ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 11-5-25 07:07:45
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

"Ðất này còn đó, bạn tôi nằm…"

Báo Cà Mau Cuối tháng Bảy, chú Nguyễn Ðình Sin từ Nghệ An báo tin là cựu chiến binh Ðoàn tàu không số đường Hồ Chí Minh trên biển cùng cựu chiến binh đặc công Hải quân Ðoàn 126 sẽ có chuyến hành hương về Cà Mau. Chú Sin căn dặn trước: “Anh em báo, đài nên theo chuyến này, bởi anh em Nghệ - Tĩnh đã hơn 40 năm mới trở lại vùng đất Cà Mau, một vùng đất đã trở thành máu thịt với người lính biển”.

Cuối tháng Bảy, chú Nguyễn Ðình Sin từ Nghệ An báo tin là cựu chiến binh Ðoàn tàu không số đường Hồ Chí Minh trên biển cùng cựu chiến binh đặc công Hải quân Ðoàn 126 sẽ có chuyến hành hương về Cà Mau. Chú Sin căn dặn trước: “Anh em báo, đài nên theo chuyến này, bởi anh em Nghệ - Tĩnh đã hơn 40 năm mới trở lại vùng đất Cà Mau, một vùng đất đã trở thành máu thịt với người lính biển”. Chúng tôi khắc khoải mãi bởi lời của chú Sin: “Ðất Cà Mau, ở đó có những người bạn, những đồng đội chúng tôi nằm lại. Chuyến này về với các anh, cũng có lẽ là chuyến cuối…!”.

Nghệ - Tĩnh là vùng đất của địa linh, nhân kiệt, nơi sản sinh ra biết bao cá nhân ưu tú của đất nước. Chất lính của Nghệ - Tĩnh lúc nào cũng giữ được cốt cách, phong vị rất riêng: Chân thành, giản dị và nồng thắm nghĩa tình. Cũng có thể vì vậy mà bộ đội Nghệ - Tĩnh về với Cà Mau như đứa con về với quê mẹ.

Chú Hoàng Ðình Trung, đặc công nước Ðoàn 126, giới thiệu với giọng rất vang: “Ðoàn vô chuyến này có 53 người, 28 người thương binh, trong đó, có 3 thương binh nặng, 6 người thân của liệt sĩ. Người lớn tuổi nhất đã ngoài 80”. Trên chuyến xe xuôi về Ðất Mũi này, những người lính xông pha trên biển từ Quảng Trị đến Cà Mau nay đều đã bước qua tuổi xưa nay hiếm, nhưng không khí tươi mới, tràn đầy sức sống vẫn còn nguyên vẹn đó.

Ký ức khó quên

Ðoàn cựu chiến binh Nghệ - Tĩnh thành kính thắp hương tưởng nhớ đồng chí, đồng đội đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.     Ảnh: PHẠM NGUYÊN

Những người có thời gian gắn bó với đất Cà Mau nhìn đường Hồ Chí Minh xé rừng vươn dài đến tận cuối đất trầm trồ: “Mình không thể tưởng tượng ra được vùng này sẽ có đường cho ô-tô chạy”. Không cần bất cứ hướng dẫn viên du lịch nào, nhưng từng cây cầu, địa danh, cây mắm, cây đước, cả con cá thòi lòi, con còng thụt ra vô…, tất cả đều được giới thiệu rất rõ ràng bằng chất giọng Nghệ - Tĩnh lúc cao trào như pháo nổ mà đằm thắm thì cũng thật sâu lắng.

Chú Sin thổn thức: “40 năm, chúng tôi vắng các anh Chánh Tâm, Ngọc Lương, Sỹ Thập, Minh Loan… nhìn phía rừng, phía biển giờ đây như vẫn thấy thấp thoáng các anh”.

Tháng 11/1964, tàu 649 cập bến Vàm Lũng do đồng chí Năm Phước làm Thuyền trưởng, đồng chí Tư Hai Thuyền phó, trên tàu có thuyền viên Nguyễn Ðình Sin.

Hồi tưởng lại thời khắc ấy, chú Sin không cầm được nước mắt: “Tới nơi, anh em trên tàu ôm nhau mà hô: Vàm Lũng đây rồi! Hàng trăm tấn hàng hoá, vũ khí được chuyển lên bến bãi an toàn”. Rồi người lính Nghệ An thầm đưa tay vẫy chào vệt đước xanh để ngược thuyền ra Bắc, hẹn ngày trở lại. Ngay tháng 1/1965, Nguyễn Ðình Sin cũng về tới Cà Mau, nhưng chuyến đi này bị địch phát hiện và đeo bám ác liệt. Tàu không số của chúng ta nguỵ trang cờ 3 sọc, bật đèn sáng để đi nhằm qua mắt địch. Chuyến này thả hàng vất vả, nhưng rốt cuộc thì nhiệm vụ cũng hoàn thành. Giữa biển trời Cà Mau, chiến sĩ Nguyễn Ðình Sin ăn vội một bữa cơm như để nuốt trọn vào lòng những ấn tượng, những kỷ niệm về Cà Mau.

