ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 19:06:54
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đảng bộ tỉnh Cà Mau qua các kỳ đại hội

Báo Cà Mau Dưới ánh sáng đường lối của Đảng, từ những hạt giống đỏ được Đảng gieo mầm trong tổ chức Đảng đầu tiên ở thị trấn Cà Mau (tỉnh Bạc Liêu) tháng 1/1930, qua những chặng đường đấu tranh cách mạng nhiều hy sinh, gian khổ trong 2 cuộc kháng chiến cứu nước và khó khăn, thử thách trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, Đảng bộ Cà Mau đã phát triển không ngừng qua từng nhiệm kỳ.

Dưới ánh sáng đường lối của Đảng, từ những hạt giống đỏ được Đảng gieo mầm trong tổ chức Đảng đầu tiên ở thị trấn Cà Mau (tỉnh Bạc Liêu) tháng 1/1930, qua những chặng đường đấu tranh cách mạng nhiều hy sinh, gian khổ trong 2 cuộc kháng chiến cứu nước và khó khăn, thử thách trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, Đảng bộ Cà Mau đã phát triển không ngừng qua từng nhiệm kỳ.

Tiến tới Đại hội đại biểu lần XV Đảng bộ tỉnh, Đảng bộ Cà Mau một lần nữa viết tiếp vào trang sử vẻ vang của vùng đất cuối trời Tổ quốc, khẳng định sự trưởng thành vượt bậc của một đảng bộ anh hùng.  

HỘI NGHỊ THÀNH LẬP

TỈNH UỶ LÂM THỜI, NĂM 1938

- Thời gian, địa điểm: Ngày 25/10/1938, Liên Tỉnh uỷ Hậu Giang quyết định cho các tổ chức Đảng ở Bạc Liêu tổ chức hội nghị đại biểu của 3 quận: Cà Mau, Giá Rai và Vĩnh Châu để thành lập Tỉnh uỷ lâm thời, tại Lung Lá - Nhà Thể thuộc xã Tân Hưng (quận Cà Mau).

- Đại diện cấp trên về dự và chỉ đạo hội nghị: Đồng chí Phạm Hồng Thám thay mặt Liên Tỉnh uỷ và 2 cán bộ biệt phái của Xứ uỷ là đồng chí Nhật Quang và Năm (tức Hồ).

Hội nghị đặc biệt nhấn mạnh công tác xây dựng Đảng ở các quận khu vực Bạc Liêu, nhất là quận Cà Mau để đáp ứng phong trào quần chúng đang phát triển và tiến tới thành lập Tỉnh uỷ lâm thời theo chỉ thị của Xứ uỷ.

Hội nghị bầu Ban Chấp hành lâm thời của Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu (nay là Cà Mau - Bạc Liêu) gồm 7 uỷ viên chính thức. Đồng chí Bùi Thị Trường được cử làm Bí thư Tỉnh uỷ lâm thời.

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ

TỈNH BẠC LIÊU LẦN THỨ I, NĂM 1939

- Thời gian, địa điểm: Từ ngày 2-3/2/1939, tại thị trấn Cà Mau.

- Số lượng đại biểu: 29 đại biểu tham dự, trong đó có 3 đại biểu của Tỉnh uỷ lâm thời, 6 đại biểu của 3 quận: Cà Mau, Giá Rai, Vĩnh Châu và 20 đại biểu của các chi bộ.

- Đại diện cấp trên dự và chỉ đạo đại hội: Đồng chí Hoàng Ấn, đại diện Xứ uỷ và đồng chí Phạm Hồng Thám, đại diện Liên Tỉnh uỷ Hậu Giang.

- Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 9 đồng chí, trong đó có 2 đồng chí dự khuyết. Đồng chí Trần Văn Đại được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ I là một sự kiện lịch sử đánh dấu sự phát triển lớn mạnh của Đảng bộ. Sau hơn 8 năm hoạt động, Đảng bộ tỉnh đã tuyên truyền, giáo dục tổ chức các tầng lớp Nhân dân đấu tranh giành được nhiều thắng lợi thiết thực, nâng cao uy tín của Đảng, khẳng định vị trí quan trọng của Đảng bộ là trung tâm lãnh đạo phong trào cách mạng trong tỉnh.

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ

TỈNH BẠC LIÊU LẦN THỨ II, NĂM 1948

- Thời gian, địa điểm: Đầu năm 1948, Tỉnh uỷ triệu tập Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ II tại điền Sáu Trinh, thuộc xã Tân Hưng Tây, sau đó dời về Tân Đức (thuộc huyện Đầm Dơi ngày nay).

- Số lượng đại biểu: Hơn 200 đại biểu của các huyện, thị và các ngành cấp tỉnh tham dự.

- Đại diện cấp trên dự và chỉ đạo đại hội: Hai đồng chí: Dực và Văn Viên, đại diện Khu uỷ.

- Đại hội bầu Ban Chấp hành mới gồm 15 đồng chí. Đồng chí Trần Văn Sớm được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ.

Đại hội đánh giá tình hình và đề ra chủ trương: nhanh chóng xây dựng vùng giải phóng về mọi mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội nhằm đáp ứng kịp thời cho công cuộc kháng chiến và kiến quốc; tiếp tục củng cố và phát triển lực lượng vũ trang, bảo vệ vùng căn cứ, chống âm mưu phong toả, phá hoại kinh tế vùng giải phóng do địch đang ráo riết thực hiện.

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ

TỈNH BẠC LIÊU LẦN THỨ III, NĂM 1950

- Thời gian, địa điểm: Đầu tháng 7/1950, tại Trường Đảng của tỉnh ở ấp Bà Hính, xã Trần Phán, huyện Ngọc Hiển (nay là Đầm Dơi).

- Số lượng đại biểu: 350 đại biểu của các đảng bộ huyện, thị trấn, thị xã, các ngành ở tỉnh và các lực lượng vũ trang.

- Đại diện cấp trên dự và chỉ đạo đại hội: Đồng chí Văn Viên, đại diện Xứ uỷ Nam Bộ.

- Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ mới gồm 26 đồng chí, trong đó có 6 uỷ viên dự khuyết. Đồng chí Trần Văn Sớm được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ.

Nghị quyết đại hội nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm là: Đẩy mạnh tấn công địch về quân sự và nguỵ vận, củng cố và mở rộng vùng giải phóng, bảo vệ vững chắc căn cứ địa kháng chiến, xây dựng vùng căn cứ của tỉnh vững mạnh về mọi mặt, bảo đảm là hậu phương vững chắc cho cả chiến trường Nam Bộ.

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ

TỈNH BẠC LIÊU LẦN THỨ IV, NĂM 1953

- Thời gian, địa điểm: Ngày 15/5/1953, tại ấp Đất Sét, xã Phú Mỹ, huyện Ngọc Hiển.

- Đại diện cấp trên dự và chỉ đạo đại hội: Đại diện Trung ương Cục.

- Ban chấp hành mới: Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ mới gồm 26 đồng chí, trong đó có 10 uỷ viên dự khuyết. Đồng chí Ung Văn Khiêm, Uỷ viên Trung ương Đảng được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ.

Đại hội tập trung thảo luận vấn đề phát triển mạnh bộ đội địa phương theo kịp đà tiến công trên các chiến trường toàn quốc, học tập một số chuyên đề về công tác nông vận và phương pháp đấu tranh chống các quan điểm sai trái của địch. Tiếp tục hoàn thành chủ trương tạm cấp ruộng đất cho nông dân do Đảng và Chính phủ đề ra.

