ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 23-11-24 19:28:15
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðể các nhà thiếu nhi không vắng thiếu nhi - Bài cuối: Nỗi buồn công trình “yểu mệnh”

Báo Cà Mau (CMO) Công trình NTN bạc chục tỷ lần lượt mọc lên ở nhiều địa phương. Song, chưa hết vui mừng thì bản thân công trình bắt đầu bộc lộ nhiều vấn đề về chất lượng. Thực tế đáng buồn và càng đáng trách khi các công trình bạc chục tỷ này lại xuống cấp và càng về sau càng trở nên nghiêm trọng.

3 trong 4 NTN cấp huyện đến thời điểm đầu năm 2020 được các ngành địa phương ghi nhận đã xuống cấp và một số hạng mục xuống cấp rất nghiêm trọng. Vấn đề này, tuy đã được HÐND tỉnh giám sát, cơ quan chức năng đánh giá thực trạng, nhưng vẫn chưa được quan tâm xem xét thấu đáo về trách nhiệm.

Tiếc thay tiền tỷ!

“Ngay cả công trình hơn 9,6 tỷ đồng của NTN huyện Cái Nước, khi còn trong thời gian 1 năm bảo hành xây dựng thì xuất hiện hiện tượng lún, nứt nền. Và nay thực tế càng nghiêm trọng, cả phần tường cũng bị nứt xé toang, nền bong tróc rất nguy hiểm”, anh Ngô Minh Trung, Bí thư Huyện đoàn, Giám đốc NTN huyện Cái Nước thông tin.

NTN huyện Cái Nước trị giá hơn 9,6 tỷ đồng nhưng vẫn trống rỗng, thiếu thiết bị.

Riêng NTN huyện Năm Căn, chị Võ Hồng Diễm cũng trần tình: “Trước đây khoảnh sân 700 m2 của NTN cho thuê lắp đặt các dịch vụ trò chơi ngoài trời, mỗi tháng cũng thu vài triệu đồng để góp vào trang trải kinh phí hoạt động và duy trì các phong trào, lớp năng khiếu. Từ khi UBND huyện trưng dụng lại để xây dựng khu công viên mở, NTN huyện mất hẳn nguồn thu đáng kể này”.

Anh Ngô Minh Trung, Bí thư Huyện đoàn, Giám đốc NTN huyện Cái Nước, chia sẻ: “NTN huyện nhờ có nguồn thu từ cho thuê mặt bằng sân phía trước, mỗi tháng trên 10 triệu đồng nên nâng thêm phần chi phí hoạt động của NTN. Song, hiện trang thiết bị NTN đã xuống cấp rất nghiêm trọng nên việc mở các lớp năng khiếu rất khó khả thi”.

Phòng chức năng trống không, trong khi dụng cụ kỹ năng lại xếp chồng cất giữ ở NTN huyện Cái Nước.

Anh Phạm Văn Hiền, Bí thư Huyện đoàn, Giám đốc NTN huyện U Minh, cho biết: “Việc xã hội hoá ở NTN U Minh thực hiện rất khó. Lâu nay NTN chỉ duy trì hiệu quả việc hỗ trợ cho thuê mở các lớp học bơi. Mỗi khoá học, NTN chỉ thu 500 ngàn đồng chi phí tiền điện, tiền nước của giáo viên tổ chức lớp bơi, chứ không thể thu bất cứ nguồn kinh phí nào khác”.

Thực tế chứng kiến khu NTN huyện U Minh bề thế 4 phòng làm việc; 3 phòng chức năng; 1 hội trường và khu vực sân với tổng diện tích 3.543 m2, kinh phí xây dựng công trình này cũng được quyết toán trên 10 tỷ đồng. Nhưng tất cả niềm mong mỏi đều sụp đổ khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng ngày 12/5/2015 thì đến năm 2018 (3 năm sau) đã xuống cấp và ngày càng nghiêm trọng như hiện nay. Ðến nỗi không dám cho thiếu nhi đi vào khu vực NTN huyện vui chơi, vì sợ sự cố công trình.

