ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-6-25 05:11:38
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đề án Tái cơ cấu nền nông nghiệp - Mờ nhạt trong quy hoạch, định hướng: Bài 1:​ Quy hoạch chậm và dễ bị phá vỡ

Báo Cà Mau Sau hơn 3 năm thực hiện Quyết định số 1384/QÐ-BNN-KH ngày 18/6/2013 của Bộ NN&PTNT cũng như gần 2 năm triển khai thực hiện Quyết định của UBND tỉnh phê duyệt Ðề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”, trên địa bàn tỉnh vẫn chưa có bước đột phá thật sự.

Sau hơn 3 năm thực hiện Quyết định số 1384/QÐ-BNN-KH ngày 18/6/2013 của Bộ NN&PTNT cũng như gần 2 năm triển khai thực hiện Quyết định của UBND tỉnh phê duyệt đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”, trên địa bàn tỉnh vẫn chưa có bước đột phá thật sự. Nhiều quy hoạch còn quá chậm tiến độ khiến không ít địa phương và cả ngành chức năng có liên quan lúng túng trong xây dựng kế hoạch thực hiện. Từ đó, sản xuất nông nghiệp còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, sức đề kháng yếu, giá trị gia tăng chưa cao...

Quy hoạch và bảo vệ quy hoạch được xem là một khâu vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong đề án tái cơ cấu nền nông nghiệp thì đây càng là yếu tố cốt lõi. Thế nhưng, đã qua, nhiều quy hoạch chậm tiến độ, nhiều lĩnh vực chưa có quy hoạch cũng như nhiều quy hoạch dễ bị phá vỡ.

Hệ thống thuỷ lợi chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất còn mang tính chắp vá, thiếu đồng bộ.

Kể từ khi đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh được phê duyệt (ngày 24/10/2014), hằng năm ngân sách tỉnh đều dành khoản kinh phí từ 5-7 tỷ đồng để thực hiện việc rà soát, điều chỉnh các quy hoạch; xây dựng các dự án, đề án có liên quan cũng như đầu tư cho các ngành hàng chủ lực. Tuy nhiên, nhiều quy hoạch thực hiện quá chậm.

Bỏ quên nhiều lợi thế

Xác định nuôi thuỷ sản là thế mạnh nên ngay khi đề án được phê duyệt, tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng có liên quan nhanh chóng xây dựng những quy hoạch mang tính chiến lược. Trong đó, tiêu biểu có thể kể đến như: quy hoạch nuôi, trồng thuỷ sản tỉnh Cà Mau đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Ðồng thời, tiến hành rà soát, lập điều chỉnh quy hoạch thuỷ lợi tỉnh đến năm 2020 theo hướng phục vụ đa mục tiêu và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, đến nay 2 quy hoạch chiến lược trên vẫn đang trong tình trạng chờ thẩm định. Ðặc biệt, quy hoạch thuỷ lợi không chỉ khi có đề án tái cơ cấu mới tiến hành thực hiện mà đã được triển khai từ năm 2011, nhưng đến nay đơn vị tư vấn vẫn chưa thể thông qua.

Không chỉ chậm mà nhiều lĩnh vực, nhiều mặt hàng được xem là có giá trị kinh tế cao và có sức cạnh tranh mạnh lại đang bị lãng quên.

Năm Căn - một trong những huyện có thế mạnh về thuỷ sản. Không chỉ có ưu thế về con tôm với đa dạng loại hình nuôi, đặc biệt là tôm sinh thái, huyện còn có lợi thế về vọp, sò huyết, ốc len và nhiều loại cá nước mặn như cá chẽm, cá nâu... Thế nhưng, các loại vật nuôi được cho là nhiều lợi thế này đang bị bỏ quên trong các quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh.

Chủ tịch UBND huyện Năm Căn Phan Thanh Phương nhận định: "Thời gian qua và cả kế hoạch trong tương lai chúng ta tập trung quá nhiều cho con tôm. Ðiều này thể hiện ở hàng loạt các dự án, mô hình cho đến cơ sở hạ tầng thuỷ lợi... đều hướng về con tôm. Trong khi đó, có rất nhiều loại mặt hàng thuỷ sản mang về giá trị kinh tế cao như cua hay sò huyết, vọp, ốc len và một số loại cá nước mặn... thì chủ yếu dựa vào nguồn giống tự nhiên và nhập tỉnh. Thời gian qua chưa có công trình nghiên cứu nào về xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi các loại này mang lại hiệu quả cao".

