ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 9-7-24 04:28:33
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðảm bảo “đúng - đủ - sạch - sống” dữ liệu nhân sự

Báo Cà Mau Tính đến hết tháng 10/2023, toàn tỉnh có 28.350 hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) của 829 cơ quan, đơn vị trên phần mềm Quản lý hồ sơ CBCCVC của tỉnh đã được đồng bộ với Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về CBCCVC, đạt 100% (bao gồm hồ sơ nghỉ việc, nghỉ hưu; hồ sơ trùng lắp giữa số chứng minh Nhân dân và số căn cước công dân).

Ông Nguyễn Văn Ðảm, Phó giám đốc Sở Nội vụ, đánh giá: “Nhìn chung, từ khi triển khai ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, các cơ quan, đơn vị đã phối hợp triển khai thực hiện, rà soát và cập nhật các trường thông tin, cơ bản đảm bảo. Các cơ quan, đơn vị đã nhập liệu đầy đủ 109 trường thông tin trên phần mềm, kiểm tra và khắc phục hồ sơ chưa đạt yêu cầu. Phấn đấu cuối năm đảm bảo đúng quy chuẩn “đúng - đủ - sạch - sống"".

Tuy nhiên, việc cập nhật hồ sơ vẫn còn một số khó khăn nhất định. Trong đó, do trước đây một số đơn vị UBND cấp xã đã nhập hồ sơ đối tượng người hoạt động không chuyên trách, những đối tượng này không nằm trong đối tượng để đồng bộ (gồm 345 hồ sơ).

Trung tâm Dữ liệu tỉnh được cán bộ kiểm tra hệ thống và quản lý, theo dõi đảm bảo an toàn thông tin.

Mặt khác, trước đây hồ sơ CBCCVC nhập bằng số chứng minh Nhân dân, những hồ sơ này sau khi cập nhật lại thành căn cước công dân và đồng bộ về cổng của Bộ Nội vụ thì cập nhật thông tin của 1 người nhưng 2 hồ sơ khác nhau. “Về vấn đề này, Sở Nội vụ đã tổng hợp danh sách và yêu cầu Tập đoàn Bưu chính viễn thông (VNPT Cà Mau) xoá các hồ sơ không đúng, hồ sơ trùng lắp trên cổng của Bộ Nội vụ, với tổng hồ sơ cần xoá là 818”, ông Ðảm cho biết thêm.

Ngoài ra, cũng theo ông Ðảm, việc bổ sung và làm sạch dữ liệu về CBCCVC còn một số khó khăn, vướng mắc như Bộ Nội vụ phân quyền cho tài khoản của Sở Nội vụ để xuất file chi tiết từ cổng của bộ bắt đầu từ ngày 25/10/2023, ảnh hưởng đến việc phối hợp triển khai cho các đơn vị trong quá trình nhập liệu. Cổng của Bộ Nội vụ cũng chưa kết nối, cập nhật được trạng thái “Nghỉ việc, nghỉ hưu” trên phần mềm Quản lý hồ sơ CBCCVC của tỉnh. Khi xuất file tổng hợp chi tiết từ cổng, chưa có tính năng lọc ra các trạng thái như trên.

Do phải thực hiện theo quy chuẩn “đúng - đủ - sạch - sống” 109 trường thông tin của Bộ Nội vụ nên nhiều hồ sơ phải điều chỉnh, cập nhật lại đúng theo yêu cầu, mất nhiều thời gian để hoàn thiện một hồ sơ; CSDLQG về CBCCVC có thay đổi các điều kiện để đánh giá hồ sơ hợp lệ; việc mất kết nối phần mềm với CSDLQG về CBCCVC đôi lúc xảy ra, gây gián đoạn, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện. Một số lỗi khi đồng bộ (hệ thống cơ sở dữ liệu Bộ Nội vụ quá tải, lỗi cấu trúc định dạng không xác định, đôi lúc một số trường thông tin trên phần mềm của tỉnh thì có nhập, nhưng khi xuất ra file từ Bộ Nội vụ thì thiếu các trường thông tin đó...). Vấn đề này, Sở Nội vụ phối hợp với Công ty Misa đã có phản ánh về Bộ Nội vụ, tuy nhiên những lỗi này vẫn chưa được xử lý triệt để, ảnh hưởng đến quá trình cập nhật thông tin của các đơn vị.

Bên cạnh đó, vẫn còn một vài cơ quan, đơn vị chưa quan tâm triển khai thực hiện, dẫn đến nhiều hồ sơ chưa rà soát, cập nhật các trường thông tin và đồng bộ với CSDLQG về CBCCVC đảm bảo “đúng - đủ - sạch - sống” theo quy định.

Toàn tỉnh hiện có 28.350 hồ sơ CBCCVC của 829 cơ quan, đơn vị trên phần mềm Quản lý hồ sơ CBCCVC của tỉnh đã được đồng bộ với CSDLQG về CBCCVC, đạt 100%. (Trong ảnh: Hồ sơ cán bộ, công chức Sở Tài chính đã được đồng bộ hồ sơ với CSDLQG về CBCCVC).

