ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 1-11-24 19:34:03
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hỗ trợ nông dân kết nối, tiêu thụ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử

Báo Cà Mau Chiều 1/11, Hội Nông dân tỉnh và Công ty Cổ phần Giải pháp Công nghệ Felix tổ chức lễ ký kết hợp tác hỗ trợ hội viên, hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp nông dân lên sàn Thương mại điện tử Nông sản B2B (Felix.store), kết nối giao thương, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Ông Huỳnh Quốc Hùng, Chủ tịch Hội nông Nông dân tỉnh, phát biểu tại buổi ký kết.

Theo nội dung ký kết, Hội Nông dân tỉnh và Công ty Cổ phần Giải pháp công nghệ Felix sẽ hỗ trợ lẫn nhau trong việc cung cấp các thông tin: thị trường, thị hiếu khách hàng trong và ngoài nước; sản phẩm, dịch vụ của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp địa phương; chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất, mã vùng trồng; kênh phân phối, tiêu thụ hàng hóa… Đồng thời, phối hợp tổ chức các sự kiện xúc tiến thương mại, các hội thảo, tập huấn chuyên đề về thương mại điện tử, phát triển tài khoản thương mại điện tử, gian hàng cho hội viên, hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp nông dân trong tỉnh. Hỗ trợ, hướng dẫn về trình tự, thủ tục, phương pháp, đào tạo và cung cấp nhân lực bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp… Qua đó góp phần tăng cường công tác truyền thông quảng bá về các sản phẩm nông sản của tỉnh, nhất là sản phẩm OCOP; từ đó đẩy mạnh phát triển, mở rộng tiêu thụ các sản phẩm của nông dân Cà Mau ở thị trường trong nước và xuất khẩu thông qua kênh thương mại điện tử.

Hai đơn vị tiến hành ký kết hợp tác.

Ông Huỳnh Quốc Hùng, Chủ tịch Hội nông Nông dân tỉnh, cho biết: “Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp là một trong những yếu tố then chốt giúp hội viên, nông dân, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng, tối ưu hoá hoạt động sản xuất, giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận, hiệu quả sản xuất cao hơn. Từ những lợi ích mà chuyển đổi số mang lại, Hội Nông dân tỉnh cũng xác định việc hỗ trợ hội viên, nông dân hội nhập và chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp là một trong các nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa chiến lược, lâu dài”.

Việc ứng dụng thương mại điện tử nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nói chung, sản phẩm trong lĩnh nông nghiệp nói riêng đến với khách hàng trong nước và trên thế giới một cách nhanh chóng và tiện lợi. Thay vì phải tốn rất nhiều thời gian, công sức đi tiếp cận từng khách hàng, từng thị trường, chỉ cần đầu tư nghiêm túc khâu thiết kế và công tác quảng bá trên sàn thương mại điện tử là có thể giảm được khâu trung gian, tăng cao lợi nhuận.

Chương trình hợp tác sẽ được thực hiện từ nay đến tháng 12/2028.

Kim Cương

 

 

Ðưa bánh phồng tôm "xuất ngoại"

Làng nghề bánh phồng tôm ở xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn, hình thành và phát triển đến nay trên 50 năm. Với hương vị thơm ngon, món bánh phồng tôm đã chinh phục được thực khách trong, ngoài tỉnh và nước ngoài. Những năm gần đây, để góp phần nâng cao giá trị sản phẩm bánh phồng tôm, các chủ thể, cơ sở sản xuất đã đầu tư trang thiết bị, cải tiến chất lượng sản phẩm, bao bì, đưa bánh phồng trở thành sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao, nâng lên 5 sao để đủ chuẩn xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.

Trồng lúa thời 4.0

Gần đây, nhiều nơi nông dân làm nông nghiệp bằng ứng dụng thiết bị bay không người lái thay thế các phương pháp thủ công truyền thống, góp phần thay đổi tư duy để nhà nông bắt nhịp được với nền nông nghiệp thông minh (công nghệ 4.0).