Vùng mặn chiếm diện tích khá lớn so với diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Tuy nhiên, ngoài loại hình “con tôm ôm cây đước” thì có thể trồng thêm loại cây gì, nuôi thêm con gì để cải thiện thu nhập cho người dân chưa được quan tâm nhiều.

Ông Phương chia sẻ, người dân từng đặt vấn đề yêu cầu địa phương định hướng cho họ trồng thêm cây gì, nuôi con gì ngoài con tôm để nâng cao thu nhập, nhưng chính quyền các cấp vẫn chưa thể định hướng cụ thể được. Năm 2016 này, huyện chỉ đạo dành nguồn kinh phí khoa học - công nghệ thực hiện vài mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung quy mô lớn để nhân rộng, nhưng từ khi phát động đến nay vẫn chưa có người dân nào đăng ký tham gia.

Là một trong những huyện đa dạng nhất tỉnh về cơ cấu cây trồng, vật nuôi, Trần Văn Thời là nơi được tập trung nguồn vốn khá lớn để xây dựng hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất theo quy hoạch. Thế nhưng, đến nay hệ thống thuỷ lợi cũng chưa đáp ứng được theo quy hoạch.

Phó Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời Sử Văn Minh cho biết, quy hoạch thuỷ lợi còn nhiều vấn đề chưa hợp lý, nhưng vẫn chưa có sự điều chỉnh kịp thời và gần như chưa có gì.

Thiếu tính bền vững

Quy hoạch vừa chậm lại vừa thiếu đồng nghĩa với việc đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất sẽ đi sau so với nhu cầu thực tế. Ðây là nguyên nhân khiến nhiều quy hoạch thời gian qua dễ bị phá vỡ.

Nhắc đến vấn đề vỡ quy hoạch trong sản xuất, nhiều người sẽ nhớ ngay đến quy hoạch phát triển vùng mía nguyên liệu của tỉnh. Theo quy hoạch này, mục tiêu đến năm 2015 tổng diện tích mía toàn tỉnh sẽ ổn định 5.000 ha, phấn đấu đến năm 2020 là 10.000 ha, tập trung ở 3 huyện: Thới Bình, U Minh và Trần Văn Thời. Mặc dù được quy hoạch một cách cụ thể, nhưng sau những vụ mùa không hiệu quả, cây mía đã bị người dân cho vào quên lãng. Chính quyền địa phương cũng không còn niềm tin với cây trồng một thời được xác định là chủ lực này. Phó Chủ tịch UBND huyện Thới Bình Lý Minh Vững cho biết, cây mía đã bị bỏ ra ngoài quy hoạch cũng như trong nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội của huyện(?).

Một quy hoạch tiêu biểu khác mà gần như đã bị phá vỡ là quy hoạch vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung. Trong vùng quy hoạch thì không phát triển được bao nhiêu nhưng ngoài quy hoạch thì người dân đào ao ngày một nhiều. Tình trạng này kéo theo hàng loạt các hệ luỵ như hạ tầng giao thông, hệ thống thuỷ lợi, điện không đảm bảo phục vụ nghề nuôi, tình trạng ô nhiễm môi trường dẫn đến dịch bệnh ngày càng nghiêm trọng... Hiện toàn tỉnh tuy có gần 10.000 ha tôm công nghiệp nhưng hiệu quả mang lại từ diện tích này không lớn, diện tích thả nuôi thật sự trong dân còn rất thấp, chỉ khoảng 39%.

Hay như quy hoạch phát triển cây lâm nghiệp tại vùng rừng U Minh Hạ. Trước đây theo quy hoạch chỉ có cây tràm bản địa, thế nhưng do yếu tố lợi nhuận, cây keo lai lại phát triển lấn sân, rồi hiện nay khi cây keo lai đang có dấu hiệu mất lợi thế thì cây tràm Úc đang tấn lên. Tràm Úc phát triển chưa được bao lâu thì cây tràm bản địa có giá trị trở lại, người dân lại quay về với nó.

Ðặc biệt, có giai đoạn vùng rừng ngập mặn được quy hoạch trồng me, tra bồ đề..., rất may là đã dừng kịp thời, nếu không đã không còn rừng đước như hiện nay.

