ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 26-4-25 08:21:25
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đất Sét chuyển mình

Báo Cà Mau (CMO) Những ngày giáp Tết, anh Phan Văn Nhạn, Chủ tịch UBND xã Phú Thuận, huyện Phú Tân rủ chúng tôi về chơi còn “thòng” nhẹ một câu: “Cứ xuống đây, còn thấy viết được cái gì thì viết”. Máu nghề mà gặp gió Tết thì “hăng” phải biết. Vậy là chúng tôi xuống ngay Phú Thuận với tất cả háo hức. Lộ về Vàm Đình bóng láng, xe con chạy bon bon, tới “cái cua ẹo” là tới Phú Thuận rồi, thiệt là gần quá. Cũng quãng đường này, ngày trước chúng tôi đi hơn 2 tiếng đồng hồ còn chưa tới.

Gặp nhau, anh Nhạn phấn khởi thông tin: “Năm nay bà con Phú Thuận ăn Tết xôm tụ à nghen”. Vụ tôm thuận lợi, nhất là diện tích tôm công nghiệp phần nhiều là thắng đã giúp bà con nơi đây “rủng rỉnh” đón xuân. Một điều ngạc nhiên nữa, đó là Phú Thuận ngập tràn sắc xanh của hoa màu, không thua kém bất cứ vùng ngọt hoá nào.

Anh Nhạn chia sẻ: “Rau màu ở vùng này cũng phải coi là thế mạnh, đó là tác động và hiệu quả của Nghị quyết 03, mà người ta hay gọi nôm na là “rau màu vào nghị quyết”". Chúng tôi đề nghị anh Nhạn dẫn về thăm bà con của một ấp, anh suy nghĩ rất nhanh rồi chốt lại: Về Đất Sét chơi xuân đi.

Trưởng ấp Đất Sét Trần Văn Đẳng chỉ con lộ bê-tông rồi xúc động: “Mấy chục năm rồi mới có được con đường này đó. Làm đường rồi bà con mừng hơn Tết tới nữa, mà Tết cũng tới thiệt rồi”. Kinh Đất Sét dài hơn 4 cây số, sau giải phóng mấy chục năm mới có lộ làng nối thông đôi bờ. Đất Sét là ấp lớn nhất của Phú Thuận với diện tích rộng hơn 900 ha, đây cũng là nơi có tốc độ phát triển nhanh nhất của xã thời gian gần đây. Trong hơn 600 hộ dân, tỷ lệ hộ nghèo của ấp chỉ còn 13 hộ, một con số đủ thấy được sự sung túc, ổn định của làng quê này. Anh Đẳng khẳng định: “Xoá nghèo là ưu tiên lớn nhất của địa phương, ở Đất Sét này người dân “thù” cái nghèo dữ lắm”.

Thấy anh em chạy xe, ông Ba Hỏi (Nguyễn Văn Hỏi, nguyên Phó Chủ tịch UBND xã Phú Thuận) réo: “Làm miếng nước trà, vô đây nói chuyện chơi”. Khi biết có cánh báo chí về, ông vỗ đùi cười: “Về đây là đúng rồi, Tết này dân Đất Sét có đường, ăn Tết lớn lắm à”. Miên man những ký ức về quê nghèo, ông Ba Hỏi kể: “Hồi đó vùng này cũng làm lúa, nhưng dở lắm, sau chuyển qua làm 2 vụ thì cũng tàm tạm nhưng nghèo. Người ta có gạo ăn thôi chớ đâu có tích luỹ tiền bạc gì được”.

Vậy rồi con tôm, tiếp theo đó là những vụ rau màu đã làm thay da đổi thịt Đất Sét. Hỏi thật ông Ba, vùng này muốn phát triển phải tập trung vào thế mạnh nào, ông trả lời rất nhanh: “Thì con tôm, rau màu, nhưng phải có khoa học - kỹ thuật, theo hướng xuất khẩu, sạch mới được”.

Tới đây, anh Đẳng cho chúng tôi biết thêm: “Toàn ấp có hơn 150 ha nuôi tôm công nghiệp, trong đó có 75 ha nuôi tôm siêu thâm canh. Phải nói là người dân kỳ vọng vô con tôm dữ lắm”. Như bắt “trúng tần số”, ông Ba vô đề: “Muốn phát triển thì phải có lộ làng, điện đài nữa chớ”.

