ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 28-7-25 23:46:36
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðặt niềm tin vào công tác kiểm tra của Ðảng

Báo Cà Mau Công tác kiểm tra, giám sát của Ðảng có vai trò, vị trí hết sức quan trọng, góp phần to lớn vào việc xây dựng Ðảng trong sạch, vững mạnh. Trước yêu cầu toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân ra sức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch thì công tác kiểm tra lại càng đặc biệt quan trọng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Kiểm soát khéo, bao nhiêu khuyết điểm lòi ra hết. Hơn nữa, kiểm tra khéo về sau khuyết điểm sẽ bớt đi”.

Tranh: Lý Kiều Loan

Công tác kiểm tra theo tư tưởng của Bác

Công tác kiểm tra, giám sát, xử lý kỷ luật trong Ðảng tuy nội dung, phạm vi, đối tượng rất rộng lớn, song chỉ tập trung cơ bản vào nhiệm vụ kiểm tra việc và kiểm tra người. Ðối với việc, đó là kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức thực hiện cương lĩnh, điều lệ, nghị quyết... của Ðảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc triển khai, thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Ðối với người, công tác kiểm tra, giám sát tập trung vào việc cán bộ, đảng viên giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, sự nêu gương; việc thực hiện nhiệm vụ được giao; chấp hành những điều đảng viên không được làm; có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”...

Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn rằng: “Ðảng phải luôn luôn xét lại những nghị quyết và những chỉ thị của mình đã thi hành như thế nào. Nếu không vậy thì những nghị quyết và chỉ thị đó sẽ hoá ra lời nói suông, mà còn hại đến lòng tin cậy của Nhân dân đối với Ðảng”.

Công tác kiểm tra, giám sát của Ðảng phải được thực hiện chủ động từ trước, từ xa, nghĩa là không phải đợi đến lúc có những vụ việc đột xuất xảy ra hay đơn, thư yêu cầu khiếu nại, tố cáo mới tiến hành kiểm tra, đặc biệt công tác kiểm tra, giám sát tuyệt đối không có “vùng cấm”. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát của Ðảng phải gắn với công tác cán bộ, thể hiện sự quan tâm, thấu hiểu, có lý có tình, nhằm giúp cán bộ, đảng viên hoàn thiện bản thân, tuyệt nhiên không phải bới móc, vạch lá tìm sâu.

“Không phải ngày nào cũng kiểm tra. Nhưng thường xuyên kiểm tra để giúp họ rút kinh nghiệm, sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm. Giao công việc mà không kiểm tra, đến lúc thất bại mới chú ý đến. Thế là không biết yêu dấu cán bộ”, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn.

Theo Bác, muốn công tác kiểm tra đạt hiệu quả cao thì phải “khéo kiểm soát”. “Khéo” nghĩa là công tác kiểm tra, giám sát phải khoa học, linh hoạt và đa dạng về hình thức, phương pháp kiểm tra. Kiểm tra không nên chỉ căn cứ vào văn bản báo cáo mà phải đi đến tận nơi, gặp tận người; nhất là công tác kiểm tra phải thực hiện song hành hai chiều: Kiểm tra từ trên xuống và kiểm tra từ dưới lên. Kiểm tra từ trên xuống, tức là lãnh đạo kiểm tra kết quả công việc của cán bộ mình; kiểm tra từ dưới lên tức là quần chúng và cán bộ kiểm tra sự sai sót của lãnh đạo để đóng góp ý kiến, bày tỏ quan điểm, nhằm giúp lãnh đạo khắc phục hạn chế, thiếu sót.

Một nguyên tắc cực kỳ quan trọng về công tác kiểm tra, giám sát được Chủ tịch Hồ Chí Minh lưu ý là phải dựa vào quần chúng Nhân dân. Người cho rằng: “Lực lượng dân chúng nhiều vô cùng. Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách đơn giản, mau chóng, đầy đủ mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn nghĩ mãi không ra”.

Những nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới

Một trong những nhiệm vụ, giải pháp xây dựng và chỉnh đốn Ðảng theo Nghị quyết Ðại hội XIII của Ðảng là đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Ðảng. Theo đó, cấp uỷ các cấp tập trung kiểm tra, giám sát việc cán bộ, đảng viên thi hành cương lĩnh, điều lệ, các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Ðảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước. Kiểm tra, giám sát việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, công tác tự phê bình và phê bình của cấp uỷ, cán bộ, đảng viên. Ðặc biệt, thực hiện công tác kiểm tra, giám sát về cán bộ và công tác cán bộ, góp phần giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; phát huy dân chủ trong công tác cán bộ để chọn người có đức, có tài phục vụ sự nghiệp của Ðảng lãnh đạo. Ðồng thời, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp chạy chức, chạy quyền, chạy bằng cấp, chạy khen thưởng.

Về nguyên tắc, nội dung kiểm tra, giám sát phải toàn diện, nhưng đòi hỏi phải có trọng tâm, trọng điểm. Tập trung kiểm tra đối với những cấp uỷ, cá nhân cán bộ, đảng viên có dấu hiệu vi phạm, có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát người đứng đầu cấp uỷ về đạo đức, lối sống, sự nêu gương và kết quả tổ chức triển khai, thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh tại cơ quan, đơn vị, địa phương. Ðặc biệt, công tác kiểm tra phải tập trung vào việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Ðảng, giải quyết một số vấn đề xã hội bức xúc, đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Trong quá trình bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới thì công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện từ trong nội bộ Ðảng. Từ công tác kiểm tra, giám sát sẽ góp phần xây dựng Ðảng trong sạch, vững mạnh; xây dựng người cán bộ đủ sức, đủ tài để đảm đương công việc xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Từ công tác kiểm tra, giám sát đi vào hiệu quả thực chất, có chiều sâu, chủ động từ trước, từ xa, không có “vùng cấm”... sẽ trở thành “tấm khiên” vững chắc trước mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch.

Ngày 19/6/2023 vừa qua, nhân Hội nghị sơ kết 1 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, một lần nữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao công tác kiểm tra, giám sát, khi cho rằng: "Các đồng chí đã tập trung chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra các lĩnh vực dễ tham nhũng, tiêu cực hoặc có nhiều dư luận, đơn, thư phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về tham nhũng, tiêu cực; kiểm tra, xử lý nghiêm đối với tổ chức đảng và đảng viên có dấu hiệu vi phạm liên quan đến các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương.


Ðảng ta đã ban hành nhiều văn bản về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Ðảng, như: Chỉ thị số 29-CT/TW, ngày 14/2/1998 của Bộ Chính trị khoá VIII, “Về tăng cường công tác kiểm tra của Ðảng”; “Nghị quyết số 14-NQ/TW, ngày 30/7/2007, Hội nghị Trung ương 5 khoá X, “Về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Ðảng”; Quy định số 22-QÐ/TW, ngày 28/7/2021, của BCH Trung ương Ðảng, “Về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Ðảng”; Quy định số 37-QÐ/TW, ngày 25/10/2021 của BCH Trung ương Ðảng, “Về những điều đảng viên không được làm”; Hướng dẫn số 02-HD/TW, ngày 9/12/2021 của Ban Bí thư “Thực hiện một số nội dung Quy định số 22-QÐ/TW, ngày 28/7/2021, của BCH Trung ương Ðảng về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Ðảng”... Từ đó, đã làm chuyển biến sâu sắc về nhận thức, hành động của mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp uỷ.


 

Ðỗ Chí Công

 

Nhận diện, đập tan luận điệu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc 

Nam Bộ là vùng đất thuộc chủ quyền của Việt Nam, điều này không thể chối cãi. Thế nhưng, vin vào những điều vô căn cứ, phản động về dân tộc, tôn giáo và vấn đề lịch sử lãnh thổ để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc ở Nam Bộ, những luận điệu chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch vẫn tiếp tục nở rộ, nhất là trên không gian mạng.

Không để “sập bẫy” các chiêu lừa và thủ đoạn chống phá

Những ngày qua, lợi dụng việc sắp xếp tổ chức hành chính và vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, các đối tượng xấu gia tăng lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trong khi các thế lực thù địch tung luận điệu xuyên tạc, chống phá. Mỗi cá nhân cần tỉnh táo nhận diện và chủ động đấu tranh phòng, chống.

Những giá trị lịch sử mãi trường tồn

Đảng và Nhà nước ta đang triển khai nhiều hoạt động chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9. Với dã tâm chống phá Việt Nam, trên nền tảng mạng xã hội, các thế lực thù địch đang tăng cường lan truyền các bài viết, thông tin xuyên tạc sự kiện lịch sử này với nhiều chiêu thức tinh vi.

Trao giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ tư

Chiều 26/6, Trường Chính trị tỉnh Cà Mau tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ tư, năm 2025. Cuộc thi dành cho các viên chức, giảng viên, học viên đang công tác và học tập tại trường.

Vạch trần “mưu hèn, kế bẩn” của các thế lực thù địch

Thời gian qua, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách chống phá, xuyên tạc hòng làm suy giảm niềm tin của Nhân dân đối với Ðảng. Vì thế, để vững bước tiến vào kỷ nguyên phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, chúng ta phải kiên quyết đấu tranh vạch trần “mưu hèn, kế bẩn” của những kẻ đang rắp tăm phá hoại niềm tin của Nhân dân với Ðảng.

Vai trò báo chí trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng luôn được Ðảng ta xác định là nhiệm vụ cơ bản, hệ trọng trong công tác xây dựng Ðảng và hệ thống chính trị. Phát huy vai trò và sứ mệnh của mình, thời gian qua, các cơ quan báo chí đã thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng, truyền thông, tích cực thực hiện đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, chăm lo xây dựng Ðảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Hệ thống chính trị cơ sở khẳng định sức mạnh bảo vệ Ðảng

Hệ thống chính trị cơ sở có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc triển khai, tổ chức thực hiện các đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Hệ thống chính trị cơ sở huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, gắn kết cộng đồng dân cư, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Báo chí Cà Mau trong dòng chảy tư tưởng Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng không chỉ là kim chỉ nam cho nền báo chí Việt Nam mà còn là ngọn đuốc soi sáng con đường phát triển của báo chí địa phương, trong đó có Cà Mau - vùng đất tận cùng Tổ quốc.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng trong đồng bào dân tộc

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch trên địa bàn tỉnh nói chung, đối với vùng đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) nói riêng là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết của cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan và của từng cán bộ, đảng viên; nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi các thế lực thù địch không ngừng gia tăng các hoạt động chống phá.

Lá chắn tinh thần

Trên mặt trận tư tưởng, ngành văn hoá không chỉ thực hiện nhiệm vụ giữ gìn bản sắc dân tộc, đời sống tinh thần cho Nhân dân, mà còn là lực lượng tiên phong xây dựng “lá chắn tinh thần”, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng. Tại huyện Trần Văn Thời, ngành văn hoá nhận thức sâu sắc vai trò đặc biệt trong nhiệm vụ hệ trọng này.