Nền gạch bị sụt lún, đứt gãy nghiêm trọng tại NTN huyện U Minh

Ðể tránh lãng phí công trình bạc tỷ này, Ban Thường vụ Huyện đoàn U Minh vừa trình Phòng Tài chính Kế hoạch huyện dự án nâng cấp, sửa chữa đến 6 hạng mục NTN như: sửa chữa nâng cấp hội trường; lối lên sảnh; mặt sân; mái che; hàng rào; bảng tên… Kinh phí cho việc tu sửa chữa này trên 1,6 tỷ đồng.

Ðồng cảnh ngộ với NTN U Minh, ở Cái Nước đang là một trong NTN hoạt động hiệu quả nhất trong hệ thống NTN huyện trên địa bàn tỉnh Cà Mau cũng ngay phút chốc xuất hiện các dấu hiệu đáng ngờ của công trình trụ sở NTN trị giá 9,6 tỷ đồng.

Anh Ngô Minh Trung, Bí thư Huyện đoàn, Giám đốc NTN huyện Cái Nước, buồn bã: “Năm 2013 vừa bàn giao sử dụng thì ngay sau đó nền đã lún, nứt. Khu vực nhà đa năng thì từ khi bàn giao đến nay chưa thể sử dụng do tiếng vang âm ỉ vọng lại. Riêng nền phía dưới sảnh nhà năm 2016 huyện đã chi ngân sách tu sửa 2 lần, nhưng vẫn chưa đảm bảo vì công trình tiếp tục lún, bể. Khoảng 2 tháng nay, phía trần nhà bắt đầu nứt và rơi các mảng bê-tông xuống. Nhiều phòng không thể đóng cửa vì tường nứt, khung lệch”.

Như thế, tính đến thời điểm tháng 5/2021, công trình NTN huyện Cái Nước đưa vào sử dụng 8 năm và NTN U Minh mới có tuổi thọ 6 năm. Nhưng kinh phí để đầu tư cho 2 công trình “mục rỗng” này khoảng 20 tỷ đồng và nay, riêng NTN U Minh phải cần thêm 1,6 tỷ đồng để tu sửa. Xét về mọi góc độ, phương diện trong kỹ thuật công trình thì quá bất hợp lý, trong khi thời điểm xây dựng các công trình này là vào đầu thế kỷ 21 - thời đại của công nghệ cao. Ai sẽ chịu trách nhiệm về các hạng mục công trình bạc chục tỷ đồng nhưng “yểu” thọ nầy?

Mặt khác, NTN tỉnh cũng không nằm ngoài vòng xoay xuống cấp công trình, bởi được xây dựng trước đó vào năm 2003. Theo Báo cáo số 03/BC-HÐND ngày 17/01/2020 của Ban Văn hoá - Xã hội, HÐND tỉnh thì NTN tỉnh do cơ sở vật chất đầu tư đã lâu nên một số phòng chức năng xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn cho các em thiếu nhi khi tham gia học tập, hoạt động.

Mong chờ giải pháp

Số tiền đầu tư mỗi NTN được tính bằng hàng chục tỷ đồng, trong khi công năng trên giấy khi lập dự án hoàn toàn trái ngược thực trạng hoạt động như đã phản ánh.

Theo đánh giá riêng của phóng viên sau khi phỏng vấn và tổng hợp hết các hạn chế của từng NTN hoạt động thời gian qua, thì một thực trạng diễn ra là: NTN cấp huyện tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, năng khiếu, giáo dục truyền thống cho thiếu nhi chưa nhiều, duy trì chưa thường xuyên; cơ sở vật chất, trang thiết bị vui chơi, giải trí còn thiếu, xuống cấp, thô sơ; kiến trúc, không gian, địa điểm xây dựng chưa thật phù hợp nên chưa thu hút nhiều thiếu nhi tham gia.

Một số môn dạy kỹ năng, năng khiếu thiếu giáo viên, không có cộng tác viên tại địa phương, thiếu kinh phí để thuê giáo viên, cộng tác viên từ nơi khác đến nên việc tổ chức một số lớp còn nhiều khó khăn.

Chỉ khi có sự thống nhất trong hoạt động, vận hành thì việc khai thác hiệu quả công năng của NTN, phục vụ tốt nhu cầu chăm bồi, phát triển, vui chơi, giải trí của thiếu nhi địa phương sẽ không còn là vấn đề lớn đáng quan ngại.

Mặt khác, một số NTN cấp huyện nguồn thu từ xã hội hoá, các dịch vụ còn khó khăn, nên chưa thực hiện được cơ chế tự chủ theo Nghị định số 16/2015/NÐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ. Trong khi đó, NTN tỉnh là đơn vị sự nghiệp công lập có thu, tự đảm bảo một phần chi phí. Dù hàng năm được ngân sách Nhà nước cấp kinh phí hoạt động nhưng vẫn không đảm bảo.

Ðơn vị phải thường xuyên mở rộng các dịch vụ trong khuôn viên để cho thuê nhằm lấy thu bù chi. Song, thực tế từ nguồn thu và kinh phí thanh quyết toán hàng năm trên 1 tỷ 800 triệu đồng và hơn 450 triệu đồng kinh phí được cấp thì vẫn chưa đủ để đơn vị tự chủ.

Phát hiện nhiều bất cập như đã phân tích, ngày 17/1/2020, Ban Văn hoá - Xã hội, HÐND tỉnh có báo cáo và đề xuất UBND tỉnh, Tỉnh đoàn về các giải pháp hợp lý để nhằm tạo điều kiện cho NTN các huyện phát huy công năng. Ðến ngày 28/2/2020, UBND tỉnh Cà Mau ban hành Công văn số 1307/UBND-KGVX giao UBND các huyện, thành phố tiếp tục rà soát, nghiên cứu các giải pháp phù hợp hơn cho NTN.

Ðến ngày 1/6/2020, UBND tỉnh có văn bản gởi Sở Tài chính, Kế hoạch và Ðầu tư; Tỉnh đoàn, UBND các huyện. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh nhận định: “Việc đầu tư mua sắm trang thiết bị cho NTN tỉnh là cấn thiết. Việc mua sắm trang thiết bị ở các NTN huyện U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước và Năm Căn như đề xuất là không lớn, do đó, Chủ tịch UBND tỉnh giao việc này cho UBND cấp huyện chỉ đạo rà soát nhu cầu và khả năng cân đối ngân sách để bố trí kinh phí thực hiện theo quy định”.

Song, đến nay, theo ghi nhận thì NTN các huyện U Minh, Cái Nước, Năm Căn chưa hề có việc mua sắm trang thiết bị để hoạt động huấn luyện kỹ năng.

Các huyện chưa có NTN như Thới Bình, Phú Tân, Ðầm Dơi, Ngọc Hiển, được UBND tỉnh chỉ đạo cần có sự rà soát, đánh giá thực sự cần thiết.

Trao đổi với phóng viên Báo Cà Mau về nhu cầu của việc lập mới NTN huyện trong khi trước đây đã từng có NTN nhưng phải giải thể, ông Lý Minh Vững, Chủ tịch UBND huyện Thới Bình, cho biết: “Huyện đang có chủ trương trưng dụng công trình sau khi giải thể của một trung tâm trên địa bàn huyện để lập NTN trong thời gian tới”.

Về vấn đề nhiều hạng mục của NTN tỉnh xuống cấp, thiếu an toàn cho thiếu nhi vào sinh hoạt, Giám đốc NTN tỉnh Huỳnh Chí Dũng cho hay: “Theo dự kiến, tỉnh sẽ xây dựng Trung tâm hoạt động thanh thiếu niên ở một khu vực khác. Do đó, trong thời điểm nầy, việc chi kinh phí để duy tu, sửa chữa một số hạng mục xuống cấp là khó có thể thực hiện và thực tế chưa thực hiện. Trong khi thời gian, địa điểm của trung tâm mới chúng tôi vẫn chưa rõ”.

