ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 26-1-25 22:37:01
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nông dân khởi nghiệp sáng tạo

Báo Cà Mau Hiện nay, phong trào khởi nghiệp sáng tạo trong hội viên nông dân đang diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp với đa dạng ngành nghề sản xuất, kinh doanh được xem là mảnh đất màu mỡ, nhiều cơ hội để nông dân khai thác trên con đường lập nghiệp, tạo ra sự thay đổi về diện mạo mới cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn hôm nay.

Theo báo cáo của Hội Nông dân tỉnh, qua thực hiện Ðề án "Nâng cao vai trò của Hội Nông dân Việt Nam trong việc hỗ trợ nông dân khởi nghiệp sáng tạo giai đoạn 2020-2025", cho thấy xuất hiện ngày càng nhiều mô hình khởi nghiệp sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, mang lại thu nhập cao cho nông dân.

Ðiển hình như mô hình sản xuất lúa - tôm sinh thái của Tổ hợp tác Thuận Nhiên, ấp Minh Hà B, xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời; nuôi ba ba thương phẩm, trồng bồn bồn kết hợp nuôi cá đồng ở Ấp 14, xã Khánh An, huyện U Minh; Dự án nuôi cá bống mú ở ấp Vàm Xáng, xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân; nuôi tôm càng xanh ở xã Tân Bằng, huyện Thới Bình; Cánh đồng 100 triệu, 200 triệu ở ấp Tân Phú, xã Tân Dân, huyện Ðầm Dơi; mô hình sản xuất và kinh doanh cây, hoa kiểng ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước; sản xuất, kinh doanh cua giống ở ấp Kinh Tắc, xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn; mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất hàng hoá theo chuỗi giá trị, kết hợp du lịch sinh thái ở Ấp 6, xã Tân Thành, TP Cà Mau.

2 ha lúa trên đất nuôi tôm của ông Trịnh Minh Trước đang phát triển xanh tốt, hứa hẹn vụ mùa bội thu.

2 ha lúa trên đất nuôi tôm của ông Trịnh Minh Trước đang phát triển xanh tốt, hứa hẹn vụ mùa bội thu.

Sản phẩm nông nghiệp sạch ngày càng được nhiều người quan tâm hơn. Ðể bắt kịp xu thế, nhiều hội viên nông dân mạnh dạn chuyển đổi mô hình sản xuất truyền thống sang sản xuất sạch, thân thiện với môi trường. Ông Trịnh Minh Trước, Tổ trưởng Tổ hợp tác Thuận Nhiên, ấp Minh Hà B, xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời, cho biết: “Tổ hợp tác có 16 thành viên, ngành nghề chính là sản xuất tôm - lúa sinh thái. Toàn bộ diện tích sản xuất lúa và tôm nuôi của các thành viên trên 360 ha, từ khâu cải tạo đất đến nuôi trồng đều không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chất kháng sinh và các loại hoá chất độc hại khác. Các sản phẩm làm ra từ con tôm, hạt gạo đều đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng, cũng như đảm bảo được sức khoẻ cho người lao động”.

“Do sản xuất sạch, nông sản làm ra bán với giá cao hơn so với giá thị trường, ngược lại, giá thành sản xuất giảm, lợi nhuận của người sản xuất ngày càng tăng. Toàn bộ nông sản của tổ hợp tác được các doanh nghiệp bao tiêu, cung không đủ cầu. Hiện nay, tổ hợp tác đang xây dựng thương hiệu gạo lúa - tôm sinh thái Thuận Nhiên” ông Trước chia sẻ.

