ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 7-1-25 22:47:40
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đất quê ngọt vị cam sành

Báo Cà Mau Trong tiết trời se se lạnh, đội trên đầu cái nón kết bạc màu, chân đất, anh Sáu Kỳ (Tô Văn Kỳ), ấp 1, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời tất bật “tuyển” những trái cam đến lứa thu hoạch bán cho các bạn hàng ở huyện Năm Căn và U Minh đợi từ sáng sớm.

Trong tiết trời se se lạnh, đội trên đầu cái nón kết bạc màu, chân đất, anh Sáu Kỳ (Tô Văn Kỳ), ấp 1, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời tất bật “tuyển” những trái cam đến lứa thu hoạch bán cho các bạn hàng ở huyện Năm Căn và U Minh đợi từ sáng sớm. Mồ hôi đổ như tắm nhưng trên gương mặt anh lúc nào cũng nở nụ cười tươi khi nhìn những trái cam no tròn, sáng bóng. Anh hồ hởi khoe: “Năm nay, tính ra gia đình tôi thu hoạch khoảng 8 tấn cam. Giá cam năm nay cũng khá ổn định. Giờ đến Tết là thời điểm thu hoạch rộ. Với đà này, thế nào cũng có cái Tết no ấm rồi”.

Câu chuyện làm giàu của gia đình anh bắt đầu cách đây 3 năm. Qua những thông tin từ báo, đài, anh Sáu Kỳ biết được cam là loại cây ăn trái có giá trị kinh tế khá cao, phù hợp với điều kiện khí hậu ở vùng ĐBSCL. Hơn nữa, ở xã Trần Hợi nói riêng và các vùng ngọt hoá trong huyện lúc bấy giờ, số hộ trồng cam chỉ đếm trên đầu ngón tay. Thấy thế, anh Sáu Kỳ đưa ra quyết định táo bạo là chuyển toàn bộ diện tích trồng bồ ngót trước đây sang trồng cam sành.

Vườn cam của anh Sáu Kỳ mỗi năm cho thu nhập hơn 200 triệu đồng.

Trước tiên, anh Sáu Kỳ bắt tay vào cải tạo đất, lên liếp toàn bộ diện tích đất vườn, bố trí hệ thống tưới tiêu tự động. Sau đó, anh lặn lội lên tận thị xã Ngã Bảy (tỉnh Hậu Giang) tìm mua cho được giống cam sành Bến Tre, đồng thời học hỏi kỹ thuật của các nhà vườn, tìm hiểu sơ lược các loại thuốc chuyên dùng cho cây cam.

Thế là 1.500 gốc cam sành Bến Tre đã được đem về trồng trong sự hồi hộp lẫn hy vọng của gia đình anh. Đất không phụ người có lòng, chỉ sau 1 năm, vườn cam của gia đình anh đã cho thu hoạch 800 kg, 1 kg cam có giá tới 20.000 đồng. Anh Sáu Kỳ kể: “Nhớ lúc đó bà con đến xem, nhìn vườn cam, ai cũng la trời. Không ai tin đó là thật”.

Vườn cam của anh Sáu Kỳ còn nổi tiếng khắp vùng vì cho trái quanh năm. Anh Sáu Kỳ là người duy nhất trên địa bàn xã trồng cam cho thu hoạch cả lúc trái mùa. Thời điểm trái mùa (từ tháng 2 đến tháng 4 âm lịch) là lúc cam có giá cao nhất trong năm. Vì vậy, hiệu quả kinh tế từ vườn cam của gia đình anh cao hơn gấp nhiều lần so với các vườn cam trong vùng. Anh Sáu Kỳ cho biết, năm rồi, anh thu hoạch được 6 tấn, thu về  hơn 200 triệu đồng. Cam của anh Sáu Kỳ không chỉ sáng bóng, đẹp mắt mà còn rất ngọt nên khách hàng ưa thích. Vì vậy, không chỉ có thương lái ở TP Cà Mau mà ở huyện Năm Căn và U Minh cũng tìm đến “bắt mối” thu mua.

Thấy cây cam đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, anh Sáu Kỳ mạnh dạn mở rộng thêm diện tích. Hiện nay, vườn cam của anh lên tới 2.200 gốc (tổng diện tích 4 công). Không chỉ lo làm giàu cho mình, khi bà con nào có nhu cầu, anh Sáu Kỳ sẵn sàng giúp đỡ nhiệt tình như đặt mua cây giống, đến tận nhà hướng dẫn kỹ thuật trồng và còn trồng giúp.

Anh Nguyễn Văn Cương, Trưởng ấp 1, cho biết: “Anh Sáu Kỳ là người trồng cam hiệu quả nhất ở xã. Cũng từ mô hình trồng cam của gia đình anh, người dân trong ấp học hỏi, áp dụng và hiện nay, toàn ấp có 25 hộ trồng với diện tích 7 ha”.

Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, trong năm đầu tiên trồng cam, anh Sáu Kỳ nuôi 1 ao cá bổi, với diện tích 1.000 m2. Vụ đầu thất bại, lỗ tới 30 triệu đồng. Không đầu hàng, anh tiếp tục thả nuôi, học hỏi kinh nghiệm, 2 năm nay vụ nào anh cũng có lợi nhuận hơn 10 triệu đồng.