Ðể khắc phục những tồn tại, khó khăn cả về cơ sở vật chất, bộ máy vận hành và quy định cụ thể về chức năng, kinh phí của NTN... thiết nghĩ trong thời gian tới, tỉnh cần có văn bản chỉ đạo thống nhất về cơ cấu tổ chức, biên chế, kinh phí hoạt động của hệ thống NTN. Ðó mới là vấn đề căn cơ để các công trình tiền tỷ không trở thành hoang phế.

Ngày 6/4/2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành Quyết định số 585/QÐ-TTg, Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư các Dự án Trung tâm hoạt động thanh thiếu niên do Trung ương Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh quản lý.

Theo đó, Dự án Trung tâm hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Cà Mau được phê duyệt với quy mô xây dựng trên diện tích đất 3,45 ha, tổng mức đầu tư khoảng 74 tỷ đồng tại Khu đô thị cửa ngõ Ðông Bắc, TP Cà Mau, thời gian thực hiện từ năm 2018 - 2020. Song, vẫn chưa rõ nguyên do vì sao đến nay dự án này vẫn chưa được triển khai.

 

Phong Phú

 

Tô thắm vườn hoa tử tế - Bài cuối: Thầm lặng việc thiện nguyện

Gương mặt đôn hậu, nụ cười tươi tắn luôn nở trên môi là điều dễ tạo thiện cảm với bất cứ ai khi gặp cô Phạm Thị Ngọc Thảo, giáo viên Trường Tiểu học Phường 6/2, TP Cà Mau. Nhiều năm duy trì “Tủ bánh mì yêu thương”, lặng thầm trao hàng trăm món quà thiết thực tới những hoàn cảnh kém may mắn, cô Thảo cảm nhận được niềm hạnh phúc khi được sẻ chia.

Tô thắm vườn hoa tử tế - Bài 2: Người gieo hạnh phúc

Mỗi ngày trôi qua, trên khắp quê hương Cà Mau xuất hiện nhiều tấm gương bình dị mà cao quý. Ðó là câu chuyện của người phụ nữ vượt qua nỗi đau của bản thân để dìu dắt những người khuyết tật hoà nhập cộng đồng, là câu chuyện của những cựu chiến binh giàu nghĩa cử cao đẹp... Họ thầm lặng đóng góp cho đời, gieo hạt giống yêu thương, điểm tô cho cuộc sống thêm những gam màu tươi sáng.

Tô thắm vườn hoa tử tế

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn thường nói, xã hội ta có rất nhiều những tấm gương người tốt, việc tốt. Họ có mặt khắp nơi, đó là những bông hoa đẹp trong rừng hoa đẹp. Ðiều đó được minh chứng ở Cà Mau, nơi tình đất - tình người bền chặt thuỷ chung, sâu nặng nghĩa tình. Trong hành trình phát triển quê hương, bằng những việc làm trượng nghĩa, người Cà Mau đã tô thắm thêm vườn hoa tử tế, làm lay động bao trái tim và lan toả giá trị sống tốt đẹp.

Cửa Lớn mở tương lai

Những năm 1990 của thế kỷ trước, mỗi dịp nghỉ hè, tôi lại được theo ghe bán hàng bông của ba má, xuôi ngược từ xứ ngọt Trần Văn Thời về đất mặn Ngọc Hiển xa xôi và lạ lẫm.

Đội ngũ hoạt động ở ấp, khóm: Tựa tre, chăm măng - Bài cuối: Bàn về giải pháp

Thực tiễn công tác xây dựng đội ngũ người hoạt động ở ấp, khóm kế cận ở Cà Mau đầy sinh động, với nhiều cách làm hay, kinh nghiệm hữu ích. Bằng việc kết nối, đảm bảo tính kế thừa để phát huy tối đa những ưu điểm, bổ trợ những hạn chế giữa các thế hệ; đội ngũ này vừa ổn định vừa có những điểm sáng đột phá gắn với xu hướng trẻ hoá, chuẩn hoá. Bên cạnh đó, sự phát triển khởi sắc của tỉnh nhà cũng đang tạo ra môi trường tốt để nhiều người trẻ chọn trở về gắn bó lập thân, lập nghiệp.