Nhộn nhịp mùa thu hoạch cá chình

Thời điểm này, nông dân xã Tân Thành, TP Cà Mau tất bật vào vụ thu hoạch cá chình. Công việc qua nhiều công đoạn vất vả, song ai nấy vui lây cùng chủ ao khi cá trúng mùa, được giá ở mức trên 500 ngàn đồng/kg (loại 1).

Người dân thêm lựa chọn phát triển kinh tế

Ngày 25/10, nhóm thực hiện Dự án “thử nghiệm sinh sản và ương sò huyết giống phù hợp với điều kiện tự nhiên vùng ven biển tỉnh Cà Mau” tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện tại Trại giống Minh Hoàng, ấp Mỹ Hưng, xã Trần Thới, huyện Cái Nước.

Khá lên nhờ nghề làm mắm truyền thống

Chồng mất sớm, gia đình không đất sản xuất, bản thân không nghề nghiệp ổn định, một mình phải gồng gánh nuôi 2 con nhỏ nhưng chị Trần Thị Hiền (vợ Dũng Mắm), 56 tuổi, ở Khóm 4, thị trấn U Minh, huyện U Minh biết phát huy nghề truyền thống - làm mắm cá đồng để tự tạo việc làm, tăng thu nhập và phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống.

Mô hình cho thu nhập cao ở Tân Ân Tây

Chồn hương là loài động vật hoang dã quý hiếm, chúng có sức đề kháng cao, ít dịch bệnh, có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Tuy nhiên, chồn hương có trong môi trường tự nhiên ngày càng ít, vì thế hiện nay chúng đang là một trong những vật nuôi được nhiều nông dân lựa chọn, nhân rộng. Tại huyện Ngọc Hiển, xã Tân Ân Tây được xem là địa phương đi đầu thực hiện thử nghiệm mô hình nuôi chồn hương, mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân.

Chủ động phòng ngừa dịch cúm gia cầm

Hiện nay, thời tiết đang trong giai đoạn giao mùa, mưa nhiều làm độ ẩm tăng cao, gây ảnh hưởng xấu đến sức đề kháng vật nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển nhanh. Ðặc biệt, ở thời điểm này, người nuôi tập trung tái đàn nhiều để đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ tăng vào dịp Tết, làm gia tăng nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên đàn vật nuôi, nhất là dịch cúm gia cầm H5N1.

Ða dạng nguồn thu từ đa canh

Với đức tính cần cù, chịu khó, cộng thêm sự năng động, dám nghĩ, dám làm, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Ngọc Hiển mạnh dạn trồng đa cây, nuôi đa con trên cùng diện tích nhằm tăng hiệu quả sản xuất và cải thiện thu nhập. Nhờ đó, không ít mô hình kinh tế hiệu quả được lan toả, nhân rộng, xuất hiện ngày càng nhiều "triệu phú nhà nông".

Trợ lực cho nông dân làm kinh tế

Gần đây, phong trào giúp đỡ hội viên, nông dân ở xã Tạ An Khương, huyện Ðầm Dơi, được các cấp hội nông dân chú trọng, khai thác tối đa các nguồn lực hỗ trợ hội viên có điều kiện mở rộng phát triển sản xuất, vươn lên làm giàu chính đáng trên đồng đất quê hương.

Giỏi trồng màu, vươn lên khá giàu

Hộ ông Trần Hoàng Vĩnh, Ấp 12, xã Khánh Lâm, là điển hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi tại huyện U Minh. Trước đây, gia đình ông Vĩnh có 1 ha đất sản xuất nông nghiệp nhưng cuộc sống khó khăn, do chỉ độc canh cây lúa, sản xuất kém hiệu quả. Ðể có thêm tiền trang trải cuộc sống gia đình và lo cho con cái ăn học, vợ chồng ông Vĩnh đã cải tạo hơn 2,5 công đất quanh nhà và bờ xáng trồng dưa leo, đậu đũa, bầu, mướp, khổ qua.