ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 12:11:10
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Để Hiệp hội Doanh nghiệp thực sự là cầu nối

Báo Cà Mau (CMO) Số lượng thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp (Hiệp hội) tỉnh Cà Mau còn rất ít so với số lượng doanh nghiệp (DN) đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Hiệp hội cũng chưa chủ động thực hiện tốt vai trò là cầu nối giữa DN với các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh để giải quyết khó khăn, vướng mắc trong đầu tư, kinh doanh; chưa phối hợp với các cơ quan, ngành chức năng để tham gia vào các quy hoạch, đề án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; chưa xây dựng được mối quan hệ hài hoà giữa các DN để cùng phối hợp, chia sẻ thông tin, liên kết, phát triển sản xuất, kinh doanh… Từ đó, ảnh hưởng đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) thời gian qua. Đó là nhận định của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải tại Đại hội Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Cà Mau vừa qua.

Nhận thức rõ vai trò của DN, doanh nhân đối với sự phát triển của tỉnh, các cấp uỷ đảng, chính quyền luôn đề cao vai trò của DN, doanh nhân. Qua đó, triển khai nhiều giải pháp, chủ trương, chính sách chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho DN phát triển.

Những năm qua, DN của tỉnh đã có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Quy mô, lĩnh vực hoạt động của DN có nhiều chuyển biến phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh của DN không ngừng nâng lên. Đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh có trên 4.000 DN với tổng số vốn đăng ký kinh doanh trên 45.000 tỷ đồng, đóng góp trên 80% nguồn thu ngân sách Nhà nước, giải quyết việc làm trên 15.000 lao động.

Để tháo gỡ khó khăn cho DN, hơn ai hết, các DN phải chủ động kiến nghị chính sách thông qua các hiệp hội. Do đó, vai trò của các hiệp hội rất quan trọng. Tuy nhiên, nhiệm kỳ vừa qua, Ban Chấp hành (BCH) chưa là đầu tàu gương mẫu trong các hoạt động hỗ trợ DN, làm đầu mối tiếp xúc hỗ trợ DN. Theo đó, lãnh đạo Hiệp hội chưa thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn dẫn đến hoạt động của Hiệp hội còn rời rạc, chưa có kế hoạch cụ thể hàng năm. Từ đó, nhiều vấn đề cấp thiết, bức xúc của DN chưa được Hiệp hội quan tâm xem xét, hỗ trợ DN, gây thiếu niềm tin của DN đối với Hiệp hội. Công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho DN còn ít so với nhu cầu; công tác phát triển hội viên chưa được quan tâm đúng mức, từ đó chưa tạo được vai trò là mái nhà chung của cộng đồng DN.

Ban Chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp​ tỉnh Cà Mau lần thứ II, nhiệm kỳ 2020-2025.

Nhìn nhận khó khăn

Theo Phó chủ tịch Hiệp hội La Văn Hiếu, nguyên nhân những hạn chế trên là do một số thành viên trong BCH không tham gia hoạt động của Hiệp hội; nội bộ BCH chưa có sự thống nhất cao. Hơn nữa, do lần đầu tham gia nên một số thành viên trong BCH Hiệp hội không có kinh nghiệm về việc điều hành tổ chức Hiệp hội, không qua đào tạo, trường lớp để có kiến thức quản lý hiệp hội.

Ông La Văn Hiếu cho biết, các chủ DN tỉnh Cà Mau năng động, phần lớn có trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, có ý chí làm giàu, có tư duy và tầm nhìn. Họ dám nghĩ, dám làm, luôn có tinh thần sáng tạo, đổi mới trong cách thức hoạt động, mang trong mình hoài bão cống hiến, ý thức làm giàu chính đáng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Các chủ DN, ngoài sự nỗ lực và thành công trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, còn tham gia tích cực và hiệu quả vào các hoạt động xã hội của đất nước, của tỉnh, đóng góp nhân lực, vật lực vào công cuộc xây dựng và phát triển quê hương.

Tuy nhiên, phần lớn các DN của tỉnh quy mô sản xuất, kinh doanh còn ở mức nhỏ và vừa, chỉ có một vài DN quy mô sản xuất kinh doanh tương đối lớn. Kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh chưa nhiều, sức cạnh tranh hàng hoá thấp, số đông chưa có hoặc chưa khẳng định được thương hiệu của mình.

Khắc phục hạn chế, phát huy vai trò của hiệp hội

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tiến Hải cho biết, do tác động kép của dịch Covid-19 và tình trạng sụp lún, hạn hán đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cùng với sự chỉ đạo của Chính phủ, tỉnh đang đề ra các giải pháp quyết liệt để khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội địa phương, trong đó cộng đồng DN, DN tỉnh nhà có vai trò rất quan trọng trong thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế và đồng hành cải cách hành chính cho địa phương.

Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn BCH Hiệp hội DN tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025 phải thực sự đại diện cho nguyện vọng của các thành viên Hiệp hội để nắm bắt thông tin, xây dựng mối liên kết trong cộng đồng doanh nhân, DN trong và ngoài tỉnh; kiện toàn tổ chức bộ máy từ cấp tỉnh đến cấp huyện; huy động mọi nguồn lực, kiến tạo các mối quan hệ hợp tác, đầu tư, kinh doanh cho các thành viên trong Hiệp hội; xây dựng cộng đồng DN ngày càng lớn mạnh, phát huy tiềm năng, lợi thế các nguồn lực DN để mở rộng sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, đóng góp vào sức tăng trưởng kinh tế chung cho cả tỉnh.

Hiệp hội phải thực hiện tốt vai trò đại diện cho cộng đồng DN, làm cầu nối giữa DN với các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội; thường xuyên trao đổi thông tin, giải quyết khó khăn, vướng mắc cho DN trong hoạt động đầu tư, kinh doanh; làm cơ sở để đánh giá sự hài lòng của cộng đồng DN đối với các cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Từ đó, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2020./.

Phúc Duy

Nhận lắp đặt máy lạnh giá tốt

Ðiển hình nông dân làm theo lời Bác

Thấm nhuần lời dạy của Bác: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu”, thời gian qua, một trong những cách làm thiết thực của nông dân trong huyện là lấy việc nâng cao hiệu quả sản xuất để làm mô hình cụ thể học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Cách làm này góp phần khích lệ nông dân khắc phục khó khăn, vươn lên thoát nghèo, đổi mới tư duy, làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương. Nông dân Ðinh Văn Khởi, 48 tuổi, ấp Phú Thành, xã Phú Mỹ, là một điển hình.

Doanh số cho vay vốn chính sách năm 2024 hơn 1.000 tỷ đồng

Chiều 14/1, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân, Trưởng Ban Đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, chủ trì cuộc họp Ban Đại diện để đánh giá, tổng kết tình hình hoạt động năm 2024 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025.

Hứa hẹn bội thu vụ màu Tết

Thời gian qua, nông dân huyện U Minh tích cực cải tạo đất, xuống giống vụ hoa màu phục vụ thị trường Tết. Ðến nay, các diện tích hoa màu phát triển tốt, hứa hẹn bội thu.

Ứng dụng kỹ thuật, tăng giá trị cua nuôi

Thực hiện Ðề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thông qua chuyển giao khoa học - kỹ thuật, nông dân huyện Cái Nước đa dạng đối tượng nuôi, nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả đối với các mặt hàng chủ lực ở địa phương, trong đó có cua nuôi.

Chủ động khung lịch mùa vụ

Năm 2024, ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực trên lĩnh vực sản xuất lúa gạo, chăn nuôi, đặc biệt là lĩnh vực thuỷ sản.

Kỳ vọng những “ngôi sao” OCOP

Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) không chỉ hướng đến lợi ích thuần tuý kinh tế mà còn giải quyết nhiều vấn đề xã hội của vùng nông thôn. Tuy nhiên, để một sản phẩm từ làng, xã vươn tầm, đủ sức để tham gia, cạnh tranh sòng phẳng, khẳng định vị trí vững chắc ở sân chơi lớn, thị trường chung thì không phải là điều đơn giản.

Mùa vui giáp Tết

Những ngày này, trên các cánh đồng lúa - tôm ở khu vực phường Tân Xuyên, TP Cà Mau, nông dân bắt đầu thu hoạch tôm càng trên ruộng lúa. Ða phần bà con thu hoạch theo cách truyền thống, nhưng một số hộ lại dùng phương pháp thuốc tôm bằng dây thuốc cá, mục đích vừa thu hoạch tôm, cá vừa cải tạo ao đầm, chuẩn bị cho vụ mùa mới.

Cục Quản lý thị trường kiểm tra trên 900 vụ

Năm 2024, các đội quản lý thị trường (QLTT) trực thuộc đã tổ chức kiểm tra 932 vụ (đạt 103% kế hoạch), phát hiện vi phạm và đã xử lý 542 vụ (giảm 55 vụ). Theo đó, xử lý vi phạm hành chính gần 5,6 tỷ đồng, tổng số tiền thu nộp vào ngân sách Nhà nước trên 5,7 tỷ đồng. Trị giá hàng hoá vi phạm trong kỳ trên 1,7 tỷ đồng. Kết quả trên đạt 163,24% chỉ tiêu thi đua Tổng cục QLTT giao và 158,7% chỉ tiêu phấn đấu của cục.

Vận hội mới cho kinh tế tập thể

Ðể thúc đẩy kinh tế tập thể (KTTT) phát triển nhanh, bền vững, Chủ tịch UBND tỉnh vừa có Quyết định số 2406/QÐ-UBND ban hành Ðề án Phát triển KTTT trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2025-2030 (Ðề án). Với những mục tiêu, giải pháp đề ra, Ðề án được kỳ vọng sẽ mở ra vận hội mới cho KTTT của tỉnh đột phá trong thời gian tới.

Tăng thu nhập từ chuối cau hương

Mô hình trồng chuối cau hương được hội viên Chi hội Phụ nữ ấp Tân Hiệp, xã Tân Ðức, huyện Ðầm Dơi, trồng thử nghiệm cách đây 1 năm, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Sản phẩm chuối có chất lượng ngon, dễ tiêu thụ. Hiện tại, lượng chuối thu hoạch không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường.