ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 17-9-24 01:57:49
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đảm bảo đầu ra các lớp đào tạo nghề cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Báo Cà Mau Các lớp đào tạo nghề dành cho đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và chị em phụ nữ dân tộc thiểu số nói riêng được tổ chức trên toàn tỉnh. Các lớp học hướng đến việc dạy nghề, giải quyết việc làm cho nhóm đối tượng này.

Trong Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động tỉnh Cà Mau năm 2024 đã nhấn mạnh thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động trong độ tuổi lao động, thuộc các đối tượng: người lao động là người dân tộc thiểu số, người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo sinh sống trên địa bàn các huyện thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, áp dụng Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Không khí lớp dạy nghề đan móc len cho chị em phụ nữ Ấp 11, xã Khánh Lâm, huyện U Minh.

Từ tháng 7/2024, các lớp đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và chị em phụ nữ dân tộc thiểu số nói riêng được tổ chức, thu hút khá đông lao động đăng ký học nghề. Điển hình như xã Khánh Lâm, huyện U Minh có 66 phụ nữ thuộc đối tượng hộ nghèo theo học nghề đan móc len. Năm 2023, Hội Liên hiệp phụ nữ xã Khánh Lâm được Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau, Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cũng như các cấp tạo điều kiện cho xã mở được 3 lớp dạy nghề đan móc thủ công. Đến năm 2024, xã đã khai giảng được 2 lớp. 

Giáo viên dạy nghề hướng dẫn tận tình với phương châm cầm tay chỉ việc.

Chị Danh Bích Tuyền, Ấp 11, Khánh Lâm, chia sẻ: “Mấy ngày đầu học, tôi thấy khó và định bỏ cuộc. Sau đó, cô giáo tận tình chỉ bảo, tôi dần làm được sản phẩm. Tôi thấy nghề này khả quan, có đầu ra. Mình học xong có thể làm sản phẩm bán trên mạng như: hoa, túi xách… Nhiều ngày lễ có thể đem ra thành phố hay huyện bán. Mấy chị ở đây đều khó khăn, nếu làm được và có đầu ra, tôi định tổ chức các chị em làm chung với nhau”. 

Lớp học được địa phương hỗ trợ đảm bảo đầu ra là cung ứng sản phẩm tại địa phương và các tỉnh lân cận. Chính vì thế, tinh thần học tập của các chị em phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số rất hăng hái, chăm chỉ.

Các chị em phụ nữ được cung cấp nguyên vật liệu và dụng cụ học nghề miễn phí.

 Chị Lâm Mỹ Thanh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Khánh Lâm, cho biết: “Khi hay tin có khoá học, các chị em rất phấn khởi. Quy định 8 giờ học nhưng chị em đến rất sớm và chịu khó. Trong thời gian ở lớp lẫn ở nhà, các chị em tự mình luyện tay nghề để tạo sản phẩm hoàn chỉnh cho cô giáo xem và chỉnh sửa”.

Ông Đinh Cộng Hoà, Phó trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện U Minh, thông tin: “Năm nay, huyện cố gắng duy trì 2 lớp dạy nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số thuộc vùng kinh tế khó khăn. Tiếp tục rà soát vận động các đối tượng tham gia học nghề ở địa phương, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, chị em phụ nữ. Chúng tôi cũng phối hợp với các sở, ban, ngành vận động đối tượng tham gia học nghề. Qua đó, tạo được lòng tin của người lao động, giải quyết thời gian nhàn rỗi của chị em phụ nữ dân tộc thiểu số tại địa phương.

 Chúng tôi cũng lồng ghép các chương trình mục tiêu như hỗ trợ đa dạng hoá sinh kế, dự án chăn nuôi, trồng trọt… để các đối tượng sau khi học nghề có thể thực hành và áp dụng vào sản xuất của gia đình. Ngoài ra, chúng tôi cũng phấn đấu giải quyết đầu ra cho các đối tượng học nghề, đảm bảo 80% trở lên. Huyện nỗ lực trong năm nay sẽ giảm nghèo 1,5% trở lên, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 2% trở lên, góp phần cùng toàn huyện đạt tiêu chí hộ nghèo năm 2025”.