Từ vùng đất trũng, phèn, sản xuất lúa bấp bênh, năng suất thấp, nhiều bà con nông dân Ấp 14, xã Khánh An, huyện U Minh, mạnh dạn chuyển sang trồng cây bồn bồn và nuôi cá đồng, cho hiệu quả kinh tế cao. Bà Nguyễn Thị Thiêm, Ấp 14, xã Khánh An, cho biết: “Bồn bồn dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, thu hoạch quanh năm, thị trường tiêu thụ rộng. Bồn bồn tươi giá bán từ 18-20 ngàn đồng/kg. Sau khi trừ các khoản chi phí, trung bình mỗi tháng gia đình tôi thu nhập trên 10 triệu đồng. Ngoài nguồn thu từ việc bán bồn bồn tươi thương phẩm, trên diện tích đất trồng bồn bồn, gia đình còn thả nuôi các loại cá đồng để tăng thu nhập, phát triển kinh tế”.

Từ vùng đất trũng, sản xuất lúa gặp nhiều khó khăn, người dân Ấp 14, xã Khánh An, huyện U Minh, chuyển sang trồng bồn bồn đem lại hiệu quả kinh tế.

Từ vùng đất trũng, sản xuất lúa gặp nhiều khó khăn, người dân Ấp 14, xã Khánh An, huyện U Minh, chuyển sang trồng bồn bồn đem lại hiệu quả kinh tế.

Bà Thiêm chia sẻ: “Từ khi chuyển sang trồng bồn bồn thì các loại cá đồng phát triển và sinh sôi nảy nở rất nhiều, đạt năng suất cao hơn. Cá đồng không chỉ đem lại nguồn thực phẩm sạch mà còn mang lại lợi nhuận kinh tế cao cho gia đình. Nhờ đó, cuộc sống của tôi và bà con nơi đây không ngừng phát triển”.

Ngoài huê lợi từ cây bồn bồn, người dân còn nuôi cá đồng tăng thêm thu nhập.

Ngoài huê lợi từ cây bồn bồn, người dân còn nuôi cá đồng tăng thêm thu nhập.

Với vai trò nòng cốt trong thực hiện các mô hình sản xuất, kinh doanh thành công, nhiều hội viên nông dân còn khơi nguồn khởi nghiệp cho đoàn viên, thanh niên, tạo ra nhiều việc làm mới. Ông Huỳnh Quốc Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, cho biết, thời gian qua, các cấp hội nông dân trong tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân khởi nghiệp sáng tạo như: Diễn đàn “Nông dân khởi nghiệp sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số” nhằm tư vấn cho hội viên nông dân phương hướng sản xuất, kinh doanh, lựa chọn loại giống cây, con chủ lực theo quy hoạch để phát huy thế mạnh; phối hợp tổ chức các hoạt động đào tạo nghề nhằm trang bị tri thức, kỹ năng cần thiết cho hội viên, nông dân khi bắt đầu khởi nghiệp; cung cấp các kiến thức, kỹ năng sản xuất, kinh doanh, các dịch vụ hỗ trợ nông dân trong quá trình sản xuất như: chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản, kết nối thị trường tiêu thụ.

Ðặc biệt, việc hỗ trợ nguồn vốn tín dụng cần thiết từ quỹ Hỗ trợ nông dân và các ngân hàng giúp nông dân khởi nghiệp, phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ... Qua đó, có nhiều mô hình khởi nghiệp thành công, đã thành lập được các câu lạc bộ Nông dân tỷ phú trên địa bàn 9 huyện, thành phố; có 81.693 hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, trong đó cấp Trung ương là 64 hộ. Ðây cũng là phương thức để thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp thông minh, nông thôn hiện đại, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong chuỗi sản xuất, chế biến, thị trường và nền kinh tế./.

 

Trung Ðỉnh - Trầm Nghĩ

 

Ứng dụng Tiết Kiệm Nhóm

Mở hướng liên kết, nâng cao thu nhập

Thời điểm này, các chủ vườn, thành viên Hợp tác xã (HTX) Trái cây sạch Khánh Hưng, ấp Kinh Ðứng, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, chuẩn bị thu hoạch vụ bưởi Tết, hứa hẹn mang đến niềm vui cho xã viên.