BAN CHẤP HÀNH LÂM THỜI ĐẢNG BỘ

TỈNH CÀ MAU - BẠC LIÊU, 1976-1977

Thi hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 24 của Ban Chấp hành Trung ương và Nghị quyết 145/NQ/TU của Bộ Chính trị về việc giải thể cấp khu và hợp tỉnh, ngày 6/1/1976, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết số 10/NQ/NS/TU, chỉ định Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu gồm 38 đồng chí, trong đó có 3 đồng chí uỷ viên dự khuyết.

Chỉ định Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Cà Mau - Bạc Liêu gồm 11 đồng chí; chỉ định đồng chí Nguyễn Văn Đáng làm Bí thư Tỉnh uỷ, đồng chí Đoàn Văn Đông (Ba Vị) làm Phó Bí thư Thường trực, đồng chí Nguyễn Minh Đức (Bảy Nông) làm Phó Bí thư, Chủ tịch UBND cách mạng tỉnh.

Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu sẽ tổ chức đại hội đại biểu Đảng bộ để bầu lại Ban Chấp hành chính thức khi có chỉ thị của Ban Bí thư.

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ

TỈNH MINH HẢI LẦN THỨ V, 1977-1980

* Đại hội Đảng bộ tỉnh vòng 1

- Thời gian, địa điểm: Ngày 10/11/1976, tại Trường Đảng tỉnh (thị xã Bạc Liêu).

- Số lượng đại biểu: Có 327 đại biểu ưu tú, đại diện  hơn 8.000 đảng viên trong toàn tỉnh đến dự.

Đại hội thảo luận và đóng góp ý kiến vào Dự thảo Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng sẽ trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần IV và Điều lệ Đảng sửa đổi. Đại hội bầu đoàn đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng gồm 12 đồng chí, do đồng chí Phan Ngọc Sến (Mười Kỷ), Bí thư Tỉnh uỷ làm trưởng đoàn.

* Đại hội Đảng bộ tỉnh vòng 2

- Thời gian, địa điểm: Từ ngày 21/3/1977 đến ngày 5/4/1977, tại Trường Công Nông, thị xã Cà Mau.

- Số lượng đại biểu: 311/327 đại biểu của 7 huyện, 2 thị xã và 3 đảng bộ trực thuộc.

- Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 39 uỷ viên chính thức, 1 uỷ viên dự khuyết. Đồng chí Phan Ngọc Sến (Mười Kỷ), Uỷ viên Trung ương Đảng được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ.

Đại hội thông qua dự thảo đề án, phương hướng, nhiệm vụ cụ thể của Đảng bộ trong 2 năm 1977-1978 nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ V của Đảng bộ. Đại hội xác định cơ cấu kinh tế của tỉnh là nông - ngư - lâm nghiệp và phân chia địa bàn tỉnh thành 2 vùng kinh tế: Vùng I gồm các huyện: Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Giá Rai là vùng trọng điểm lúa; Vùng II gồm các huyện: Châu Thành, Cà Mau, Thới Bình, Trần Văn Thời, Cái Nước, Đầm Dơi, Ngọc Hiển là vùng nông - lâm - ngư nghiệp.

Đại hội đại biểu lần thứ V Đảng bộ tỉnh Minh Hải có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trên 24 năm (kể từ đại hội năm 1953) Đảng bộ mới có điều kiện mở đại hội, đây là đại hội đầu tiên trên đất nước và quê hương được hoàn toàn giải phóng. Đại hội thành công khẳng định đảng bộ ngày càng được củng cố về chính trị, tư tưởng và tổ chức; đội ngũ cán bộ được lựa chọn chặt chẽ, được bồi dưỡng và đào tạo bảo đảm chất lượng theo đúng yêu cầu nhiệm vụ của Đảng.

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ

TỈNH MINH HẢI LẦN THỨ VI, 1981-1982

- Thời gian, địa điểm: Từ ngày 1-4/4/1981, tại Trường Chính trị Châu Văn Đặng (thị xã Bạc Liêu).

- Số lượng đại biểu: 307 đại biểu về dự.

