Hai tác giả, một nam, một nữ với hai phong cách khác nhau. Một người viết văn bằng chính những trải nghiệm của mình, với những hoài niệm, tin yêu, lựa chọn về những dấu mốc trong cuộc đời mình; một người trăn trở, hoài nghi, có khi phải bứt ra những quẩn quanh thường nhật để tìm câu trả lời cho chính mình. Nhưng rồi họ gặp nhau ở một điểm: cùng tin rằng “Chúng ta rồi sẽ ổn thôi”, thế nên họ - tác giả Gào và Minh Nhật, đã chuyển những nỗi niềm của mình vào những trang viết đầy vơi theo xúc cảm của mình.
Hai tác giả, một nam, một nữ với hai phong cách khác nhau. Một người viết văn bằng chính những trải nghiệm của mình, với những hoài niệm, tin yêu, lựa chọn về những dấu mốc trong cuộc đời mình; một người trăn trở, hoài nghi, có khi phải bứt ra những quẩn quanh thường nhật để tìm câu trả lời cho chính mình. Nhưng rồi họ gặp nhau ở một điểm: cùng tin rằng “Chúng ta rồi sẽ ổn thôi”, thế nên họ - tác giả Gào và Minh Nhật, đã chuyển những nỗi niềm của mình vào những trang viết đầy vơi theo xúc cảm của mình.
Những ai từng đọc qua những tác phẩm trước của tác giả Gào và Minh Nhật hẳn sẽ nhận ra văn phong của hai tác giả theo thời gian đã “đằm” lại rất nhiều. Với Gào - từ một cô gái làm điệu với “son môi” nay trở thành một người mẹ đã tạo nên một bước chuyển… “lùi” - lùi xa khỏi những nổi loạn, ngông nghênh của tuổi trẻ từng được thể hiện qua những tác phẩm trước như Nhật ký son môi, Cho em gần anh thêm chút nữa, Làm mẹ. Gào tập trung trang viết của mình vào những mối quan hệ trong gia đình, vào những được - mất khi làm vợ, làm mẹ “vẫn còn đó những hy sinh rất nhiều, như tôi bây giờ, hy sinh một số thứ, để thấy mình hạnh phúc hơn. Hy sinh tham vọng tưởng chừng như to lớn, để an yên với cuộc đời nhỏ bé nằm chặt trong vòng tay yêu thương của gia đình mình cùng chồng con vun đắp. Chẳng phải đặt trong một số hoàn cảnh “hy sinh là sự trao đổi tuyệt vời, không chút sân si, tỵ hiềm, hơn thiệt” đó sao?” (Hy sinh).
![]() |
Nói là nói vậy, nhưng có những bất trắc trong hôn nhân khiến sự “hy sinh” của người phụ nữ không còn là những hơn - thiệt, mà đó là điểm tựa, là nơi họ có thể nương náu tâm hồn mình sau những dông bão: đứa con. “Mỗi lần nghĩ về anh, chị lại thấy tim mình đau nhói. Không có chị thì anh đã có người khác. Không có anh, thì cô gái đó cũng có người khác. Còn chị giờ đây, chỉ biết nghĩ duy nhất một điều: con của mình” (Bong bóng xà phòng).
Với bước đệm là những tác phẩm được xuất bản trước đó: Nơi những cơn gió dừng chân, Những quân cờ domino, Những đêm không ngủ, tác giả Minh Nhật đã làm mình già dặn hơn với những ưu tư từ cuộc sống. Cũng khó mà khác hơn được bởi thời gian, khi được thấy, được nghe, được cảm và cả những bài học thực tiễn cay đắng lẫn ngọt ngào từ chính cuộc sống, ai cũng phải trưởng thành và tìm ra hoặc buộc phải lựa chọn lối đi cho chính mình chứ không thể cứ “đi đâu loanh quanh với cuộc đời” được mãi. “Vòng quay đó chưa từng dừng lại. Hãy cứ đi, rồi trở về sau những yêu thương sứt mẻ. Ðể rồi lại rời khỏi chốn ấm yên, khi đã hàn gắn trái tim đau. Thành phố này có thể có những người mà ta yêu, nhưng nào có những người yêu ta… Bởi nếu thế, họ đã cùng ta đi đến chân trời góc bể, làm gì có giới hạn cho những yêu thương” (Vì làm gì có giới hạn cho những yêu thương).
Mà, cuộc đời dẫu có thế nào thì hãy cứ giữ niềm hy vọng rằng: “Ðến một ngày, chúng ta sẽ cùng ngồi lại nơi nào đó, khi mỗi người đã có những khoảng trời riêng, nhìn nhau bình thản và nhận ra dù đã đi qua những khó khăn đến mấy, dù va vấp bao nhiêu lần, dù chuyện gì xảy ra. Thì, chúng ra rồi sẽ ổn thôi”./.
Bài và ảnh: Ngọc Lợi