ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 7-10-24 05:47:42
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðể kinh tế tập thể khẳng định vị thế

Báo Cà Mau (CMO) LTS: Kinh tế tập thể (KTTT) là 1 trong 5 thành phần kinh tế trụ cột của đất nước, được Ðảng, Nhà nước xác định từ các nghị quyết Ðại hội Ðảng lần thứ IV đến nay. Ðặc biệt, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Ðảng lần thứ 5 (khoá IX), lần đầu tiên có nghị quyết chuyên đề về KTTT (Nghị quyết số 13/NQ-TW ngày 18/3/2002), với mục tiêu đưa KTTT thoát khỏi những yếu kém, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng ngày càng lớn hơn trong GDP nền kinh tế. Mặc dù Ðảng và Nhà nước đã tạo nhiều cơ chế, chính sách đầy đủ và toàn diện cho khu vực KTTT, nòng cốt là tổ hợp tác (THT) và hợp tác xã (HTX) nhưng khu vực này vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn.

Bài 1: Những bước đi chậm chạp       

Trong nhiều thập kỷ qua, KTTT, nòng cốt là các HTX, THT đang từng bước khẳng định vai trò kết nối tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp, giúp người nông dân nâng cao thu nhập, trở thành trụ đối xứng với các thành phần kinh tế quan trọng của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả quan trọng bước đầu đạt được, việc phát triển KTTT chưa thoát khỏi những yếu kém kéo dài, việc khắc phục những hạn chế, yếu kém của khu vực KTTT còn chậm chạp.

Mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa cho thu nhập cao của HTX Dịch vụ sản xuất lúa - tôm Trí Lực, huyện Thới Bình.

Nhận diện những tồn tại, yếu kém

"Ngay sau khi Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khoá IX ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT, Tỉnh uỷ Cà Mau đã ban hành Chương trình hành động số 21-CTr/TU để thực hiện nghị quyết; cụ thể hoá nhiệm vụ thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX về KTTT, Ban Cán sự Ðảng UBND tỉnh xây dựng Ðề án số 01/ÐA-UB về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT trong tỉnh. Các cấp uỷ đảng tiến hành xây dựng chương trình, kế hoạch và đề án để thực hiện; tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt các cấp để triển khai thực hiện nghị quyết và chương trình hành động của Tỉnh uỷ; tổ chức học tập, quán triệt cho tổ chức cơ sở đảng, đảng viên, các đoàn thể và Nhân dân", ông Trần Quốc Hương, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ, thông tin.

 Ở thời điểm đó, KTTT hầu như chưa phát triển, vẫn còn hình thức tổ chức sản xuất cũ. Số lượng HTX thành lập mới không nhiều, nhưng số lượng HTX giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động không ít, do hoạt động kém hiệu quả. Hoạt động chủ yếu hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, áp dụng khoa học - kỹ thuật, thông tin và tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ các tổ viên về vốn, giống cây trồng, vật nuôi, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và tăng thu nhập cho các tổ viên.

Các HTX nhanh nhạy thích ứng với thị trường, sản xuất sản phẩm sạch, đáp ứng nhu cầu thị trường. (Trong ảnh: Gạo sạch ấp Ông Muộn, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau). Ảnh: HOÀNG VŨ

Hạn chế, khó khăn của THT, HTX ở thời điểm này là hoạt động với quy mô nhỏ lẻ, cơ chế quản lý lỏng lẻo, quản lý theo kinh nghiệm, chưa qua đào tạo chuyên môn, THT, HTX chưa có tư cách pháp nhân nên khó khăn về giao dịch kinh tế, kêu gọi đầu tư và vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh.

Chính sách chồng chéo, bất cập

Ông Trần Quốc Hương cho biết thêm: “Ðối với tỉnh Cà Mau, về quản lý Nhà nước lĩnh vực KTTT, HTX là Sở Kế hoạch và Ðầu tư; cấp huyện, thành phố là Phòng Tài chính - Kế hoạch; đối với Sở NN&PTNT, Phòng NN&PTNT các huyện, thành phố là đơn vị chỉ quản lý chuyên ngành đối với HTX thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Riêng Liên minh HTX tỉnh chưa được giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực này, mà chỉ thực hiện nhiệm vụ theo Ðiều 58, Luật HTX 2012 và Ðiều lệ Liên minh HTX tỉnh, được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt”.

Mặt khác, chính sách hỗ trợ phát triển KTTT, HTX đã có nhưng chưa đồng bộ, chưa đủ nguồn lực để triển khai, hỗ trợ các HTX. Trước năm 2013, mỗi năm ngân sách tỉnh hỗ trợ thành lập mới HTX khoảng 100 triệu đồng, hỗ trợ bình quân 5 triệu đồng/HTX. Từ năm 2014-2017, tỉnh không thực hiện chính sách này (do Thông tư số 66/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 88/2005 hết hiệu lực). Ðến khi Thông tư 340/2016 của Bộ Tài chính được ban hành, việc hỗ trợ thành lập mới được tiếp tục thực hiện và hàng năm tỉnh cấp bình quân khoảng 200 triệu đồng để hỗ trợ các HTX thành lập mới, bình quân mức hỗ trợ 7 triệu đồng/HTX. Giai đoạn 2013-2021 đã hỗ trợ thành lập mới 159 HTX, với tổng số tiền 914 triệu đồng.

