thực tế như: những con đường lây nhiễm HIV/AIDS phổ biến nhất ở người trẻ hiện nay; các phương pháp bảo vệ an toàn bản thân khi quan hệ đồng giới; nơi uy tín và bảo mật thông tin mà người nhiễm HIV/AIDS được hỗ trợ khi bị lây nhiễm; các phương pháp điều trị HIV/AIDS phổ biến và hiệu quả hiện nay đang áp dụng... Ngoài ra, các bạn trẻ cũng mạnh dạn trình bày các quan điểm trong cuộc sống như: sống thử, cách giúp người nhiễm HIV/AIDS hoà nhập cộng đồng... với nhiều cách làm mang tính nhân văn sâu sắc.

Bạn Trương Trang Ðài, SV chuyên ngành Ðiều dưỡng, Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau, cho biết: “Với những tình huống thực tế được đưa ra trong các vòng thi, tôi nắm được nhiều kỹ năng ứng biến với các bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, biết cách giúp họ hoà nhập cộng đồng và nắm thêm các biện pháp trấn an tâm lý khi làm việc với những bệnh nhân này. Ðồng thời, tôi cũng có kiến thức hơn trong việc thuyết phục những người khác chấp nhận và giảm thiểu sự kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS”.

“Ðối với giới trẻ ngày nay, PrEP rất quan trọng và cần thiết. Tình trạng sống thử trong giới trẻ nhiều nên nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS cao. Có nhiều sự kiện truyền thông như thế này sẽ giúp các bạn trẻ nắm vững kiến thức và biết cách bảo vệ bản thân đúng đắn”, bạn Trần Anh Kiệt, SV khoa Kinh tế nông nghiệp, Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau, chia sẻ.

Ở phần thi Tôi - Chọn với những thông điệp rõ ràng nhất, các bạn sinh viên trực tiếp đối đầu thảo luận bằng lý lẽ, hiểu biết của mình.

Ở phần thi Tôi - Chọn với những thông điệp rõ ràng nhất, các bạn sinh viên trực tiếp đối đầu thảo luận bằng lý lẽ, hiểu biết của mình.

Qua phần thi của các đội cho thấy sự đầu tư công phu cũng như tâm huyết của các bạn SV đến từ các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh đối với vấn đề lây nhiễm HIV/AIDS. Bác sĩ Ðoàn Nam, Trưởng khoa Phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, chia sẻ: “Các bạn có kiến thức tốt về HIV/AIDS như những tuyên truyền viên thực thụ. Các bạn bám chủ đề và xoay chuyển tình huống, đưa ra khía cạnh mà những người làm công việc phòng, chống HIV/AIDS phải làm và đối mặt mỗi ngày. Ðối với các bạn trẻ đã vượt khỏi sự kiểm soát của phụ huynh khi đi học xa nhà, giống như chim được sổ lồng, nếu các bạn không được trang bị đầy đủ kiến thức về phòng chống HIV/AIDS cũng như các bệnh truyền nhiễm khác thì sẽ rất nguy hiểm. Thực tế, các trường ở Cà Mau nói riêng và các trường ở khu vực miền Nam nói chung đã xuất hiện các ca dương tính khá nhiều".

Các bạn sinh viên Trường Ðại học Bình Dương phân hiệu Cà Mau đến với phần thi Tôi - Chia sẻ, nội dung thuyết trình các chủ đề HIV/AIDS.

Các bạn sinh viên Trường Ðại học Bình Dương phân hiệu Cà Mau đến với phần thi Tôi - Chia sẻ, nội dung thuyết trình các chủ đề HIV/AIDS.

Bác sĩ CKII Nguyễn Quan Phú, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, cho biết: “Ðây là lần thứ 2 sự kiện truyền thông được tổ chức với sự kết hợp giữa Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Cà Mau và Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh, Chi đoàn cơ sở Ðài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau tổ chức dành cho SV các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh. Càng ý nghĩa hơn, sự kiện được tổ chức vào ngày 1/12 - Ngày Thế giới phòng chống HIV/AIDS. Sự kiện truyền thông năm nay, chúng tôi chọn chủ đề Cùng PrEP khép lại HIV - PrEP ON, HIV OFF, với mục tiêu hướng đến các bạn SV, có nhiều đam mê, năng động và sáng tạo, đây cũng là nhóm tuổi đang có xu hướng mắc HIV gia tăng. Vì thế, chúng tôi chọn phương thức truyền thông mới hơn, đó là để các bạn chủ động tìm hiểu kiến thức về PrEP thông qua các tiểu phẩm, các vòng thi, các vòng tranh luận, phản biện. Ban Giám khảo sẽ đánh giá và nhận xét, bổ sung để các bạn được hiểu rõ các kiến thức về PrEP và HIV”.