- Đại diện cấp trên dự và chỉ đạo đại hội: Đồng chí Ngô Duy Đông, Trưởng Ban Nông nghiệp Trung ương; Nguyễn Ngọc Triều, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp; Phan Văn Đáng, Phó Ban Tổ chức Trung ương; Trần Văn Sớm, Phó Ban Kiểm tra Trung ương.

- Đại hội bầu 52 đồng chí vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá VI, trong đó có 1 uỷ viên dự khuyết. Đồng chí Phan Ngọc Sến, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ được bầu lại làm Bí thư Tỉnh uỷ.

Đại hội đã tổng kết, đánh giá tình hình, phân tích sâu sắc những nguyên nhân chủ quan, khách quan của những thành tựu cũng như hạn chế qua 4 năm thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ V; đề ra phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu của nhiệm kỳ 1981-1982 là: Tăng cường công tác quản lý và sử dụng ruộng đất đúng theo quy định của Nhà nước, tập trung đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện, cải tiến phân phối lưu thông, phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, từng bước nâng cao đời sống Nhân dân, làm tròn nhiệm vụ với cả nước; phát triển công nghiệp phục vụ cho các thế mạnh của tỉnh, xây dựng cơ cấu nông - công nghiệp hoặc nông - công - ngư - lâm nghiệp ở huyện và công - nông nghiệp ở tỉnh; khôi phục và bảo vệ rừng; đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa và phát triển khoa học - kỹ thuật; tăng cường an ninh - quốc phòng; ra sức xây dựng nông thôn, nhất là vùng căn cứ, tăng cường xây dựng cấp huyện; tích cực xây dựng Đảng, chính quyền, các đoàn thể, Mặt trận, đồng thời chống mọi biểu hiện tiêu cực…

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ

TỈNH MINH HẢI LẦN THỨ VII, 1983-1985

- Thời gian, địa điểm: Từ ngày 21-26/7/1983, tại Hội trường Trường Chính trị Châu Văn Đặng (thị xã Bạc Liêu).

- Đại diện cấp trên dự và chỉ đạo đại hội: Đồng chí Võ Văn Kiệt, Uỷ viên Bộ Chính trị; Trần Văn Sớm, Uỷ viên Trung ương Đảng.

- Đại hội bầu Ban Chấp hành nhiệm kỳ 1983-1985 gồm 44 đồng chí, trong đó có 1 uỷ viên dự khuyết. Đồng chí Đoàn Thanh Vị, Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ.

Đại hội đánh giá 2 năm thực hiện Nghị quyết nhiệm kỳ 1981-1982 của Đảng bộ, thảo luận và thông qua Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ 1983-1985, đề cập đến nhiều vấn đề về cải tạo và xây dựng kinh tế - xã hội của tỉnh, tập trung vào 3 thế mạnh nông - lâm - ngư và chú trọng biện pháp tổ chức thực hiện trong xây dựng và cải tạo các ngành kinh tế; nhấn mạnh công tác xây dựng Đảng, chính quyền và công tác vận động quần chúng, phê phán những quan điểm thiếu tin tưởng, quan liêu, xa rời quần chúng.

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ

TỈNH MINH HẢI LẦN THỨ VIII, 1986-1990

- Thời gian, địa điểm: Từ ngày 27/10-1/11/1986, tại Trường Chính trị Châu Văn Đặng (thị xã Bạc Liêu).

- Đại diện cấp trên dự và chỉ đạo đại hội: Đồng chí Vũ Đình Liệu, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đại diện Trung ương trực tiếp chỉ đạo đại hội và các đồng chí: Trần Văn Sớm, La Lâm Gia, Lê Phước Thọ, Uỷ viên Trung ương Đảng, đồng chí Phạm Văn Kiết, Phó Ban Dân vận Trung ương, cùng một số đồng chí đại diện các ban Đảng của Trung ương về dự đại hội.

- Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 1986-1990 gồm 55 đồng chí, trong đó có 45 uỷ viên chính thức, 10 uỷ viên dự khuyết. Đồng chí Đoàn Thanh Vị được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ. Đại hội bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng gồm 16 đại biểu chính thức và 2 đại biểu dự khuyết.

Trên cơ sở đánh giá tình hình kinh tế - xã hội và các ưu, khuyết điểm, khó khăn, thuận lợi nhiệm kỳ qua, đại hội nêu phương hướng, nhiệm vụ của Đảng bộ và quân, dân Minh Hải nhiệm kỳ 1986-1990: "Ra sức ổn định tình hình mọi mặt, trước hết là kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh sản xuất đi đôi với tiết kiệm, tập trung cho mặt trận hàng đầu là phát triển nông nghiệp toàn diện (nông - lâm - ngư), trọng tâm là sản xuất lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, lấy thuỷ, hải sản làm động lực, xuất khẩu làm mũi nhọn".

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ

TỈNH MINH HẢI LẦN THỨ IX, 1991-1995

* Đại hội Đảng bộ tỉnh vòng 1

- Thời gian, địa điểm: Từ ngày 27-29/4/1991, tại thị xã Cà Mau.

- Số lượng đại biểu: 350 đại biểu chính thức.

Đại hội bầu đoàn đại biểu của Đảng bộ tỉnh gồm 18 đồng chí đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng.

* Đại hội Đảng bộ tỉnh vòng 2

- Thời gian, địa điểm: Từ ngày 27-30/8/1991, tại Nhà Văn hoá trung tâm tỉnh, thị xã Cà Mau.

- Số lượng đại biểu: 350 đại biểu (trong đó có 39 đại biểu nữ) đại diện hơn 18.000 đảng viên trong tỉnh.

- Đại diện cấp trên về dự và chỉ đạo đại hội: Đồng chí Võ Văn Kiệt, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

- Đại hội bầu Ban Chấp hành nhiệm kỳ 1991-1995 gồm 45 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Văn Đáng được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ.

Đại hội tập trung phân tích, đánh giá thành tựu cũng như hạn chế, yếu kém trong nhiệm kỳ qua, từ đó đề ra phương hướng, mục tiêu thật sát hợp với tình hình thực tế của địa phương, tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, khắc phục tình trạng sản xuất lúa bấp bênh, năng suất thấp ở một số vùng. Điều chỉnh lại quy hoạch tổng thể nền kinh tế, bố trí lại cơ cấu đầu tư, cơ cấu cây, con, phân bố lại lao động, dân cư và đề ra chính sách cụ thể nhằm khai thác tiềm năng mỗi vùng.

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ

TỈNH MINH HẢI LẦN THỨ X, 1996-2000

- Thời gian, địa điểm: Từ ngày 7-10/5/1996, tại Nhà Văn hoá trung tâm tỉnh (thị xã Cà Mau).

- Số lượng đại biểu: 337 đại biểu chính thức, đại diện cho 15 đảng bộ trực thuộc Tỉnh uỷ.

- Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 47 đồng chí, trong đó có 1 đồng chí dân tộc Khmer. Đồng chí Đặng Thành Học được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ. Đại hội bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng gồm 14 đồng chí chính thức và 1 đồng chí dự khuyết.

Đại hội đề ra "Chương trình phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (1996-2000)". Nhiệm vụ tổng quát là: "Giữ vững ổn định chính trị; cố gắng khai thác thời cơ, khắc phục khó khăn, phát huy tiềm năng con người và thiên nhiên, phấn đấu đưa tốc độ kinh tế phát triển nhanh hơn, hiệu quả hơn; tăng cường cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển toàn diện nông thôn; tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn về văn hoá - xã hội, nâng cao mức sống Nhân dân; bảo vệ vững chắc an ninh - quốc phòng… góp phần cùng cả nước thực hiện đạt và vượt các nhiệm vụ, mục tiêu thời kỳ 1996-2000 do Đại hội IX đề ra, tạo tiền đề cho phát triển mới cao hơn trong những năm đầu thế kỷ 21".

BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ

LÂM THỜI TỈNH CÀ MAU NĂM 1997

Ngày 12/12/1996, Bộ Chính trị ra Quyết định số 126-QĐNS/TW thành lập Đảng bộ tỉnh Cà Mau, trực thuộc Trung ương và chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ lâm thời gồm 35 đồng chí, trong đó Ban Thường vụ 9 đồng chí. Đồng chí Đặng Thành Học, Uỷ viên Trung ương Đảng, làm Bí thư Tỉnh uỷ; đồng chí Phạm Thạnh Trị làm Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND lâm thời tỉnh Cà Mau; đồng chí Trần Thanh Khiêm, Uỷ viên Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ.

Nhiệm vụ chủ yếu của Đảng bộ là tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh Minh Hải (cũ), trước mắt ổn định về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đặc biệt là tổ chức thực hiện Nghị quyết về kinh tế - xã hội của tỉnh năm 1997.

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ

TỈNH CÀ MAU LẦN THỨ XI, 1997-2000

- Thời gian, địa điểm: Từ ngày 11-12/12/1997, tại Hội trường UBND tỉnh.

- Số lượng đại biểu: 259 đại biểu (34 nữ) thay mặt cho 13.000 đảng viên trong toàn tỉnh.

- Đại hội bầu 47 đồng chí vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XI. Đồng chí Đặng Thành Học, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Bí thư.

Đại hội XI xác định: "Kiên định mục tiêu đi lên chủ nghĩa xã hội, giữ vững ổn định chính trị, nắm bắt thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức, tập trung mọi nguồn lực khai thác tốt nhất những tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế với tiến độ nhanh, vững chắc, hiệu quả, tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá và phát triển toàn diện nông nghiệp, nông thôn; xây dựng quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; tạo chuyển biến mạnh mẽ về văn hoá - xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân; bảo vệ vững chắc quốc phòng, an ninh; nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ và sự điều hành của bộ máy Nhà nước các cấp... góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu do Đại hội VIII của Đảng đề ra, tạo tiền đề cho bước phát triển nhanh hơn trong những năm đầu của thế kỷ 21. Trong đó, 2 vấn đề then chốt được chọn làm trọng tâm đột phá là: phát huy tiềm năng, lợi thế và hướng mạnh về nông thôn".

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ

TỈNH CÀ MAU LẦN THỨ XII, 2001-2005

- Thời gian, địa điểm: Ngày 21/2/2001, tại Hội trường UBND tỉnh Cà Mau.

- Số lượng đại biểu: 300 đại biểu đại diện hơn 15.000 đảng viên trong toàn tỉnh.

- Đại diện cấp trên dự và chỉ đạo đại hội: Đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ.

- Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XII gồm 42 uỷ viên. Đồng chí Bùi Quang  Huy, Uỷ viên Trung ương Đảng được Trung ương chỉ định làm Bí thư Tỉnh uỷ.

Đại hội xác định phương hướng, nhiệm vụ tổng quát về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2005 là: "Kiên định mục tiêu xã hội chủ nghĩa, giữ vững ổn định chính trị xã hội; phát huy sức mạnh toàn dân, ra sức khai thác tốt tiềm năng, lợi thế tài nguyên… để tăng cường kinh tế với nhịp độ cao, chất lượng, hiệu quả gắn với mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo sự chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá; xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của Nhân dân; bảo vệ vững chắc quốc phòng, an ninh; nâng cao năng lực của Đảng bộ và sự điều hành của bộ máy Nhà nước các cấp, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu do Đại hội IX của Đảng đề ra vì "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"".

