ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 12:49:33
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðê biển Tây “oằn mình” trước sóng dữ: Bài 2: Bao giờ giải quyết được chuyện mưu sinh?

Báo Cà Mau Thiên tai liên tục xảy ra, tình hình sạt lở đê biển Tây ngày một nghiêm trọng hơn. Ai cũng biết nguyên nhân là do biến đổi khí hậu, nhưng nguyên nhân sâu xa lại là chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”, là do con người. Con người phá rừng để mở rộng diện tích nuôi thuỷ sản; con người sống ven bãi, ven bờ để mưu sinh cũng là một phần nguyên nhân khiến tình hình sạt lở ngày càng nghiêm trọng.

Thiên tai liên tục xảy ra, tình hình sạt lở đê biển Tây ngày một nghiêm trọng hơn. Ai cũng biết nguyên nhân là do biến đổi khí hậu, nhưng nguyên nhân sâu xa lại là chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”, là do con người. Con người phá rừng để mở rộng diện tích nuôi thuỷ sản; con người sống ven bãi, ven bờ để mưu sinh cũng là một phần nguyên nhân khiến tình hình sạt lở ngày càng nghiêm trọng.

Tuy nhiên, bài toán giữa con người và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên chưa bao giờ có được đáp án cuối cùng, làm hài hoà quyền lợi của đôi bên. Và hiện nay cũng thế, mặc dù cái giá phải trả là quá đắt!

Theo quy hoạch tổng thể bố trí dân cư trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006-2015 sẽ hình thành 35 cụm, tuyến dân cư. Theo đó, sẽ có 13.873 hộ dân được bố trí định cư. Tổng mức đầu tư cho quy hoạch này là 483 tỷ đồng. Hiện tại tỉnh đang thực hiện dở dang 7/18 cụm tuyến dân cư, tổng số hộ dân được bố trí ổn định là 490 hộ, gần 2.000 khẩu. Trong đó, có 315 hộ là dân di cư tự do, dân trong khu vực rừng đặc dụng. Tổng vốn được giao để xây dựng 7 cụm, tuyến dân cư giai đoạn 2013-2015 là 39 tỷ 532 triệu đồng; chỉ đạt 30% tổng nhu cầu vốn theo quyết định đã phê duyệt.

Như vậy, việc không thực hiện được trọn vẹn về quy hoạch các cụm, tuyến dân cư là một món nợ lớn đối với người dân.

“Xẻ thịt” rừng phòng hộ

Bình quân mỗi năm có hàng trăm héc-ta rừng phòng hộ bị mất. Nguyên nhân mất rừng được xác định là do sạt lở nhưng mấy ai ngờ được rằng trong đó có một phần lỗi từ phía con người.

Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ biển Tây Phạm Văn Oanh cho biết, qua kết quả kiểm kê rừng năm 2014 cho thấy, diện tích rừng phòng hộ đã giảm nhiều so với trước đây. Ðể giải quyết vấn đề dân sinh, năm 1995, tỉnh cho chủ trương các ban quản lý rừng phòng hộ thực hiện giao khoán đất rừng cho dân quản lý. Trên diện tích rừng được giao khoán, người dân đào ao, lên liếp để nuôi thuỷ sản (chủ yếu là nuôi tôm biển, sò, ốc, vọp…). Vì thế diện tích rừng phòng hộ cũng mất theo.

Anh Nguyễn Văn Lài, Ấp 11, xã Khánh Tiến, huyện U Minh, cho biết: “Tôi sống ở đây đã 38 năm rồi. Từ đời cha để lại hợp đồng giao đất giao rừng để phát triển sản xuất. Nay hợp đồng đó đã hết hạn, tôi cũng chẳng biết phải đi đâu nên đành bám trụ lại với rừng, với biển".

Anh Lài bồi hồi nhớ lại: "Lúc đó đai rừng phòng hộ còn dày lắm, khoảng hơn 2 km, mỗi lúc luồn rừng không quen chúng tôi còn bị lạc đường. Giờ thì do biến đổi khí hậu, do con người đào ao nuôi tôm rồi cất nhà nên cây rừng mất dần theo năm tháng. Giờ thì sóng đánh sát vách nhà luôn rồi, chúng tôi ở đây để chờ khi biển lặng thì ra biển đánh cá chứ có còn nuôi nấng gì được nữa đâu".

Gia đình bà Nguyễn Thị Thuận mặc dù được bố trí tái định cư nhưng vẫn ra ven rừng, ven biển mưu sinh.      Ảnh: NGỌC HUỆ

Sau khi nhận thấy việc giao khoán đất rừng phòng hộ cho dân nuôi thuỷ sản là không hợp lý, UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị quản lý bảo vệ rừng kết thúc hợp đồng giao khoán khi đến hạn (năm 2015). Và đến nay nhiều địa phương cũng chưa biết sẽ giải quyết “món nợ” với dân như thế nào.

Chủ tịch UBND xã Khánh Tiến Huỳnh Công Hiệu bộc bạch: "Dân sống với mình lâu như vậy rồi (trên 20 năm) nên mình phải có trách nhiệm. Từ việc bố trí tái định cư đến việc giải quyết việc làm, tất cả đều là gánh nặng rất lớn cho địa phương".

“Trong cái khó ló cái khôn”, hết hợp đồng giao khoán đất rừng, một số ít hộ được bố trí tái định cư và tìm nghề khác sinh sống, phần nhiều còn lại vẫn lên rừng, xuống biển tìm kế sinh nhai. Trăn trở trước cảnh tình dân nghèo ven biển, một số địa phương đã nảy ra sáng kiến hợp đồng dân giữ rừng vào kết hợp cho dân sử dụng phần đất trong rừng phòng hộ để nuôi ốc len, cải thiện cuộc sống. Ðiển hình cho “sáng kiến” này là Ban Quản lý rừng phòng hộ Sào Lưới, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân, đã tiến hành hợp đồng với dân giao 196 ha rừng cho dân giữ và nuôi ốc len xen canh dưới tán rừng từ năm 2014 đến nay. Hiện mô hình này đang được các địa phương xin chủ trương UBND tỉnh để tiếp tục nhân rộng.