Sự kiện truyền thông PrEP là sân chơi bổ ích nhằm trang bị kiến thức cần thiết phòng tránh lây nhiễm HIV, nâng cao nhận thức về HIV, giới thiệu và cung cấp các dịch vụ liên quan đến chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Ðặc biệt là điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV cho giới trẻ, đoàn viên, thanh niên trong cộng đồng; sẽ giúp các bạn trẻ có thêm kiến thức đúng về phòng, chống HIV và có cách bảo vệ bản thân khỏi lây nhiễm HIV, cùng tỉnh Cà Mau tiến tới mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 theo chiến lược chung của cả nước./.

 

Lam Khánh

 

Trường học không khói thuốc

Ðể duy trì và xây dựng trường học không khói thuốc lá, thời gian qua, các trường học cũng như các đơn vị, sở, ngành đã có nhiều hoạt động thiết thực tuyên truyền phòng chống tác hại của thuốc lá, thuốc lá điện tử trong trường học, đặc biệt là lứa tuổi học sinh, thanh - thiếu niên.

Phần mềm quản lý người nhiễm HIV/AIDS - Chặt chẽ, bảo mật tuyệt đối

Phần mềm quản lý người nhiễm HIV/AIDS INFO được bắt đầu sử dụng vào năm 2012. Ðây là hệ thống kết nối, hỗ trợ trong việc quản lý người nhiễm HIV/AIDS từ tuyến xã, huyện đến tuyến tỉnh, Trung ương. Ban đầu, phần mềm này chỉ ở bản 2.0, sau đó được nâng cấp lên 3.1 và hiện tại là bản hoàn chỉnh 4.0. Phiên bản mới nhất đã cải thiện chức năng hệ thống, đem lại hiệu quả hơn trong việc quản lý, giám sát người nhiễm HIV/AIDS. Nó đã được triển khai đến các đơn vị xét nghiệm HIV, các đơn vị giám sát dịch HIV/AIDS ở các xã, huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Chính sách nhân văn với người tái hoà nhập cộng đồng

Tư vấn giới thiệu việc làm, tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù... là những chính sách nhân văn của Ðảng và Nhà nước, nhằm giúp người sau khi chấp hành xong án tù về địa phương có điều kiện làm lại cuộc đời.

Nói không với ma tuý trong học đường

Ma tuý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các mặt của đời sống, người nghiện có thể dẫn đến các hành vi phạm tội nguy hiểm cho mọi người và xã hội. Hiện nay, tình trạng sử dụng trái phép chất ma tuý có xu hướng gia tăng và đối tượng sử dụng ma tuý ngày càng trẻ hoá, đặt ra nhiều thách thức trong công tác phòng, chống ma tuý, nhất là trong học đường.

Tuyên truyền “Nói không với ma tuý” trong học đường

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phòng chống ma tuý, thuốc lá điện tử trong học đường, sáng nay (21/10), Tỉnh đoàn phối hợp với Công an tỉnh tổ chức các hoạt động tuyên truyền “Nói không với ma tuý” cho tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh Trường THPT Nguyễn Việt Khái (Phường 8, TP Cà Mau).

Hỗ trợ hoà nhập cho người mãn án

Với mong muốn tạo điều kiện giúp đỡ người mãn án trở thành người có ích cho xã hội, Công an huyện U Minh đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể thường xuyên tổ chức các hoạt động trợ giúp tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý, đào tạo nghề và tư vấn việc làm cho những đối tượng này.

Truyền thông phòng chống HIV/AIDS trong giới trẻ

Những năm gần đây, số người nhiễm HIV/AIDS tại Cà Mau có xu hướng trẻ hoá, trong đó dưới 30 tuổi chiếm đa số; không chỉ trong nhóm đối tượng trưởng thành mà ngay cả học sinh, sinh viên cũng là mối quan tâm, vì thói quen sinh hoạt không lành mạnh, do đó, cần tăng cường truyền thông mạnh và rộng khắp.

Bắt nhóm đối tượng vận chuyển 2 kg ma tuý

Sau thời gian nỗ lực điều tra, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ, Công an tỉnh Cà Mau, đã khám phá thành công và bắt giữ nhóm đối tượng tổ chức vận chuyển trái phép chất ma tuý liên tỉnh, thu giữ 2 kg ma tuý.

Thí điểm mô hình phối hợp hỗ trợ người sau cai

Cơ sở Cai nghiện ma tuý tỉnh Cà Mau và UBND huyện Thới Bình vừa tổ chức ký kết phối hợp thực hiện mô hình “Hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng, công tác quản lý, hỗ trợ người sau cai nghiện ma tuý". Kết quả từ mô hình thí điểm này sẽ là tiền đề để thời gian tới tỉnh thực hiện nhân rộng tại các địa phương khác trên địa bàn.

Giúp học viên phục hồi sức khoẻ

Xác định một trong những mục tiêu quan trọng khi cai nghiện ma tuý là phục hồi thể chất, tinh thần, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi cho học viên, thời gian qua, Cơ sở Cai nghiện ma tuý tỉnh tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao... giúp học viên rèn luyện, có thêm động lực cai nghiện tốt, sớm trở về với gia đình, tái hoà nhập cộng đồng.