ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 20:40:47
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðể các nhà thiếu nhi không vắng thiếu nhi - Bài 1: Hoạt động... cầm chừng

Báo Cà Mau (CMO) LTS: Cà Mau hiện có 5 nhà thiếu nhi (NTN). Cấp huyện có 4 địa phương có NTN, gồm: U Minh, Năm Căn, Cái Nước và Trần Văn Thời; cấp tỉnh có NTN tỉnh Cà Mau. Kể từ khi đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, chưa NTN nào ở cấp huyện vận hành hiệu quả theo đúng công năng ban đầu được vạch ra. Riêng NTN tỉnh cũng lâm vào tình trạng hoạt động không hết công năng. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này đã được xác định. Song, liệu trong thời gian ngắn các ngành có tìm ra được giải pháp ví như “thần dược” để chữa dứt “căn bệnh” đang lan ra hàng loạt NTN trong tỉnh lúc này?

Cụm từ dùng chính xác nhất miêu tả cách quản lý và cấp quản lý để vận hành hiệu quả hoạt động ở các NTN trên địa bàn tỉnh Cà Mau hiện nay là: “Thiếu cơ chế thống nhất” và “đói” kinh phí để tổ chức các hoạt động.

Mỗi nơi một kiểu

NTN huyện Năm Căn chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2008. Trước đó, năm 2006, NTN huyện được đầu tư xây dựng 2 phòng làm việc, 3 phòng chức năng và 1 hội trường. Ðến năm 2010, NTN huyện tiếp tục được UBND huyện giao 700 m2 sân để tổ chức các hoạt động ngoài trời, các lớp học năng khiếu, võ thuật và các trò chơi.

Sau 11 năm hoạt động, đến tháng 8/2019, huyện Năm Căn đầu tư xây dựng khu công viên mở ngay tại khu vực sân trước đó đã giao cho NTN. Ðồng thời, thời điểm này, NTN huyện tạm thời bàn giao 4 phòng cho Hội Ðông y và Thư viện huyện (bàn giao từ năm 2019 đến nay). Thực tế, NTN huyện sau bàn giao còn lại 1 phòng làm việc, 1 phòng chức năng và hội trường.

Chị Võ Thị Diễm, Phó bí thư Huyện đoàn, kiêm Giám đốc NTN huyện Năm Căn, cho biết: “Khi mới thành lập, NTN huyện được 2 biên chế do Ban Tổ chức Huyện uỷ bố trí 1 biên chế của khối Ðảng, đoàn thể và UBND huyện phân bổ 1 biên chế khối Nhà nước. Tuy nhiên, sau thời gian hoạt động, biên chế thuộc khối Ðảng, đoàn thể của NTN đã được luân chuyển (thời điểm luân chuyển là Phó giám đốc). Mãi đến nay, NTN huyện Năm Căn vẫn chưa có nhân sự mới cho chức danh Phó giám đốc”.

Lý giải vấn đề này, chị Diễm cho biết nguyên nhân: “Hiện khối Ðảng, đoàn thể không có vị trí việc làm với chức danh của NTN và khối Nhà nước thì cũng không bố trí chức danh này trong Ðề án vị trí việc làm”.

Huyện đoàn, Ban giám đốc NTN huyện Năm Căn nhiều lần kiến nghị Huyện uỷ, UBND huyện cần có cơ chế hợp lý. Một là giao NTN cho khối Nhà nước quản lý kể cả biên chế và kinh phí hoạt động; hoặc giao luôn cho khối Ðảng, đoàn thể quản lý. Các nỗ lực đề xuất ấy đến nay vẫn chưa được chấp thuận. Tuy nhiên, nguồn kinh phí hoạt động hiện hữu của NTN huyện vẫn đang được UBND huyện cấp hàng năm.

“Sau khi khấu trừ hết các chi phí phần cứng, kinh phí còn lại để hoạt động của NTN mỗi tháng chưa được 600.000 đồng. Chính vì thế, NTN không thể tổ chức các hoạt động”, chị Diễm thông tin.

Sân vui chơi trước NTN huyện Năm Căn, nơi đã bàn giao về huyện để tổ chức công viên mở. Từ đó, NTN mất hẳn nguồn kinh phí từ cho thuê sân bãi, ảnh hưởng lớn đến nhiều hoạt động khác của NTN.

Nếu như NTN huyện Năm Căn có 2 biên chế như đã nói thì NTN huyện Cái Nước được bố trí Giám đốc là Bí thư Huyện đoàn kiêm nhiệm và 2 cán bộ chuyên trách (hợp đồng). NTN các huyện: Trần Văn Thời, U Minh, Năm Căn đều bố trí cán bộ Huyện đoàn kiêm nhiệm. Trong đó, NTN huyện U Minh chỉ có 1 chức danh Giám đốc là Bí thư Huyện đoàn và 1 nhân viên bảo vệ (hợp đồng).