Chủ tịch UBND huyện U Minh Dư Bé Ba trần tình: "Ðể giảm áp lực lên rừng, lên đê thì tất yếu phải giải quyết vấn đề dân cư. Trong điều kiện định cư hiện nay, vấn đề việc làm là khá bức xúc. Hộ nghèo ven biển luôn là gánh nặng của mỗi địa phương. Chính vì vậy, huyện đã xin chủ trương UBND tỉnh để xây dựng phương án thí điểm khoanh nuôi và khai thác 2 bãi sò tại 2 xã: Khánh Hội và Khánh Tiến, từ đó sẽ giải quyết một phần rất lớn số hộ nghèo ven biển".

Dù là “sáng kiến” hay gì, thì mong muốn cuối cùng của các địa phương vẫn là nỗ lực giải quyết khó khăn cho hộ nghèo ven biển. Tuy nhiên, họ chưa nghĩ xa rằng một khi người dân còn sống trong rừng phòng hộ (dù là dưới hình thức giữ rừng đi chăng nữa) thì rừng nhất định sẽ bị xâm hại và việc trồng rừng để tạo bãi càng khó thực hiện và “món nợ” mà thiên tai đang đòi chính là sạt lở ngày càng nghiêm trọng.

Chưa lo được tái định cư

“Nhu cầu xây dựng thì nhiều nhưng nguồn vốn để xây dựng luôn ở trong tình trạng thiếu thốn. Ðó là thực trạng chung tại các khu tái định cư hiện nay”,  Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau Phùng Sơn Kiệt trần tình.

Phó Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời Sử Văn Minh chia sẻ: "Toàn tuyến đê biển Tây hiện có trên địa bàn huyện là 34 km với gần 1.500 hộ dân sinh sống trong, trên và ngoài đê. Ða phần số này là hộ nghèo, đông con, không đất sản xuất. Giải quyết bài toán an cư lạc nghiệp là rất khó khăn, ngoài khả năng địa phương. Hiện tại trên địa bàn huyện quy hoạch 2 dự án tái định cư với 4 cụm, tuyến dân cư có sức chứa trên 500 hộ dân. Tuy nhiên, do thiếu vốn nên các khu tái định cư vẫn chưa thể hoàn thiện hạ tầng, đến thời điểm này mới chỉ có 2 khu tái định cư đưa được dân vào ở".

Một đặc điểm dễ dàng nhận thấy là các khu tái định cư đã qua được quy hoạch bộc lộ nhiều hạn chế (sức chứa rộng, hạ tầng được đầu tư đầy đủ, xa các cửa sông, cửa biển để đảm bảo an toàn khi mưa bão, không đất sản xuất, không chỗ neo đậu tàu thuyền…). Chính vì lẽ đó người dân chưa mặn mà với các khu tái định cư.

Bà Nguyễn Thị Thuận, 64 tuổi, vàm kinh Mỹ Bình, xã Phú Tân, huyện Phú Tân, cho biết: "Khu tái định cư Mỹ Bình có trên 70 hộ vào ở thì đã có hơn một nửa số đó bỏ con cái ở lại và tiếp tục ra bám biển, bám rừng mưu sinh bằng nghề mò sò, bắt ốc kiếm cơm".

Mấy đời họ chỉ quen bám rừng, bám biển mưu sinh, giờ thu hồi rừng thì họ tiếp tục đánh bắt ven bờ, ven bãi. Chính vì vậy, khi xây dựng tái định cư, cái mà người dân cần nhất chỉ là phù hợp với cuộc sống vốn có của người dân, và cao hơn nữa là có nghề nghiệp ổn định.

Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Tân Trần Minh Huyện cho biết: "Dẫu biết rằng việc xây dựng phương án giữ rừng và tận dụng nuôi ốc len dưới tán rừng là "con dao hai lưỡi", vì khi người dân sinh sống và phát triển thì tất yếu sẽ ảnh hưởng đến rừng, đến đê. Tuy nhiên, với những hộ nghèo ven biển thì vấn đề chuyển đổi nghề cho họ là rất khó. Vì vậy, về sau này khi xây dựng các khu tái định cư chúng tôi cũng yêu cầu ngành chức năng xem xét xây dựng với quy mô nhỏ và gần mé sông, mé biển, hạ tầng thì làm những công trình tối thiểu thôi để tránh lãng phí và cũng là để nguồn vốn dư ra có thể đầu tư được nhiều khu hơn".

Hôm đến đậu ven bờ chỉ là chiếc ghe cào, sáng hôm sau, họ đã lên bờ cất tạm cái chòi gọi là cho trẻ em ở tạm, rồi vài tháng sau là cái nhà nho nhỏ cạnh mé biển với đàn con nheo nhóc để làm ăn. Lâu dần họ có hộ khẩu và sinh sống luôn ở đó. Ðó là điệp khúc của dân di cư tự do, và cũng từ đó áp lực lên rừng, lên biển, lên đê ngày càng cao. Trong khi đó, nguồn vốn bố trí tái định cư ngày càng ít đi thì vấn đề định canh, định cư cho dân sống khu vực ven bãi, ven bờ càng lúc càng gay go hơn nếu không có chính sách quyết liệt ngay từ đầu./.

Phóng sự của Ngọc Huệ - Vi Hoà -  Ðặng Duẩn

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.