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá… Đặc biệt, việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ nông - lâm - ngư nghiệp sang ngư - nông - lâm nghiệp theo quy hoạch và có bước đi phù hợp là ý tưởng chủ đạo của Đảng bộ trong suốt nhiệm kỳ. Trước hết, phải tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật có trọng điểm nhằm tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và cải thiện đời sống Nhân dân.

Đại hội cũng nêu rõ sự phối hợp có hiệu quả với các ngành Trung ương để xây dựng và phát triển mạnh công nghiệp, tạo sự chuyển biến nhanh về phát triển kinh tế của tỉnh. Ngành, nghề kinh tế không ngừng mở rộng quy mô, coi trọng chất lượng tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp và của nền kinh tế, gắn sản xuất với thị trường và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, coi trọng chiến lược đào tạo con người, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ

TỈNH CÀ MAU LẦN THỨ XIII, 2005-2010

- Thời gian, địa điểm: Từ ngày 27-30/11/2005, tại Hội trường UBND tỉnh Cà Mau.

- Số lượng đại biểu: 300 đại biểu của 13 đảng bộ huyện, thành phố và các đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ đại diện hơn 20.000 đảng viên.

- Đại diện cấp trên về dự và chỉ đạo đại hội: Thượng tướng Lê Văn Dũng, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.

- Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cà Mau khoá XIII nhiệm kỳ 2005-2010 gồm 49 đồng chí. Đồng chí Võ Thanh Bình được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ.

Kết quả nổi bật của đại hội là sự nhất trí cao về quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng bộ trên tất cả các mặt công tác, thống nhất quan điểm của Trung ương về xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt và xây dựng, phát triển văn hoá, làm cho văn hoá thật sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội. Từ đó đã xác định đúng phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và đề ra các giải pháp cụ thể, phù hợp trên từng lĩnh vực, nhằm bảo đảm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ tới.

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ

TỈNH CÀ MAU LẦN THỨ XIV, 2010-2015

- Thời gian, địa điểm: Từ ngày 28-30/9/2010, tại Hội trường UBND tỉnh Cà Mau.

- Số lượng đại biểu: 348 đại biểu của 13 đảng bộ huyện, thành phố và các đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ đại diện gần 30.000 đảng viên.

- Đại diện cấp trên về dự và chỉ đạo đại hội: Đại tướng Lê Hồng Anh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an.

- Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cà Mau khoá XIV, nhiệm kỳ 2010-2015 gồm 55 đồng chí. Đồng chí Dương Thanh Bình được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ.

Đại hội nhất trí đề ra mục tiêu tổng quát: “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, gắn với chất lượng và hiệu quả; nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực; phát triển mạnh mẽ khoa học – công nghệ; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống của Nhân dân; bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại, sớm đưa Cà Mau trở thành tỉnh phát triển trung bình khá của cả nước”./.

Dân vận khéo từ việc nhỏ

Thời gian qua, Chi hội Cựu chiến binh (CCB) ấp Cái Bát, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời triển khai thực hiện hiệu quả mô hình xây hố đốt rác, tạo sức lan toả rộng rãi, góp phần bảo vệ môi trường và hướng đến xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Chính sách nhân văn

Thực hiện chính sách nhân văn của Ðảng và Nhà nước ta, năm 2024, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Thới Bình đã chủ động phối hợp với ngành công an, các tổ chức chính trị - xã hội tạo điều kiện cho những người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn chính sách để học nghề, tạo việc làm, sinh kế khi làm lại cuộc đời.

Ðồng lòng thực hiện Nghị quyết 09

Từ đầu năm đến nay, huyện Phú Tân thực hiện được hơn 68.000 m lộ đất đen, đạt gần 133% so kế hoạch; hơn 43.000 m lộ bê tông, đạt 56%. Cùng với làm mới, việc duy tu, sửa chữa và kè chống sạt lở các công trình lộ bê tông trở thành phong trào rộng khắp, góp phần gìn giữ, bảo quản tốt các tuyến đường, phục vụ việc đi lại của người dân. Ðây là hiệu quả tích cực từ thực hiện Nghị quyết 09 của Huyện uỷ.