Đội ngũ hoạt động ở ấp, khóm: Tựa tre, chăm măng - Bài 2: Những tín hiệu tích cực

Năng nổ, nhiệt huyết, nhạy bén và dám nghĩ, dám làm đang là những ghi nhận, đánh giá của các cấp uỷ đảng, chính quyền và Nhân dân khi nói về những người trẻ tuổi hoạt động ở ấp, khóm. Không khí tươi mới với nguồn năng lượng tích cực của đội ngũ trẻ đã thực sự trở thành điểm sáng ở nhiều địa bàn ấp, khóm ở Cà Mau trong hành trình phát triển. Ðó cũng là gợi ý hữu ích để Cà Mau tiếp tục công việc chuẩn hoá, trẻ hoá; tăng cường chất lượng và xây dựng đội ngũ kế thừa đảm đương nhiệm vụ ở khóm, ấp trong bối cảnh hiện nay.

Đội ngũ hoạt động ở ấp, khóm: Tựa tre, chăm măng

Thực tế đã khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của đội ngũ người hoạt động không chuyên trách ở ấp, khóm trong việc cụ thể hoá đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn đời sống. Ðây là cánh tay nối dài của cấp uỷ, chính quyền cơ sở, nơi trực tiếp, sâu sát nhất với Nhân dân. Mọi chuyển động của cấp “cơ sở của cơ sở” sẽ quyết định đến việc thành hay bại của một quyết sách, một chủ trương, một phong trào... gắn với nhiệm vụ chính trị và sự phát triển của từng địa phương.

Tín dụng chính sách - Xây dựng niềm tin, hướng đến phát triển bền vững - Bài cuối: Hướng đến tín dụng "xanh"

Thông qua các khoản vay ưu đãi, nông dân và các hợp tác xã (HTX) có cơ hội mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng công nghệ tiên tiến, từ đó xây dựng nền tảng cho các mô hình kinh tế nông nghiệp bền vững. Bên cạnh đó, tín dụng chính sách (TDCS) không chỉ giới hạn trong việc hỗ trợ sản xuất mà còn mở rộng sang các lĩnh vực quan trọng, như bảo vệ môi trường và phát triển tín dụng xanh.

Tín dụng chính sách - Xây dựng niềm tin, hướng đến phát triển bền vững

Tín dụng chính sách xã hội (CSXH) đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của các nhóm yếu thế và phát triển kinh tế địa phương. Các chính sách đổi mới đã giúp hàng ngàn người tiếp cận vốn hỗ trợ, vượt qua khó khăn và xây dựng sinh kế bền vững. Bên cạnh đó, các hợp tác xã và mô hình nông nghiệp xanh ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế địa phương. Nỗ lực đổi mới trong quản lý và triển khai tín dụng đã phá vỡ rào cản, mở ra cánh cửa cho một tương lai phát triển toàn diện.

Tín dụng chính sách - Xây dựng niềm tin, hướng đến phát triển bền vững - Bài 2: Xoá rào cản, mở cửa cơ hội

Trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tín dụng chính sách xã hội (CSXH) không chỉ là công cụ hỗ trợ người dân thoát nghèo mà còn là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế địa phương. Các khoản vay ưu đãi đã tạo điều kiện cho hàng ngàn hộ khởi nghiệp, mở rộng sản xuất, cải thiện đời sống và đóng góp vào sự phát triển bền vững. Ðặc biệt, CSXH đã hỗ trợ những nhóm yếu thế và các cá nhân chấp hành xong án phạt tù vượt qua rào cản xã hội, tạo điều kiện cho họ tái hoà nhập cộng đồng và xây dựng cuộc sống mới. Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp tài chính, tín dụng này đã trở thành nền tảng vững chắc để họ từng bước vươn lên, thay đổi cuộc sống.