Mặt khác, trong khi NTN các huyện Cái Nước, Năm Căn được giao kinh phí theo số lượng biên chế thì NTN huyện U Minh lại được khoán kinh phí 60 triệu đồng mỗi năm; còn NTN huyện Trần Văn Thời thì từ năm 2016 đến 2020 không được bố trí giao kinh phí. Huyện Cái Nước mỗi năm được chi khoảng 200 triệu đồng cho cả khoản trả lương và các hoạt động,…

NTN huyện U Minh là 1 trong 4 NTN cấp huyện được đầu tư hoành tráng nhất, nhưng đã xuống cấp nghiêm trọng nhất.

Anh Nguyễn Hoàng Ðạo, Bí thư Tỉnh đoàn Cà Mau, thông tin: “Vì hoạt động không hiệu quả và không có biên chế riêng cho NTN nên năm 2018 dẫn đến việc giải thể NTN huyện Thới Bình”.

Sau khi giải thể NTN, Huyện đoàn Thới Bình bố trí 1 bộ dụng cụ vui chơi ngoài trời ngay khuôn viên Huyện đoàn, để mỗi chiều phục vụ 1 phần nhu cầu vui chơi của trẻ em trong khu vực.

Nhiều điểm chưa hợp lý

“Chúng tôi phát hiện hệ thống NTN chưa có sự rõ ràng về loại hình hoạt động nên gây khó khăn và chưa thống nhất trong bố trí biên chế, số người làm việc, kinh phí hoạt động. Có nơi biên chế, số người làm việc do Ban Tổ chức Huyện uỷ tham mưu Huyện uỷ giao; có nơi biên chế NTN do Ban Tổ chức Huyện uỷ tham mưu Huyện uỷ và UBND huyện giao; có nơi bố trí cán bộ Huyện đoàn chuyên trách; có nơi bố trí cán bộ Huyện đoàn kiêm nhiệm; có nơi Giám đốc NTN được hưởng phụ cấp chức vụ, có nơi không; nơi được phân bổ kinh phí, nơi không và hình thức phân bổ cũng khác nhau nên hoạt động rất khó khăn”, ông Nguyễn Ðức Tiến, Phó trưởng Ban Văn hoá - xã hội, HÐND tỉnh Cà Mau, cho biết.

Cơ quan có thẩm quyền (Tỉnh đoàn) chưa có quy định cụ thể cũng như hướng dẫn quy chế hoạt động của NTN cấp huyện. Chính vì thế, trong hoạt động, một số đơn vị chưa tách rõ nhiệm vụ của NTN tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện đoàn và nhiệm vụ cụ thể riêng biệt của NTN.

“Việc xác định NTN cấp tỉnh, cấp huyện là đơn vị sự nghiệp công lập của tổ chức chính trị - xã hội hay của đơn vị sự nghiệp Nhà nước và cơ quan nào ra quyết định thành lập, đến nay còn chồng chéo. Mỗi nơi nhận thức một kiểu nên gây khó khăn và chưa thống nhất trong bố trí biên chế, số người làm việc, kinh phí hoạt động là điều hiển nhiên”, ông Tiến khẳng khái.

Nếu nói NTN hoạt động hiệu quả nhất trong hệ thống này ở Cà Mau hiện nay thì chỉ có NTN tỉnh. Song, theo Giám đốc NTN tỉnh Huỳnh Chí Dũng thì quy định NTN biên chế sơ khai được giao là 12 người, nhưng từ khi thành lập (sau tách tỉnh) đến nay, NTN tỉnh chỉ vỏn vẹn 5 biên chế. Kinh phí Nhà nước giao hàng năm (theo biên chế) 450 triệu đồng.

NTN tỉnh được quy hoạch hơn 30.200 m2 và chính thức đi vào hoạt động từ năm 2003. Tuy nhiên, NTN cũng đã thực hiện xã hội hoá các dịch vụ công cộng bằng cách cho thuê đất, cho thuê mặt bằng để đầu tư các trò chơi giải trí, các dịch vụ với hơn 10.200 m2 (1/3 diện tích). Bộ máy NTN tỉnh hiện nay gồm: Ban giám đốc chuyên trách và tổng số viên chức, người lao động là 23 người. “Với nguồn kinh phí giao như trên thì không đảm bảo để chi trả lương cho cán bộ, nhân viên đơn vị”, anh Huỳnh Chí Dũng cho hay.

“Chúng tôi dự định sẽ có chuyến giám sát lại những chuyên đề mà ban đã thực hiện việc giám sát trước đây, để đánh giá mức độ thay đổi và tìm phương pháp giải quyết ổn thoả nhất. Trong đó, vấn đề NTN sẽ là một trong những nội dung ưu tiên giám sát lại thời gian tới”, ông Nguyễn Ðức Tiến nhấn mạnh./.

 

Phong Phú

Bài 2: KHÓ KHĂN CHỒNG CHẤT

 

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.