Song song với việc trồng cam, nuôi cá bổi, anh Sáu Kỳ duy trì sản xuất 2 vụ lúa/năm, nuôi cá tra, nuôi heo. Mô hình đa canh đem lại thu nhập cho gia đình anh 300 triệu đồng/năm. Mấy tháng nay anh Sáu Kỳ mở thêm cửa hàng vật tư nông nghiệp. Ngoài việc hướng dẫn bà con áp dụng các loại phân, thuốc, anh Sáu Kỳ còn sẵn sàng bán chịu cho các hộ thiếu vốn.

Sinh ra và lớn lên ở vùng đất quanh năm chỉ nhìn thấy màu vàng của lúa, màu xanh của hoa màu, đất đai nhiễm phèn, anh Sáu Kỳ không được học hành đến nơi đến chốn. Ngoài đôi mươi lập gia đình, được cha mẹ cho 2 ha đất (trong đó có 10 công đất ruộng), vợ chồng anh quần quật làm ruộng, trồng rẫy quanh năm mong sao có cuộc sống ổn định. Làm việc không nghỉ, chắt chiu từng đồng, hơn chục năm, gia đình anh xây được căn nhà trị giá 450 triệu đồng. 42 tuổi, nhà cửa, cơ ngơi ổn định, gia đình êm ấm, anh Sáu Kỳ cảm thấy hài lòng và hạnh phúc với những gì mình đang có. Anh là một trong những gương điển hình trong học tập và làm theo Bác năm 2015 của huyện Trần Văn Thời./.

Bài và ảnh: Ngọc Minh - Hà Phương

Tám Nhanh làm giàu

(CMO) Thực ra gọi ông là Tám Nhanh là theo thứ bên vợ, bà Tám Nhã (Trần Thị Nhã). Ông Tám Nhanh sinh năm 1963, là con duy nhất của Liệt sĩ Võ Văn Năm. Cha ông hy sinh khi bà Nguyễn Thị Dẽ đang mang thai ông.

Nét chấm phá từ bức tranh giảm nghèo

(CMO) Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,76%, vượt kế hoạch đề ra, tương đương với 687 hộ đã vươn lên thoát nghèo. Đời sống của người dân đang từng ngày khởi sắc, bức tranh kinh tế - xã hội huyện nhà có nhiều thay đổi. Năm nay, bà con huyện Ngọc Hiển đón cái Tết ấm no, sung túc hơn.

50 năm - vọng mãi bản anh hùng ca

(CMO) Tết này nữa là tròn 50 năm cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Trong khí thế hừng hực của cách mạng miền nam, ngày ấy quân và dân Cà Mau đã thấy hoà bình, thống nhất đang đến thật gần.

Năm mới thắng lợi mới

(CMO) Năm 2017, trong bối cảnh còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, song, với sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị tỉnh nhà tiếp tục chuyển biến tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực. Đây là nỗ lực lớn, là tiền đề quan trọng để Cà Mau thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ của năm bản lề 2018.

Vững tâm bước vào năm mới

(CMO) Là tỉnh cách xa trung tâm chính trị, kinh tế của vùng và cả nước, điều kiện đi lại hết sức khó khăn; là "đứa con út chót" ở nơi cuối cùng Tổ quốc giữ gìn biên cương lãnh thổ nên Cà Mau được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước.

Cho ngày xuân bình yên

(CMO) Không khí xuân đã tràn ngập trên các nẻo đường, người người, nhà nhà nô nức xuống phố hoà vào lễ hội của mùa xuân. Hoà trong dòng người ngược xuôi, tấp nập là hình ảnh các lực lượng làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự. họ luôn căng mình, túc trực 24/24, giữ bình yên cho ngày xuân.

Trao nông dân cơ hội làm giàu

(CMO) Năm 2017, huyện Thới Bình mạnh dạn tổ chức và liên kết thực hiện nhiều mô hình sản xuất mới, cách làm hay mang lại hiệu quả thiết thực, được nhiều nông dân quan tâm áp dụng vào sản xuất đạt hiệu quả cao.

Chó "độc nhãn"

(CMO) Quê tôi, mùng Ba Tết là ngày mặc định ai có con "gửi" thầy cúng đều mang nhang, đèn, gà thả vườn đến vái lạy, thay tom. Nhà tôi hơn mười năm trở lại đây cũng được cái vinh hạnh gần giống vậy. Người nhờ vả, người đồn đại theo hướng tôn vinh nhưng sau trước gì cũng vẹn tình, quà cáp hoặc phong thư... Có điều, họ không "thần tượng" tôi mà là con chó “độc nhãn”.

Trên dòng kinh Tám Khệnh

(CMO) Dòng kinh Tám Khệnh hôm nay trong tiết trời se se lạnh bỗng trở nên nhộn nhịp lạ thường. Những chiếc ghe chở cá tươi nối đuôi nhau cập bến. Không cần đợi lệnh phân công của ông chủ, lần lượt nhóm thanh niên khuân vác cá lên bờ, còn nhân công làm thuê thì bắt tay vào công việc thường nhật: phân loại cá, làm cá, phơi cá. Tiếng trò chuyện, tiếng nói cười huyên náo cả một khúc sông.

Động lực giảm nghèo

(CMO) Đảng viên giúp đỡ hộ nghèo là việc làm không mới đối với huyện Phú Tân và trở thành một trong những tiêu chí đánh giá đảng viên, tổ chức Đảng hằng năm. Song, cái mới ở đây là sự phối hợp chặt chẽ thực hiện các giải pháp đồng bộ, từ đó, tạo động lực, niềm tin để hộ nghèo phấn đấu tự vươn lên, không trông chờ, ỷ lại.