ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 2-7-25 11:06:28
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Trợ lực cho nông dân làm kinh tế

Báo Cà Mau Gần đây, phong trào giúp đỡ hội viên, nông dân ở xã Tạ An Khương, huyện Ðầm Dơi, được các cấp hội nông dân chú trọng, khai thác tối đa các nguồn lực hỗ trợ hội viên có điều kiện mở rộng phát triển sản xuất, vươn lên làm giàu chính đáng trên đồng đất quê hương.

Nhiều mô hình giúp nhau làm kinh tế đang phát huy hiệu quả, được duy trì phát triển như: tổ hùn vốn xoay vòng, quỹ hỗ trợ nông dân, nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội, vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn... từng bước đáp ứng nhu cầu vay vốn sản xuất, xuất hiện nhiều tấm gương điển hình trong lao động sản xuất.

Tiêu biểu như ông Nguyễn Văn Dư, ấp Tân Ðiền A, được sự quan tâm của chính quyền địa phương, đặc biệt là Hội Nông dân tạo điều kiện cho ông vay 30 triệu đồng từ nguồn quỹ hỗ trợ nông dân. Có vốn, ông đầu tư làm chuồng nuôi dê. Với bản tính cần cù, chịu khó, ham học hỏi, áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật qua các lớp tập huấn do hội, xã tổ chức mà mô hình kinh tế của ông phát triển ổn định. Hiện nay, ông duy trì đàn dê từ 50-60 con, mỗi năm cho thu nhập khoảng 80 triệu đồng.

Nhờ nguồn vốn vay 30 triệu đồng từ quỹ hỗ trợ nông dân, ông Nguyễn Văn Dư duy trì nuôi từ 50-60 con dê, thu nhập khoảng 80 triệu đồng/năm.

Nhờ nguồn vốn vay 30 triệu đồng từ quỹ hỗ trợ nông dân, ông Nguyễn Văn Dư duy trì nuôi từ 50-60 con dê, thu nhập khoảng 80 triệu đồng/năm.

Ông Dư cho biết: “Trước đây, gia đình tôi chỉ có thu nhập từ mấy công vuông, cũng nhờ có nguồn vốn vay của quỹ hỗ trợ nông dân mà kinh tế gia đình thay đổi. Hoàn trả xong vốn vay, gia đình tiếp tục duy trì phát triển mô hình”.

Không chỉ khai thác nguồn vốn cho hội viên vay, hội còn khuyến khích hội viên đăng ký thực hiện phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi”, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo, gắn với xây dựng nông thôn mới với nhiều nội dung phong phú, thiết thực.

Ðiển hình hội viên làm kinh tế giỏi là hộ ông Tiêu Văn Ten, ấp Hàng Còng. Ngoài bán tạp hoá, dịch vụ nấu đám tiệc, trên diện tích 2 ha, ông nuôi tôm 2 giai đoạn kết hợp nuôi cua, duy trì mô hình nuôi dê nhốt chuồng hơn 50 con. Mỗi năm dê cái sinh sản 2 lứa, mỗi lứa từ 3-4 con, mỗi cặp dê giống giá bán từ 4-5 triệu đồng, dê thịt nuôi 6-7 tháng khoảng 25-30 kg có thể xuất bán với giá từ 120-140 ngàn đồng/kg. Thu nhập của gia đình sau khi trừ chi phí trên 100 triệu đồng/năm.

Ðể đàn dê phát triển tốt, ông Ten đặc biệt quan tâm đến khâu chăm sóc, chuồng trại xây dựng cao ráo, giữ sạch sẽ, dê được tiêm vắc xin phòng bệnh.

“Nuôi dê nhốt chuồng ít tốn công chăm sóc, đảm bảo được vệ sinh môi trường; nguồn thức ăn của dê đa dạng, dễ tìm, chủ yếu là lá cây tự nhiên như: lá chuối, lá mì, cỏ voi... bổ sung thêm cám công nghiệp để tẩm bổ cho đàn dê”, ông Ten cho biết.