Ðặc biệt, công tác quản lý Nhà nước hỗ trợ phát triển HTX chưa tập trung đầu mối, còn chồng chéo tại nhiều ngành, đơn vị; người phụ trách phát triển KTTT, HTX thay đổi liên tục và còn phân công kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ nên chưa thật sự tâm huyết trong thực hiện nhiệm vụ về KTTT, HTX.

Mặt khác, do yêu cầu đạt các tiêu chí để về đích nông thôn mới, nhiều HTX được thành lập mới, tuy nhiên thiếu sự quan tâm hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương nên chỉ hoạt động trong một thời gian đầu thì có dấu hiệu chựng lại, không phát triển, khó đạt các tiêu chí nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Một số nơi sự vào cuộc của cấp uỷ đảng một số địa phương chưa sâu sát, vai trò quản lý Nhà nước đối với KTTT, HTX của chính quyền các cấp thể hiện chưa rõ; một số sở, ban, ngành chức năng liên quan chưa thường xuyên quan tâm đến HTX, thậm chí còn buông lỏng.

Trên thực tế, vẫn còn nhiều THT, HTX trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn trong tổ chức hoạt động, còn thụ động trong việc tổ chức thực hiện các dịch vụ, thiếu liên kết, trình độ và năng lực quản lý yếu kém, vốn hoạt động thấp, công nghệ, phương tiện và trang thiết bị phục vụ hoạt động, sản xuất kinh doanh chưa được đầu tư đổi mới, sản phẩm hàng hoá kém sức cạnh tranh, chưa đáp ứng được các quy định của Luật HTX năm 2012.

Do đó, việc nhìn nhận rõ bất cập, hạn chế cũng như dự báo đúng xu hướng phát triển, tìm ra được những giải pháp tháo gỡ kịp thời sẽ trở thành chìa khoá giúp mở rộng cánh cửa hội nhập, hỗ trợ khu vực KTTT, HTX song hành phát triển bền vững cùng các thành phần quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.


Trong 258 HTX đang hoạt động toàn tỉnh, có đến 78 HTX hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp bị tác động mạnh bởi dịch Covid-19. Hầu hết HTX vận tải, thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp... chịu tác động tiêu cực, không kịp thay đổi và khó điều chỉnh phương thức tổ chức hoạt động. Do dịch Covid-19 bùng phát mạnh, kéo dài, HTX phải thu hẹp sản xuất hoặc tạm dừng hoạt động sản xuất, kinh doanh, hàng hoá tồn đọng nhiều, chi phí bảo quản, lưu kho bãi tăng, doanh thu giảm sút. HTX xây dựng, vận tải giảm sản lượng; doanh thu giảm; khó khăn về chi phí trả lương lao động, cạnh tranh từ thị trường, khó khăn trong chuyển đổi kênh bán hàng trực tuyến, liên kết tiêu thụ sản phẩm.


 

Trung Ðỉnh

BÀI 2: LÀN GIÓ TỪ HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI

 

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc - Chính sách có, khó khâu nào?

Ðào tạo nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn, lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) để thoát nghèo, cải thiện toàn diện cuộc sống gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS là chủ trương, chính sách ưu việt, nhân văn của Ðảng, Nhà nước, được triển khai thực hiện bằng nhiều nguồn lực, đa dạng các hình thức hỗ trợ.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc” - Bài cuối: Ðúng quy định, sát thực tiễn

Công tác cán bộ là công việc hệ trọng của Ðảng ta, nhưng cũng là khâu khó, cần phải được tiến hành đúng mục đích, yêu cầu, nguyên tắc; trong tổ chức thực hiện đảm bảo quy trình chặt chẽ, dân chủ, công khai, minh bạch. Ðồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh, khẳng định: “Ðối tượng, chức danh bố trí trong điều động, luân chuyển tại Cà Mau đảm bảo đúng Quy định số 65-QÐ/TW”.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc” - Bài 2: Khoá đào tạo đặc biệt

Quy định của Ðảng về thời gian luân chuyển, điều động cán bộ từ 3 năm trở lên. Ðây được coi là khoá đào tạo cán bộ đặc biệt, là môi trường “luyện vàng, giũa ngọc”, để lựa chọn những người đủ đức, đủ tài, ngang tầm với nhiệm vụ được giao phó. Bởi khi tiếp cận thực tiễn, sâu sát với đời sống Nhân dân, mỗi cán bộ sẽ tích luỹ, bồi tụ cho bản thân rất nhiều điều bổ ích; những bài học kinh nghiệm thiết thân, quý giá. Từ đó mang lại những giá trị cống hiến thực chất, thực sự cho Ðảng, cho Nhân dân.

Ðiều động, luân chuyển cán bộ - “Luyện vàng, giũa ngọc”

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ then chốt, trọng yếu, thường xuyên, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Ðảng; tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Trong đó, xây dựng Ðảng về tổ chức, đặc biệt là công tác cán bộ, được Ðảng ta xác định là vấn đề “then chốt của then chốt”.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.