Chú Hồ Ðình Thuần nói về mình mà trong đoàn, nhiều người bật khóc. Ðó là năm 1970, tàu chở 200 tấn vũ khí vào ngã ba Hố. Lúc này tàu địch bủa vây, hoả lực rất mạnh. Chính trị viên của tàu đưa ra quyết định: Phá tàu. Chuyến tàu 20 người, 8 người nằm lại đất Cà Mau, 12 người bơi được vào bờ và nhập vào đội hình của Ðoàn 962.

Chú Thuần tâm sự: “Ở Cà Mau 6 năm, qua giải phóng tôi mới có liên lạc với gia đình ngoài Quỳnh Lưu, Nghệ An. Khi ấy, đã là đám giỗ thứ 6 rồi. Tôi có bàn thờ hẳn hoi, về quê mà ai cũng ngỡ ngàng”.

Chú kể về rừng đước Cà Mau 6 tháng nắng, 6 tháng mưa. Mùa hạn phải chưng nước ngọt từ nước mặn để sinh hoạt. Chú Thuần nhớ những bà má Cà Mau, những đồng chí Cà Mau hết lòng cưu mang, đùm bọc.

Chú cười và kể lại chuyện mình học chèo xuồng: “Mỗi lần đi công tác phải có người chèo, mình ngại lắm nên quyết tâm học. Mới cầm chèo, 2 tay chéo lại, cắm đầu té xuống kinh, ai cũng cười”. Và suốt trong cả chuyến đi về Mũi, chú Thuần chính là người giới thiệu chi tiết, chính xác và sinh động nhất về đất và người Cà Mau.

40 năm nhớ về đồng đội

Ðội hình chiến đấu của đặc công nước 126 cùng với các lực lượng vũ trang tỉnh Cà Mau đã làm nên những chiến công vô cùng hiển hách. Với nhiệm vụ săn tàu Mỹ trên các rạch, sông, đặc công nước đã trở thành nỗi kinh hoàng với những tàu chiến tối tân của giặc.

Chú Sin kể về trận đánh của đặc công Cao Sỹ Thập, Ngô Minh Loan và Ngô Quang Khảm tại vùng Rạch Gốc - Tân Ân. Lúc đó, đội hình đặc công bắn 3 phát B40, 2 tàu giặc chìm ngay lập tức. Giặc tràn lên bờ, bắt được đồng chí Ngô Minh Loan, mổ bụng moi gan. Lúc ấy, Ngô Quang Khảm bị thương nặng nhưng chứng kiến từ đầu tới cuối. Riêng đồng chí Cao Sỹ Thập thoát được nhưng sau đó cũng hy sinh tại Cà Mau.

Chú Trần Bá Ưu giải thích thêm: “Ðặc công nước ngoài đánh phá tàu, cảng của giặc còn có nhiệm vụ là chỉ điểm, làm cầu nối để các chuyến hàng tàu không số về đến bến bãi an toàn. Nhiều đồng đội của chúng tôi coi Cà Mau là quê hương thứ hai, sẵn sàng chiến đấu và hy sinh vì sự nghiệp chung của dân tộc”. Bản thân chú Ưu vào bến Cà Mau năm 1965, lúc ấy giặc đã phát hiện được tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển, tình hình rất căng thẳng.

Chú Ưu nhớ rõ: “Ðồng chí, đồng bào vùng Ðất Mũi không tiếc tài sản, công sức và cả tính mạng để làm sao vận chuyển vũ khí, hàng hoá vào đến bến bãi an toàn”. Trên mảnh đất Cà Mau, phía biển, những người con Nghệ - Tĩnh đã hoà vào đất mới phù sa, tạo nên những chiến công vang dội để quê hương đi đến ngày toàn thắng.

Ðứng trước Khu di tích bến Vàm Lũng, chú Nguyễn Ðình Sin dừng lại hồi lâu và khẳng định với những người cựu chiến binh Nghệ - Tĩnh: “Cà Mau có những con người kiệt xuất, đó là đồng chí Bông Văn Dĩa mở ra tuyến đường huyền thoại. Ðó là đồng chí Lê Văn Một, Tư Mao đã có chuyến tàu vận chuyển vũ khí, hàng hoá đầu tiên thành công. Bến bãi của tuyến đường Hồ Chí Minh đều đi vào huyền thoại, nhưng với Cà Mau, bến bãi này đã trở thành bất tử, trở thành máu thịt ở sâu tận lòng Nhân dân”.

Những nén nhang, 40 năm ngày trở lại: “Ðồng chí, đồng đội của chúng tôi ơi! Chiến tranh đã qua, đất Cà Mau đã che chở, bao bọc các anh. Chúng tôi, những người còn lại làm chuyến hành hương này để nhắc nhở nhau rằng, đất này còn có các anh, những người con của Nghệ - Tĩnh”.