Nhắc lại những chuyện ấy để thấy rằng, việc quy hoạch và quản lý quy hoạch hiện nay còn nhiều lúng túng, hạn chế và dễ bị phá vỡ. Nếu như trong quy hoạch cây tràm ở rừng U Minh Hạ được kiên quyết bảo vệ thì người dân không phải mất một thời gian dài để đi một vòng rồi lại trở về với nó. Những hạn chế trong quy hoạch là một trong những nguyên nhân khiến ngành nông nghiệp hiện nay có “sức đề kháng” khá thấp.

Phó Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời Sử Văn Minh cho biết, Tiểu vùng 3 Bắc Cà Mau (chủ yếu thuộc địa bàn huyện Trần Văn Thời) hiện nay được cho là đã khép kín xong. Thế nhưng, tiểu vùng này chỉ khép được vòng ngoài, còn các ô bên trong vẫn chưa kín. Mùa khô trong tiểu vùng vẫn thiếu nước phục vụ sản xuất dẫn đến thiệt hại về lúa, cá và hoa màu, còn mùa mưa thì ngập úng, cũng dẫn đến thiệt hại./.

Nói về hạn chế của công tác quy hoạch trong sản xuất, Giám đốc Sở Kế hoạch và Ðầu tư tỉnh Cà Mau Mai Hữu Chinh chỉ ra, quy hoạch sản xuất hiện còn thiếu đồng bộ, chưa có sự liên kết. Tiêu biểu như quy hoạch phát triển lâm nghiệp ở rừng U Minh Hạ, thời gian qua chỉ chú trọng đến diện tích và sản lượng nhưng chưa quan tâm đến quy hoạch hạ tầng giao thông để vận chuyển lâm sản khi khai thác, dẫn đến quá tải. Trong quy hoạch chưa tính đến chuyện phải tổ chức đồng đất như thế nào để có thể đưa cơ giới vào khai thác nhằm giảm chi phí, tăng lợi nhuận.

Bài và ảnh: Nguyễn Phú

Bài 2: Ngành nông nghiệp “sức đề kháng” thấp

Báo ảnh Ðất Mũi - Tự hào 41 năm thực hiện sứ mệnh với quê hương

Báo chí cách mạng Việt Nam tính đến nay đã trải qua chặng đường dài 1 thế kỷ hình thành và phát triển, khẳng định vai trò và vị thế không thể thiếu trong đời sống xã hội, được Ðảng, Nhà nước và Nhân dân ghi nhận, tôn vinh. Trong hành trình chung ấy, báo chí Cà Mau chuyển mình theo kịp xu thế phát triển của báo chí cả nước qua từng giai đoạn, góp phần đắc lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và phát triển quê hương nơi địa đầu cực Nam.

Báo Cà Mau - Bạc Liêu - Những dấu ấn mái nhà chung

Xưởng phim Tây Nam Bộ

Tôi về công tác tại Xưởng phim Tây Nam Bộ vào năm 1970, khoảng 8 năm sau khi xưởng phim được thành lập. Thực ra, đơn vị này có 2 tên. Một là: “Xưởng phim Giải phóng Tây Nam Bộ” ghi ở đầu phim để định danh nơi sản xuất, bởi vì phim thời sự lúc đó còn có Hãng phim Thời sự tài liệu Trung ương (Hà Nội) và Xưởng phim Giải phóng (Cục Ðiện ảnh miền Nam). Hai là: Tiểu ban Ðiện ảnh (19A, C9) thuộc Ban Tuyên huấn Khu Tây Nam Bộ, cùng với nhiều Tiểu ban khác như: Tuyên truyền, Thông tấn - Báo chí, Văn nghệ... Cũng cần nói rõ thêm là bộ phận nhiếp ảnh khi thì thuộc Tiểu ban Ðiện ảnh (C9), lúc thì thuộc Tiểu ban Thông tấn - Báo chí (C8). Chẳng hạn khoảng 5 năm tôi công tác ở Tiểu ban Ðiện ảnh thì nhiếp ảnh thuộc Tiểu ban Thông tấn - Báo chí (C8).