 

Lam Khánh - Hoàng Vũ

 

Kịp thời hỗ trợ tân sinh viên

Thời điểm giữa cuối tháng 8 và đầu tháng 9 là giai đoạn tân sinh viên đến nhập học tại Phân hiệu Trường Ðại học Bình Dương tại Cà Mau (Phân hiệu). Trước nhu cầu tìm phòng trọ của sinh viên tăng cao, nhiều giải pháp hỗ trợ đã được nhà trường triển khai, giúp các bạn nhanh chóng tìm được nơi ở ổn định, phù hợp.

Tập huấn năng lực nhà giáo phải sát nhu cầu thực tiễn

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gần đây liên tục tổ chức những buổi hội giảng, tập huấn cho các nhà giáo giáo dục nghề nghiệp nhằm bắt kịp xu hướng đào tạo nghề gắn liền với nhu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp. 

Ðào tạo nghề phải gắn với giải quyết việc làm

Trong năm 2024, mục tiêu được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đặt ra là thực hiện nhiều giải pháp hiệu quả, tạo chuyển biến tích cực trong công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại địa phương.

Đào tạo nghề phù hợp đối tượng

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, huyện Cái Nước đã tập trung nhiều giải pháp phù hợp thực tế địa phương. Đặc biệt, với thế mạnh sản xuất nông nghiệp, huyện chú trọng đào tạo nghề, truyền nghề nông thôn cho nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, để từ đó giúp họ có cơ hội phát triển kinh tế ổn định.

Tổ chức lớp dạy nghề cho trẻ khuyết tật và mồ côi

Sáng nay (14/8), Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật - mồ côi Nhân Ái (phường Tân Xuyên, TP Cà Mau) kết hợp với Công ty TNHH Sản xuất và kinh doanh Hoà Minh Q, Viện đào tạo nghề Hòa Minh khai giảng lớp kỹ thuật làm nước rửa chén cho 18 trẻ đang học tập và nuôi dạy tại Trung tâm. Theo đó, lớp học sẽ diễn ra trong 1 tháng.

Ðào tạo nghề gắn với thực tiễn

Trong năm 2024, kế hoạch giáo dục và đào tạo nghề bắt đầu có sự thay đổi rõ rệt về truyền thông, phương thức dạy, các chính sách hỗ trợ người học...

Đảm bảo đầu ra các lớp đào tạo nghề cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Các lớp đào tạo nghề dành cho đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và chị em phụ nữ dân tộc thiểu số nói riêng được tổ chức trên toàn tỉnh. Các lớp học hướng đến việc dạy nghề, giải quyết việc làm cho nhóm đối tượng này.

Xu hướng nghề tự do trong giới trẻ

Không gò ép bởi các quy tắc công sở, thoải mái về thời gian, được trải nghiệm thử thách bản thân với những công việc mới... đã đưa nghề tự do trở thành hướng đi được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, người làm nghề tự do không bị giới hạn ở bất kỳ lĩnh vực nào, có thể làm bất cứ đâu họ thích.

Khi đại học không là lựa chọn duy nhất

Nếu như trước đây, việc học nghề chỉ là lựa chọn bất đắc dĩ của học sinh, thì những năm gần đây, học nghề để khởi nghiệp lại dần trở thành xu hướng lựa chọn của các bạn trẻ sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT).

Chàng sinh viên năng động

Bạn Triệu Nhật Duy, sinh viên năm 2 ngành Ngôn ngữ Anh, Phân hiệu Trường Ðại học Bình Dương tại Cà Mau (Phân hiệu), được biết đến là người năng động, ham học hỏi. Bên cạnh đam mê Anh ngữ, Nhật Duy còn luôn cố gắng phấn đấu và rèn luyện để trở thành sinh viên tiêu biểu.