Rời Vàm Lũng, đoàn đến vùng chóp đất cực Nam thiêng liêng Tổ quốc. Một bữa cơm đầm ấm với đặc sản Cà Mau, với con người Cà Mau, với đồng đội mà sau hoà bình mỗi người một nẻo. Giữa rừng đước Cà Mau, những người lính Nghệ - Tĩnh hoà ly rượu vào lòng đất, một chú bỗng bùi ngùi ngâm mấy câu thơ: “Thuyền qua Ðất Mũi xin nhè nhẹ/ Dưới sông còn đó, bạn tôi nằm”. Bất chợt, một trận cười vang lên: “Thằng ni đạo thơ, nhưng thơ hay rứa”. Phía xa kia là biển Cà Mau, là Hòn Khoai, và vây quanh không gian là màu xanh của bạt ngàn rừng đước…

Ghi chép của Phạm Nguyên

Cà Mau - Ðịa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài cuối: Bừng sáng vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc

Cà Mau hôm nay đổi mới, phát triển từng ngày. Những cán bộ lão thành cách mạng, những bậc cao niên ở Cà Mau mà chúng tôi có dịp gặp, đã trải qua bom đạn chiến tranh, trải qua những ngày tháng Cà Mau còn đầy khó khăn, tất cả đều nói rằng, Cà Mau mình bây giờ đã phát triển nhiều lắm, đời sống Nhân dân đã sung túc hơn trước bội phần. Từ vùng đất hoang vu, nê địa; từ những đau thương, mất mát lớn lao trong kháng chiến; đến nay, Cà Mau đã vươn mình đi lên bằng sức vóc mới, thế và lực mới, để chặng đường phát triển tương lai sẽ làm bừng sáng vùng đất địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.

Cà Mau - địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 4: Vùng đất của những sản vật vang danh

Dù lên rừng hay xuống biển, Cà Mau đều sẵn có những đặc sản trứ danh. Nếu chỉ nhắc đến đại khái, nhiều người sẽ chưa thoả dạ hoặc lòng còn hoài nghi, thắc mắc. Sự trù phú của thiên nhiên hoà quyện với quá trình lao động siêng năng, bền bĩ, đúc kết kinh nghiệm và sự sáng tạo tài hoa của lớp lớp con người Cà Mau đã kết tụ nên giá trị và sức sống lâu bền của những sản vật đặc trưng ở vùng đất mới.

Lưu Hữu Phước – Nhạc sĩ tài danh đất Tây Đô

Hai ba thế hệ người Việt Nam hát những ca khúc của nhạc sĩ tài danh Lưu Hữu Phước. Không có cuộc đời nào, tâm hồn nào trên đất nước Việt Nam thân yêu thế kỷ vệ quốc anh hùng mà không được Lưu Hữu Phước giục giã.

Ngày giải phóng Cà Mau

Cà Mau - địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 3: Bức tranh văn hoá đa sắc

Dù ở vùng đất mới, gốc gác khác biệt, song khi về tới Cà Mau, thế hệ tiền nhân đã sớm ý thức về nguồn cội, quần tụ và cố kết với nhau bằng sợi chỉ đỏ chảy xuyên suốt của nền văn hoá dân tộc Việt Nam bốn ngàn năm: “Từ thuở mang gươm đi mở cõi/Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc - Bài 2: Con người Cà Mau - Nét duyên xứ sở

Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng: “Con người là chủ thể văn hoá, cách ứng xử của con người với chính mình, với thiên nhiên và các mối quan hệ xã hội định hình nên đặc điểm và tính cách của nền văn hoá ấy”. Ở vùng đất mới Cà Mau, nếu không nói về con người Cà Mau, tính cách và cốt cách của con người Cà Mau thì quả thật là một điều thiếu sót lớn. Hồn cốt quê hương, khí phách của ông cha là nơi hậu thế soi chiếu vào đó để nhận diện được chính mình và khơi mở những chặng đường tương lai của mảnh đất này.

Cà Mau - Địa đầu cực Nam thiêng liêng của Tổ quốc

Khi Báo Cà Mau đăng loạt ghi chép pha chút hơi hướng khảo cứu này, tỉnh Cà Mau đang hừng hực khí thế, với thế và lực mới vững vàng hoà vào dòng chảy thời đại cùng cả dân tộc, đất nước Việt Nam tiến bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển phồn thịnh, giàu mạnh, hạnh phúc.

Dì tôi - Người đàn bà đi qua hai cuộc kháng chiến

Trước đây không lâu, Báo Cà Mau có đăng bài viết về chuyện bà Hai Ðầm tham gia trận diệt đồn Tân Bằng năm 1946. Trong trận đánh táo bạo này, bà được Chi bộ Thới Bình cài vào đồn giặc Pháp làm nội gián để cùng bộ đội ta thực hiện phương án “nội công ngoại kích”. Bài viết theo lời kể của ông Huỳnh Văn Tứ ở thị trấn Thới Bình, người cùng thế hệ và có mối quan hệ thân tộc với bà Hai Ðầm.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài cuối: Ðổi mới phương pháp dạy và học

Việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDÐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) đã nhận được sự đồng thuận của xã hội. Bởi chính phụ huynh, học sinh và cả các thầy cô giáo nhận ra đã đến lúc cần thay đổi tư duy giáo dục theo hướng mở.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.