Báo Cà Mau đồng hành cùng quê hương phát triển - Bài cuối: Hợp nhất sức mạnh

Năm 2020 đánh dấu bước ngoặt lịch sử của Báo Cà Mau bằng sự hợp nhất giữa Báo Cà Mau và Báo ảnh Ðất Mũi, tạo nên sức mạnh tổng hợp và động lực phát triển mới. Sự kiện này không chỉ là sự sáp nhập về mặt tổ chức mà còn là sự kết tinh kinh nghiệm và tiềm năng của 2 cơ quan báo chí hàng đầu của tỉnh.

Tạp chí Văn nghệ trong đời sống văn học, nghệ thuật Cà Mau

Một thế kỷ báo chí cách mạng Việt Nam là khoảng thời gian dài trong tiến trình lịch sử dân tộc. Tạp chí Lúa Vàng ra đời năm 1960 cũng có khoảng thời gian không ngắn để hình thành và phát triển của một tạp chí văn học, nghệ thuật miền đất cực Nam Tổ quốc. Tại buổi hội thảo khoa học này, tôi xin đại diện Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Cà Mau trình bày bài tham luận với nhan đề: “Tạp chí Văn nghệ từng bước khẳng định mình trong đời sống văn học, nghệ thuật Cà Mau”, nhằm góp phần tô đậm thêm chặng đường 65 năm qua của Tạp chí Lúa Vàng (tiền thân của Tạp chí Văn nghệ) - cơ quan ngôn luận của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Cà Mau đã từng bước trưởng thành, góp phần đáng kể vào sự nghiệp cách mạng của quê hương, đất nước.

Báo Cà Mau đồng hành cùng quê hương phát triển - Bài 2: Hội nhập và phát triển

Bước sang thập niên thứ 2 của thế kỷ 21, Cà Mau chứng kiến sự hội nhập sâu rộng và đà phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực. Ðể đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của độc giả, Báo Cà Mau không ngừng đổi mới và nâng cao tần suất hoạt động.

Ðảng dẫn lối - Không ai bị bỏ lại phía sau - Bài cuối: Lòng dân hướng về Ðảng

Trong bối cảnh thế giới đầy biến động, các thế lực thù địch không ngừng gia tăng hoạt động chống phá Ðảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, càng đòi hỏi nhiệm vụ công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch phải đặt lên hàng đầu.

Báo chí cách mạng Cà Mau - Tự tin, tự hào trên mặt trận tư tưởng

Báo Thanh Niên mang lại hiệu ứng cực kỳ to lớn trong cuộc vận động phong trào cách mạng Việt Nam và cuộc vận động thành lập Ðảng Cộng sản Việt Nam nên Trung ương lấy ngày 21/6/1925 - ngày ra số báo Thanh Niên đầu tiên làm ngày truyền thống Báo chí cách mạng Việt Nam. Báo chí cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo, chăm sóc, giáo dục, rèn luyện của Ðảng Cộng sản Việt Nam và Bác Hồ trở thành lực lượng xung kích trên trận địa chính trị, tư tưởng của Ðảng qua các thời kỳ đấu tranh cách mạng.

Ðảng dẫn lối - Không ai bị bỏ lại phía sau - Bài 2: Nơi yêu thương lan toả

Những năm qua, các thế lực thù địch không ngừng lợi dụng mạng xã hội để phát tán những luận điệu xuyên tạc, bóp méo sự thật, nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Một trong những luận điệu lặp đi lặp lại là: “Xã hội Việt Nam thiếu lòng nhân ái, con người ngày càng trở nên thờ ơ, vô cảm trước những khó khăn, bất hạnh của nhau”. Ðây là sự vu cáo vô căn cứ, không chỉ xúc phạm phẩm chất nhân văn của người Việt mà còn đi ngược hoàn toàn với thực tế đang diễn ra hằng ngày.

Phát thanh viên - Nghề của chúng tôi

Chỉ 5 ngày sau khi Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Ðộc lập tại Vườn hoa Ba Ðình Hà Nội, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Ðài Tiếng nói Việt Nam đã phát đi bản tin đầu tiên vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 7/9/1945, khẳng định nền độc lập tự do của một dân tộc, một đất nước đã có chủ quyền, có tên trên bản đồ thế giới. Cũng thời điểm ấy đã khai sinh một nghề mới, đó là nghề “nói trên sóng”, mà chuyên môn gọi là xướng ngôn viên (ngày nay thống nhất gọi phát thanh viên).