Ðổi mới hoạt động HÐND các cấp

Nhìn lại năm 2024, các hoạt động của HÐND tỉnh được đổi mới và chất lượng ngày càng nâng cao. Hoạt động giám sát có trọng tâm, trọng điểm, được tổ chức với nhiều hình thức phù hợp, hiệu quả; kịp thời phát hiện, kiến nghị giải quyết, xử lý những vấn đề bức xúc của địa phương, góp phần quan trọng vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và thực thi pháp luật của tỉnh.

Ðội quân tóc dài kéo pháo

Ðó là Ðội Nữ pháo binh tỉnh Cà Mau những năm tháng kháng chiến, một thời khiến quân thù nghe tên đã khiếp sợ. Họ là những cô gái, áo bà ba giản dị, tóc dài thướt tha, nhưng gạt đi cuộc sống cá nhân để hy sinh vì nền độc lập, tự do của dân tộc.

Thu hồi đất mở rộng Cảng Hàng không Cà Mau - Người dân đồng thuận chủ trương

"Sau khi HÐND tỉnh ban hành nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để mở rộng, nâng cấp Cảng Hàng không Cà Mau, TP Cà Mau (chủ đầu tư) tiến hành các bước theo quy định, sớm thực hiện thu hồi đất, bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công”, ông Huỳnh Văn Minh, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường TP Cà Mau, cho biết.

Ðảng viên đi trước, đồng bào làm theo

Chi bộ Khóm 1, thị trấn Cái Ðôi Vàm có 27 đảng viên. Trong mỗi kỳ sinh hoạt, chi bộ đều lồng ghép nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng để đảng viên nâng cao nhận thức, phát huy vai trò gương mẫu; những thông tin xuất hiện trên mạng xã hội, hay dư luận mới đều được đưa ra để đảng viên trong chi bộ phân tích, nhận diện đúng sai. Từ đó, có cách làm hiệu quả để ứng phó với những thông tin không chính thống, thông tin xấu, độc để định hướng dư luận.

Những nữ đại biểu dân cử vì dân

Thực hiện chiến lược về bình đẳng giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử, những năm qua, tỉnh Cà Mau luôn tạo điều kiện thuận lợi để tăng tỷ lệ nữ và nâng cao chất lượng hoạt động của các nữ đại biểu HÐND các cấp, qua đó giúp phụ nữ khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình trong xã hội.

Ðầu năm 2025, bắt đầu đại hội chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở

Sau khi hoàn thành việc triển khai, quán triệt hướng dẫn của các ban đảng Trung ương; kế hoạch, các văn bản của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh uỷ về đại hội đảng bộ các cấp trong tỉnh và kế hoạch cụ thể của cấp mình tại các huyện uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ (trong tháng 9/2024), ngay trong tháng 10/2024, đảng uỷ các xã, phường, thị trấn, đảng bộ cơ sở, chi bộ cơ sở sẽ triển khai, quán triệt các nội dung nêu trên và kế hoạch cụ thể của cấp mình. Riêng Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị phải được quán triệt đến tất cả cán bộ, đảng viên.

Phải thấm nhuần và thực hành chuẩn mực đạo đức một cách tự giác, thường xuyên

Quy định số 144-QÐ/TW (gọi tắc Quy định số 144) của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới (do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành ngày 9/5/2024) đã được quán triệt, triển khai và nhận được sự đồng tình cao của cán bộ, đảng viên (CBÐV) trong tỉnh. Quy định có nhiều điểm mới, thể hiện quyết tâm đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng. Xoay quanh vấn đề này, phóng viên Báo Cà Mau có phỏng vấn đồng chí Hồ Trung Việt, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ.