ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 05:05:30
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðể tình yêu học trò giữ được sự hồn nhiên, trong sáng

Báo Cà Mau Đời sống tình cảm, tinh thần của tuổi vị thành niên vô cùng phong phú, đa dạng. Ðiều này thể hiện rõ nhất ở tình bạn, tình yêu, nhu cầu giao tiếp, thụ hưởng đời sống văn hoá tinh thần. Do đó, sự phát triển của tình cảm, tình yêu tuổi học trò có ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách của các em sau này.

Đời sống tình cảm, tinh thần của tuổi vị thành niên vô cùng phong phú, đa dạng. Ðiều này thể hiện rõ nhất ở tình bạn, tình yêu, nhu cầu giao tiếp, thụ hưởng đời sống văn hoá tinh thần. Do đó, sự phát triển của tình cảm, tình yêu tuổi học trò có ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách của các em sau này.

Tình yêu học trò và những tác động

Từ góc độ tâm lý lứa tuổi vị thành niên, chúng tôi tìm hiểu những tác động của tình yêu học trò ở trường THPT đối với sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh, bằng cách tiến hành điều tra thăm dò qua bảng hỏi đối với học sinh Trường THPT Thới Bình. Giả thiết nêu ra: Theo bạn, đang đi học mà yêu đương sẽ như thế nào? Khi có người yêu, bạn sẽ làm gì để “ghi điểm” trong mắt người yêu? Nếu tình yêu tan vỡ, không được chấp nhận, bạn sẽ làm gì?...

Đẩy mạnh các hoạt động tư vấn trong nhà trường giúp học sinh định hướng cho tương lai. (Trong ảnh: Học sinh Trường THPT Thới Bình tham gia ngoại khoá sức khoẻ sinh sản vị thành niên).

Với câu hỏi "Theo bạn, đang đi học mà yêu đương sẽ như thế nào?", có 25,3% học sinh trả lời học tập sẽ sút kém; 39,4% cho rằng sẽ giúp nhau học tốt; 31% học sinh đưa ra những ý kiến khác của bản thân, tập trung vào nội dung: còn tuỳ thuộc vào mỗi người, như ý thức, mức độ bền vững của tình yêu, sự nỗ lực của bản thân, lực học...

Ðối với câu hỏi "Khi có người yêu, bạn sẽ làm gì để “ghi điểm” trong mắt người yêu?", có đến 64,6% học sinh cho rằng sẽ từ bỏ những thói xấu; nỗ lực học tập; luôn quan tâm, giúp đỡ người yêu cùng tiến bộ. Rõ ràng, tình yêu học trò ở trường THPT vừa có tác động tích cực và tiêu cực.

Bạn Nguyễn Bá Thành, lớp 11C4, cho rằng: "Những tình cảm riêng tư, những khúc mắc trong học tập, cuộc sống, hay những dự định, ước mơ về tương lai của mình có người đồng cảm, thấu hiểu và luôn chia sẻ, đặc biệt là nỗi buồn, bạn sẽ thấy thoải mái hơn, đôi khi “người ấy” có những lời khuyên bổ ích, lời động viên, an ủi, quan tâm, giúp đỡ mình vươn lên, đó sẽ động lực rất lớn để mình hoàn thiện bản thân, không muốn “người ấy” thất vọng".

Theo thầy Trịnh Văn Lức, giáo viên Trường THPT Lê Công Nhân, tình yêu tuổi học trò giúp bồi đắp đời sống tâm hồn học sinh thêm phong phú. Các em biết quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ nhau; biết đồng cảm, động viên nhau vươn lên trong học tập, cuộc sống; biết trân trọng giá trị cuộc sống, giá trị của tình yêu, giá trị nhân cách... Từ ánh mắt, nụ cười, sự quan tâm chăm sóc, chia sẻ, an ủi, động viên của người bạn khác giới cho các em niềm tin, ước mơ, khát vọng, lý tưởng tốt đẹp trong cuộc sống hiện tại và tương lai.

Rồi những kỷ niệm chờ nhau giờ tan học, cùng sánh bước mỗi buổi đến trường, những buổi học bài bên hàng cây bóng mát sân trường; những tin nhắn hỏi thăm, động viên và cả những lúc giận hờn vu vơ; những lúc bên nhau trầm lắng, không ai bảo ai cả hai đều im lặng để cùng nhau trò chuyện trong suy nghĩ; cả những dự định, ước mơ lãng mạn bay bổng về cuộc sống viên mãn trong tương lai... tất cả sẽ là những kỷ niệm ngọt ngào, đọng mãi trong tâm trí mỗi con người. Ðể rồi sau này, trên bước đường đời, dù mối tình đầu kết thúc “không có hậu”, nhưng những kỷ niệm đó sẽ giúp mỗi người biết vươn lên, sống đúng với chuẩn mực đạo đức, đạo nghĩa ở đời...

Cô Lê Minh Huệ, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Thới Bình, cho rằng, khi học sinh có biểu hiện thích một người bạn khác giới, các em bắt đầu có suy nghĩ và hành động “chinh phục” trái tim của người ấy. Ðể làm được điều này, buộc các em phải giao tiếp, nói năng; phải biết cách ứng xử sao cho phù hợp lòng “người ấy”... Tất cả những biểu hiện, việc làm đó sẽ là cơ sở, nền tảng lớn để hình thành, rèn luyện cho học sinh những kỹ năng sống cần thiết.

Tuy nhiên, cũng theo cô Huệ, tình yêu học trò cũng có những tác động tiêu cực đến cuộc sống, học tập, đời sống tâm hồn học sinh. Mặc dù tình yêu học trò chỉ là những tình cảm đầu đời, không bền vững, chưa được “thử lửa” của cuộc sống nhưng ít nhiều để lại “vết thương lòng” trong học sinh. Nhiều em đã buồn chán, mất niềm tin vào cuộc sống, học tập, thậm chí có những em, khi “thất tình” đã sống buông thả, bị sa ngã vào các tệ nạn xã hội, hay có những hành động nông cạn, ảnh hưởng đến bản thân, gia đình và xã hội. Ðồng thời, khi yêu, các em dành quá nhiều thời gian cho nhau. Ðặc biệt, ngày nay, với sự phát triển của khoa học - công nghệ, điện thoại được sử dụng phổ biến, rộng rãi, khi yêu nhau, ngoài thời gian gặp gỡ ở trên lớp, những buổi hẹn hò sau giờ học, về nhà các em thường xuyên điện thoại, nhắn tin với nhau, không còn thời gian học bài, suốt ngày chỉ nghĩ, nhớ đến nhau.

Ðể tình yêu học trò giữ được sự trong sáng

Nhà giáo Ưu tú Hoàng Văn Sum, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Thới Bình, chia sẻ, để tình yêu ấy phát triển theo chiều hướng tốt, đòi hỏi sự định hướng của gia đình, nhà trường, xã hội và sự hiểu biết, nỗ lực từ chính bản thân các bạn học sinh. Cần trang bị thêm những kiến thức về tâm sinh lý lứa tuổi, kiến thức về tình dục để các bạn trẻ có cái nhìn đúng về tình yêu học trò, từ đó giữ gìn và trân trọng để tình yêu học trò trở thành những kỷ niệm đẹp không thể nào quên trong trái tim mỗi người.

Bên cạnh đó, cha mẹ phải nắm vững đặc điểm tâm lý giới tính, thực sự là nơi để các em chia sẻ, tâm sự những điều thầm kín. Nhà trường và xã hội cần thưởng xuyên tổ chức tuyên truyền, ngoại khoá chuyên đề…

Thầy Quách Thành Phương, Bí thư Ðoàn trường, cho rằng, tình yêu học trò xuất phát từ những rung cảm của trái tim là điều dễ hiểu. Nhưng để tình yêu ấy phát triển theo chiều hướng tốt, đòi hỏi sự định hướng của gia đình, nhà trường, xã hội và sự hiểu biết từ chính bản thân các bạn trẻ. Bên cạnh đó, cần trang bị thêm cho các bạn trẻ những kiến thức về tâm sinh lý, kiến thức về tình dục để có cái nhìn đúng về tình yêu học trò, từ đó giữ gìn và trân trọng để tình yêu học trò trở thành những kỷ niệm đẹp không thể nào quên trong trái tim mỗi người.

Như vậy, để tình yêu học trò giữ được sự trong sáng, hồn nhiên, phát huy được mặt tích cực, cần phải có sự chung tay phối hợp đồng bộ của gia đình, nhà trường và xã hội./.

Bài và ảnh: Mạnh Thắng

Ươm mầm mơ ước con trẻ

Chủ đề “Nghề nghiệp” là 1 trong 9 chủ đề thú vị được đưa vào chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được khám phá thế giới nghề nghiệp, hiểu hơn về đặc thù công việc, những vất vả cũng như giá trị mà mỗi nghề mang lại cho xã hội.

214 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học năm học 2024-2025

Sau gần một tháng diễn ra, Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học tỉnh Cà Mau, năm học 2024-2025 đã kết thúc thành công tốt đẹp.

Hơn 150 triệu đồng hỗ trợ Trường Tiểu học Hoà Mỹ 2

Sáng 11/4, tại Trường Tiểu học Hoà Mỹ 2, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước, báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp với chính quyền địa phương và nhà tài trợ tổ chức chương trình “Thắp sáng niềm tin - Vượt khó đến trường” nhằm trao tặng học bổng và trang thiết bị học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Sáng nay (11/4), Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau đã triệu tập hội nghị triển khai các văn bản liên quan và tập huấn phần mềm quản lý thi tốt nghiệp THPT năm 2025, tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau. 

416 học sinh đạt giải học sinh giỏi THCS cấp tỉnh

Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Cà Mau, Kỳ thi học sinh giỏi THCS cấp tỉnh năm học 2024-2025 có 416 em đạt giải ở 7 môn thi.

Giúp học sinh nhận thức đúng về giới tính

Ở lứa tuổi vị thành niên, các em còn hạn chế hiểu biết, kiến thức về giới tính cũng như chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Ðể giúp các em hình thành những quan điểm đúng đắn về sức khoẻ sinh sản và cung cấp thêm kiến thức để bảo vệ bản thân, giáo dục giới tính cho học sinh là điều hết sức cần thiết trong môi trường học đường.

Ðể con em đồng bào tiếp cận giáo dục

Ðể đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục cho con em đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), thời gian qua, tỉnh Cà Mau có nhiều giải pháp thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế. Trọng tâm là tuyên truyền vùng đồng bào dân tộc để người dân hiểu hơn về vai trò của giáo dục trong thời kỳ mới, từ đó thay đổi nhận thức, chủ động đưa con em đến với nền giáo dục chính quy, hiện đại, đúng độ tuổi.

Ưu tiên đầu tư nâng cấp Trường THCS - THPT Tân Bằng

Sáng 2/4, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân có chuyến khảo sát thực tế tại 2 trường THCS - THPT trên địa bàn huyện Thới Bình để đầu tư nâng cấp hướng đến đạt chuẩn quốc gia.

Thiết thực chính sách nội trú, miễn giảm học phí

Ðối với sinh viên vùng sâu, vùng xa như tỉnh Cà Mau, các chính sách ưu đãi của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục đã thể hiện tính nhân văn sâu sắc, giúp các em giảm bớt khó khăn về chi phí học hành, thêm điều kiện thực hiện ước mơ tri thức.

Giáo dục Cà Mau khẳng định vị thế

Kết quả đạt được trong phát triển giáo dục mũi nhọn của tỉnh thời gian qua khẳng định hướng đi đúng trong công tác tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo học sinh giỏi (HSG) - “hạt nhân” tương lai của tỉnh, đất nước. Ðó là cơ sở, nền móng vững chắc, góp phần xây dựng tỉnh Cà Mau phát triển nhanh và bền vững. “Với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài cho tỉnh, những năm qua, ngành giáo dục chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn. Qua đó, góp phần khẳng định vị thế trong sự nghiệp “trồng người””, Tiến sĩ Lê Hoàng Dự, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT), khẳng định.