Qua lời ông Ba, con lộ mới làm theo hình thức 7/3 (Nhà nước 7, dân 3), bà con Đất Sét đồng lòng dữ lắm. Điện kéo qua Đất Sét cũng đã đủ tải 3 pha, đáp ứng nhu cầu sản xuất của người dân. Ở Đất Sét, bà con cũng đã có tổ hợp tác sản xuất nuôi tôm, sẵn sàng thí điểm và ứng dụng những kỹ thuật tiến bộ. Cái vốn quý nữa của người Đất Sét là sự chịu khó, siêng năng, dám nghĩ, dám làm. Người nông dân luôn cởi mở lòng mình để chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, tìm kiếm mô hình thực sự hiệu quả và không bao giờ bằng lòng với những gì mình đạt được.

Ông Hai Nhỏ được dân Đất Sét đánh giá là “giỏi nhứt xứ”, từ diện tích đất vườn, bờ vuông ít ỏi, ông đã biến thành "vương quốc" xanh tươi của rau màu với huê lợi ổn định.

Trước nhà ông Hai Nhỏ (Dương Thành Nhỏ) là rẫy dưa hấu và dưa leo đang vào độ thu hoạch. Anh Lê Văn Cuốl, cán bộ xã, trầm trồ: “Chú Hai thì giỏi nhất xứ, rẫy màu của chú quanh năm, hết giống này tới loại khác”.

Chỉ với mấy công vườn, ông Hai Nhỏ đã biến mảnh đất nhiễm mặn thành "vương quốc" của các loại rau màu. Ông Hai Nhỏ bộc bạch: “Thì đất nhỏ, tôm tép đâu có bao nhiêu, sẵn có nghề rẫy thì mình làm thôi”. Hầu như đất đai của ông Hai không phí một tấc, nơi đâu cũng ngập tràn màu xanh của các loại rau, củ, quả. Hơn 10 năm trồng rẫy trên đất mặn, ông nghiệm ra một điều khá lý thú: “Đất này trồng rẫy cũng hổng thua ở đâu”. Mùa dưa hấu này, chỉ với khoảng sân trước nhà, ông Hai cầm chắc trong tay “mớ tiền” kha khá ăn Tết. Ông khều nhẹ vai khách rồi nói: “Xuống nhà sau, chú còn vụ này hay lắm”.

Thì ra ông Hai đã mày mò, mạnh dạn nuôi và nhân giống chồn hương thương phẩm. Ông nói: “Cũng mới thử nghiệm thôi, nhưng hy vọng lắm”. Hỏi ông làm quanh năm vậy thì… đất có mệt không, ông cười: “Ừ thì mình thở, cũng phải cho đất thở chớ”. Từ mạch đất quê hương, ông Hai cùng vợ nuôi con cái trưởng thành, có cơ ngơi, sự nghiệp. Điều lão nông này băn khoăn là “làm sao để Vàm Đình mở mang buôn bán hơn nữa, phải như thị trấn, thị tứ mới vừa tầm, còn chợ xã thì hổng ăn thua”. Với người nông dân, mong muốn lớn nhất vẫn là được giá, được mùa. Gia đình ông Hai có cái sạp nhỏ ngoài chợ xã Phú Thuận, ông trồng, vợ bán, cứ vậy mà tích luỹ hết mùa rẫy này sang mùa rẫy khác.

Dạo một vòng quanh Đất Sét, những con người hồn hậu, yêu lao động và nhịp sản xuất tất bật đã làm sắc xuân thêm rộn rã. Đôi khi niềm vui không phải là những bàn tiệc đầy ắp thức ăn, bia bọt ê hề. Niềm vui với những người dân quê chỉ đơn giản là vậy, được gắn bó và nhìn thấy thành quả lao động của mình nở hoa trên đất mẹ./.

Quốc Rin 

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài cuối: Ðổi mới phương pháp dạy và học

Việc Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) siết chặt quản lý dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDÐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29) đã nhận được sự đồng thuận của xã hội. Bởi chính phụ huynh, học sinh và cả các thầy cô giáo nhận ra đã đến lúc cần thay đổi tư duy giáo dục theo hướng mở.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều - Bài 2: Chia nhau trách nhiệm

Ðể siết chặt vấn đề dạy thêm - học thêm, nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, mà còn đòi hỏi sự nhìn nhận đúng và sự giám sát của phụ huynh, của xã hội.