Ðể tiếp tục triển khai thực hiện tốt dữ liệu về CBCCVC, ông Ðảm kiến nghị, Bộ Nội vụ, Cổng dữ liệu của Bộ Nội vụ cần đồng bộ thông tin mới nhất khi có thay đổi từ đơn vị cơ sở, xem xét có chính sách hỗ trợ đối với CBCCVC thực hiện việc nhập liệu, quản lý hồ sơ CBCCVC. UBND tỉnh giao Sở Nội vụ tiếp tục thực hiện việc quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì, nâng cấp phần mềm Quản lý hồ sơ CBCCVC tỉnh Cà Mau; phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện việc rà soát, bổ sung, đồng bộ với CSDLQG về CBCCVC và kết nối, liên thông với CSDLQG về dân cư, bảo đảm an toàn, tiết kiệm, hiệu quả. Có văn bản phê bình, nhắc nhở các cơ quan, đơn vị chưa thực hiện tốt việc cập nhật, bổ sung thông tin trên phần mềm Quản lý hồ sơ CBCCVC của tỉnh và đồng bộ với CSDLQG về CBCCVC.

Về vấn đề này, Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành tỉnh, các tổ chức hội đặc thù cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố tiếp tục rà soát toàn bộ các trường thông tin, chỉnh sửa, bổ sung các trường thông tin chưa đúng, còn thiếu trong Cơ sở dữ liệu về CBCCVC của tỉnh đồng bộ với CSDLQG về CBCCVC đảm bảo “đúng - đủ - sạch - sống” theo quy định.

Sở Nội vụ tiếp tục theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, nhắc nhở các cơ quan, đơn vị cập nhật đầy đủ, chính xác các trường thông tin; kịp thời báo cáo, tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, xử lý các trường hợp thực hiện chậm trễ (nếu có)./.

 

Hồng Nhung

 

Ðơn giản thủ tục, tạo thuận lợi cho dân

Thời gian qua, huyện U Minh triển khai đồng bộ, toàn diện các nội dung về cải cách hành chính (CCHC). Ðặc biệt, huyện chú trọng công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC), nhất là thực hiện rà soát, đơn giản hoá TTHC và nâng cao chất lượng, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện.

Ðể người dân dễ làm hồ sơ đất đai

Hồ sơ liên quan đến đất đai được đánh giá là lĩnh vực khó, với nhiều thủ tục hành chính (TTHC) phức tạp, do đó, ngành tài nguyên và môi trường (TN&MT) hết sức cố gắng, từng bước tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận lĩnh vực này. Một trong những minh chứng rõ ràng nhất là Chỉ số Tiếp cận đất đai năm 2023 của tỉnh đã tăng vượt bậc, xếp vị trí 19/63 tỉnh, thành cả nước.

Phục vụ tốt, dân đồng thuận

Tuy không phải là tiêu chí chính trong Bộ Tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM, nhưng hoạt động cải cách hành chính (CCHC) có tác động quan trọng vào việc thực hiện các chỉ tiêu khác, nhất là những chỉ tiêu cần sự phối hợp giữa chính quyền với dân, giữa chính quyền với doanh nghiệp, từ đó tạo được sự đồng thuận cao trong Nhân dân, góp phần vào tiến trình xây dựng NTM.

Lấy sự hài lòng làm thước đo hiệu quả

Xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, minh bạch; nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phục vụ Nhân dân tốt nhất, là định hướng cải cách hành chính (CCHC) huyện Ngọc Hiển trong giai đoạn mới.

Góp phần ngăn ngừa tham nhũng, tiêu cực

Xác định việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức (CCVC) là một trong những nhiệm vụ, giải pháp để phòng, chống tham nhũng, các cơ quan, đơn vị và địa phương trong tỉnh thực hiện nghiêm túc, tạo điều kiện để CCVC được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng xử lý công việc từ kinh nghiệm thực tế ở những môi trường làm việc khác nhau.

Kiểm tra công tác cải cách hành chính tại huyện Phú Tân

Ngày 22/5, Đoàn kiểm tra cải cách hành chính tỉnh Cà Mau kiểm tra thực tế các nhiệm vụ cải cách hành chính tại UBND xã Tân Hải, thị trấn Cái Đôi Vàm và UBND huyện Phú Tân; đồng thời ghi nhận những thuận lợi khó khăn, kịp thời giúp địa phương tháo gỡ, thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC trong thời gian tới.

Từng bước hoàn thiện cơ sở dữ liệu lĩnh vực tài nguyên và môi trường

Thời gian qua, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) không ngừng đẩy mạnh công tác chuyển đổi số (CÐS) của ngành, từng bước hoàn thiện số hoá nhiều hồ sơ, thủ tục, quy trình, góp phần đem lại sự thuận lợi cho các đơn vị, địa phương và người dân, đóng góp chung vào tiến trình CÐS của tỉnh.

Bớt thủ tục, giảm chi phí

Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 490/QÐ-TTg ngày 7/5/2018. Trọng tâm của chương trình là phát triển sản phẩm có lợi thế ở mỗi địa phương. Ðối với tỉnh Cà Mau, chương trình đã mang về những kết quả thiết thực, tuy nhiên, theo đánh giá của các chủ thể tham gia chương trình, quá trình làm hồ sơ thủ tục còn khá nhiêu khê và kinh phí đầu tư ban đầu để chứng nhận sản phẩm OCOP cũng khá lớn.

Ngành kiểm sát ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin

Hồ sơ, tài liệu, chứng cứ, văn bản chỉ đạo bằng giấy dần được thay thế bằng những phần mềm chuyên dụng, như phần mềm sơ đồ tư duy; số hoá hồ sơ; tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo trực tuyến; hệ thống quản lý văn bản và điều hành... Việc ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin (CNTT) góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) 2 cấp trong tỉnh.

Tìm nguyên nhân tụt hạng Chỉ số PAPI

Theo kết quả công bố Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2023, tỉnh Cà Mau thuộc nhóm thấp nhất, với 40,10 điểm, xếp hạng 55/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, giảm 20 bậc so với năm 2022, đứng thứ 12 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là lần sụt giảm mạnh của tỉnh đối với chỉ số này.