Nông dân huyện Ngọc Hiển trúng vụ dưa hấu Tết

Những ngày này, nông dân vùng đất mặn huyện Ngọc Hiển đang tất bật chăm sóc vụ dưa hấu để cung ứng cho người tiêu dùng trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Vụ dưa hấu Tết năm nay bà con rất phấn khởi.

Mùa vàng trên đồng lúa hữu cơ

Năm 2024 là năm thứ 4 huyện U Minh triển khai thực hiện Nghị quyết 03 của Ban Chấp hành Ðảng bộ huyện về sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; diện tích năm sau cao hơn năm trước. Riêng năm 2024, huyện đã triển khai thực hiện sản xuất hơn 1.650 ha lúa hữu cơ, theo hướng hữu cơ và sản xuất lúa an toàn; hầu hết các diện tích lúa này đều cho năng suất khá nên người dân rất phấn khởi.

Ðồng hành cùng người dân vượt khó

Thời gian qua, nhờ thực hiện hiệu quả các hoạt động cho vay vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), đã tạo điều kiện cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, các đối tượng chính sách khác là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện Trần Văn Thời vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Mùa vui cải tùa xại

Trong mâm cơm ngày Tết của người phương Nam, bên cạnh nồi thịt kho trứng, sắc dưa hấu đỏ thì vị dưa cải tùa xại là món ăn không thể thiếu vắng. Hương vị độc đáo, dễ biến tấu thành nhiều món, giải ngán cho những ngày ê hề thịt cá, nhiều lợi ích cho sức khoẻ, dưa cải tùa xại còn mang cả hồn cốt, phong vị Tết đặc trưng của vùng đất, con người miền đất mới.

Tránh phát sinh sản xuất không đúng quy định

Xác lập, củng cố chặt chẽ hồ sơ đối với các hộ dân đã xuống giống, không xem xét, hỗ trợ khôi phục sản xuất nếu xảy ra thiệt hại; rà soát cơ sở pháp lý, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định và xử lý trách nhiệm quản lý địa bàn đối với tổ chức, cá nhân có liên quan. Ðó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh trong Công văn 225/UBND-NNTN liên quan đến tình trạng người dân sản xuất lúa vụ 3 trên địa bàn huyện Trần Văn Thời.

Lợi ích kép từ quỹ Hỗ trợ nông dân

Những năm qua, quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp đã giúp nhiều hội viên hội nông dân (hội viên) được vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi và trồng trọt. Qua đó, từng bước giúp nông dân cải thiện thu nhập và cuộc sống, góp phần hiệu quả vào công tác giảm nghèo bền vững tại địa phương.

Dưỡng cua bán Tết

Thời gian này, thương lái ở xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời đang tất bật thu mua cua, cải tạo vuông hay hầm tôm bỏ trống để về thả nuôi lại, chuẩn bị bán vào dịp Tết. Vì khi đó nhu cầu tiêu thụ tăng cao hơn ngày thường nên bán sẽ có giá hơn, mang về lợi nhuận cao.

Chăm chút vụ màu xuống ruộng

Khi những cánh đồng lúa chín vàng rực tại xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời được thu hoạch xong cũng là lúc nông dân đưa màu xuống ruộng, những dây bí, bầu xanh mướt. Thời tiết cuối năm khá thuận lợi nên nhiều nông dân tranh thủ xuống giống sớm, hạn chế tình trạng thiếu nước tưới.

Quyết tâm làm giàu trên đất rừng

Thời gian qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi ở huyện U Minh được đẩy mạnh. Qua đó, tác động tích cực đến ý thức của hội viên, nông dân, hăng hái lao động, nâng cao đời sống, vươn lên làm giàu. Cũng từ phong trào này xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, nhiều tấm gương điển hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi. Ông Nguyễn Văn Bí, Ấp 12, xã Nguyễn Phích, là một điển hình.