Giáo dục rộng mở khi tư duy đổi chiều

Thông tư 29/2024/TT-BGDÐT ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (Thông tư 29) quy định về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Câu hỏi đặt ra là việc quản lý sau đó như thế nào để không có việc “nóng” kiểm tra thời gian đầu, còn sau lại đâu vào đó? Giáo viên, phụ huynh và học sinh các cấp sẽ “sống” cùng với thông tư như thế nào? Bên cạnh đó, các cơ sở dạy thêm trên địa bàn tỉnh Cà Mau cũng đang oằn mình để đón thêm lượng học viên quá tải...

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài cuối: Nền móng vững chắc cho Cà Mau vươn xa

Chủ trương sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, một quyết sách chiến lược của Chính phủ hướng đến bộ máy hành chính tinh gọn đã mang đến những thay đổi sâu rộng trong quản lý đô thị trên cả nước. Tại Cà Mau, bối cảnh mới này đòi hỏi sự đánh giá lại về quỹ đạo phát triển của các khu vực đô thị, đặc biệt là những nơi đã nỗ lực xây dựng các tiêu chí đô thị văn minh. Tới đây, các danh xưng hành chính có thể thay đổi, nền tảng hạ tầng, kinh tế và xã hội đã được kiến tạo vẫn là tài sản vô giá, làm nền móng vững chắc, định hình tương lai phát triển của Cà Mau sau này.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 2: Bước chuyển mình của đô thị hoá nông thôn

Khác với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các đô thị động lực, như TP Cà Mau, Sông Ðốc và Năm Căn, những làng quê, nơi mà quá trình đô thị hoá đang diễn ra một cách lặng lẽ lại trở thành nơi lý tưởng, đáng sống, ước mơ của nhiều người. Cà Mau, từ một bức tranh tưởng chừng đơn điệu, với ruộng lúa, ao tôm, cánh đồng hoa màu và những con rạch hiền hoà, nay khoác lên mình diện mạo mới, hiện đại hơn, thuận tiện hơn, nhưng vẫn giữ được bản sắc miền Tây sông nước.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 3: Giải mã “điểm nghẽn” để khơi thông tiềm năng

Tốc độ đô thị hoá của Cà Mau tăng trung bình 1,3%/năm, phản ánh sức hút và tiềm năng nội tại. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa tương xứng với tiềm lực vốn có và còn cách biệt so với khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Quá trình đô thị hoá tại Cà Mau vẫn đang đối diện với những nút thắt cần tháo gỡ.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh

Tỉnh Cà Mau đang kiến tạo một nền tảng vững chắc để đô thị hoá trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Ðến cuối năm 2024, tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh đạt 33,04%, với 22 đô thị, cao hơn mức trung bình của đồng bằng sông Cửu Long (32,0%) và vượt một số tỉnh lân cận, như Vĩnh Long (28,7%), Hậu Giang (30,5%)... Với TP Cà Mau, Năm Căn và Sông Ðốc làm tam giác động lực, tỉnh không chỉ mở rộng không gian đô thị mà còn tạo sức bật kinh tế toàn diện. Không chạy theo đô thị hoá ồ ạt, tỉnh tập trung xây dựng nền tảng hạ tầng vững chắc, phát huy lợi thế kinh tế biển, logistics và dịch vụ thương mại để trở thành điểm sáng mới của vùng Tây Nam Bộ.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài cuối: Khơi thông dòng chảy

Khởi nghiệp dựa vào tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng tài nguyên bản địa của địa phương là một lợi thế. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều thách thức cho hoạt động khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp “xanh” nói riêng của tỉnh. Ðể nâng tầm khởi nghiệp “xanh”, Cà Mau đang cần những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Ðịa phương cũng cần chú trọng hơn đến phát triển kinh tế bền vững và hỗ trợ các mô hình khởi nghiệp “xanh”, cũng như các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, đào tạo, phát triển cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài 2: "Ghi điểm" trên "sân nhà"

Khởi nghiệp “xanh” tại Cà Mau mang đến động lực, truyền cảm hứng từ những câu chuyện thực tế của những bạn trẻ đầy nhiệt huyết, mạnh dạn tận dụng sân nhà để phát huy giá trị sản phẩm kinh doanh, gợi mở nhiều cơ hội trong tiến trình khởi nghiệp.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã trở thành xu thế chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là chủ trương lớn của Ðảng. Nghị quyết 52/NQ-TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị đã xác định rõ vai trò của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, trong đó doanh nghiệp là trọng tâm của quá trình đổi mới sáng tạo quốc gia.