Ông Mai Hoàng Anh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tạ An Khương, cho biết: “Hội Nông dân xã có 962 hội viên, sinh hoạt ở 9 chi hội ấp. Hội sẽ tiếp tục duy trì và phát huy những kết quả đạt được, tăng cường xây dựng kế hoạch, chương trình hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống, giảm nghèo bền vững, tích cực hưởng ứng phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi. Cùng với đó, hội đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho hội viên, nông dân về mục đích, ý nghĩa của chương trình xây dựng nông thôn mới”./.

 

Tiểu Ái

 

Ðổi mới để sản xuất hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh, với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, nhiều yếu tố tác động đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trên địa bàn huyện tích cực đổi mới để sản xuất đạt hiệu quả. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.

Ðồng hành cùng nông thôn

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã và đang tạo nên những đổi thay mạnh mẽ, tích cực ở nhiều địa phương. Để đạt được những thành tựu đó, bên cạnh sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, có vai trò quan trọng của báo chí trong tuyên truyền, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng NTM đi đúng hướng và đạt hiệu quả tích cực.

Lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học để giảm thiểu áp lực

Thảo luận về việc lồng ghép giảm thiểu tác động đối với đa dạng sinh học trong thực hiện các giải pháp quản lý và các tiêu chuẩn quốc tế đã áp dụng trong mô hình; đề xuất, khuyến nghị các giải pháp quản lý có liên quan, các tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với mô hình tôm - rừng Việt Nam” là những nội dung quan trọng trong khuôn khổ Hội thảo “Khuyến nghị giải pháp thúc đẩy chuỗi tôm - rừng bền vững tại Cà Mau theo hướng chứng nhận quốc tế và bảo tồn đa dạng sinh học”, diễn ra vào ngày 19/6. Hội thảo do Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Cà Mau phối hợp với Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư tổ chức. 

Niềm tin về nông nghiệp sạch

Tham quan mô hình trồng rau an toàn của nhiều hộ dân ở xã Trí Lực, huyện Thới Bình, những luống rau xanh mướt đang phát triển, ít ai biết rằng, để có được sự thay đổi tích cực ấy là cả hành trình đổi mới cách nghĩ, cách làm của nông dân, chuyển từ tập quán canh tác truyền thống sang mạnh dạn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.

Màu xuống ruộng, dân đổi đời

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Chi bộ Ấp 5, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời triển khai mô hình “Dân vận khéo” đưa hoa màu xuống ruộng sau vụ lúa. Từ những bờ ruộng bỏ trống ngày nào, giờ đây đã phủ màu xanh của vùng sản xuất trù phú, góp phần nâng cao đời sống người dân, tạo diện mạo mới cho nông thôn.

Tín hiệu tích cực từ dự án khôi phục nguồn lợi cá đồng

Xác định ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất là “chìa khoá” để thực hiện thành công các mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn, những năm gần đây, tỉnh Cà Mau tích cực triển khai nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp phù hợp điều kiện tự nhiên địa phương. Một trong những điểm sáng là Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá đồng tại tỉnh Cà Mau”.

Hỗ trợ chị em làm kinh tế

Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Ðầm Dơi luôn đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, triển khai hiệu quả các phong trào thi đua và công tác hội, giúp hội viên phụ nữ phát triển kinh tế thông qua nhiều mô hình sản xuất.

Đề xuất các giải pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm, cua

Sáng 10/6, Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo chuyên đề “Giải pháp phòng, trị bệnh trên tôm nước lợ và cua biển tại đồng bằng sông Cửu Long”.

Mạnh dạn chuyển đổi mô hình

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi tôm, thời gian qua, một số hộ dân ở huyện Trần Văn Thời thành công với mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn, bước đầu mang lại hiệu quả, cho năng suất cao.

Giữ nghề làm nước mắm

Nước mắm là loại gia vị được xem như “quốc hồn quốc tuý” của ẩm thực Việt Nam. Bằng tâm huyết, những người làm nước mắm truyền thống trong tỉnh vẫn luôn âm thầm, bền bỉ gìn giữ nghề của cha ông để lại.