ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 7-7-25 17:22:42
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đẹp mãi người lính biệt động

Báo Cà Mau (CMO) Ở cái xóm nửa chợ nửa quê này, ông già nuôi heo rừng mát tay, một năm bán vài trăm triệu đồng, bằng khen, giấy khen của hội nông dân, ông treo muốn đầy nhà. Dân xóm thấy ông già hay quanh quẩn trong vườn thanh long, cười với đàn heo rừng, thỏ rừng, vịt trời. Ông già nhìn rất giản dị, cái áo thun trắng ngả màu vàng, cái quần cộc vàng bạc màu. Ông đi trước, đàn vịt trời, đàn heo rừng con chạy theo sau vẫy đuôi ngoe nguẩy.

Ông ưa đặt thúng rau muống lên cái ghế cây cũ kỹ quen thuộc trên sân, mu tay, mu chân dầy những cục bướu chai như sần. Đàn vịt trời, đàn heo rừng con vây ông thành vòng tròn, ngước mỏ chờ đợi. Ông nhìn những đôi mắt trong veo như những viên bi của chúng và cười, một cái cười rất đỗi bình thường của ông nông dân. Nếu ai không biết ông, khó có thể hình dung đó là ông Út Lữ, Đội trưởng Đội Biệt động thị xã Cà Mau ngày nào.

Ông Út Lữ ngày ngày vẫn hăng say lao động và quan tâm giúp đỡ đồng đội.

Ông Út Lữ sinh năm 1947, người con của quê hương xã Hoà Thành, thị xã Cà Mau, nơi ngày xưa ban ngày là lính Sài Gòn, ban đêm là du kích. Ông tham gia vào Đội Biệt động thị xã Cà Mau từ đầu những năm của thập niên 60, làm giáo viên dạy tiếng Hoa của trường Dục Tài, nay là trường Tiểu học Nguyễn Tạo, Phường 2, TP. Cà Mau. Sau Chiến dịch Mậu Thân năm 1968, ông được tổ chức rút về căn cứ ở Đường Đào (xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình ngày nay), đảm nhận nhiệm vụ Đội trưởng Đội Biệt động thị xã Cà Mau.

Từ năm 1968-1975, Đội Biệt động thị xã Cà Mau đánh gần 100 trận, tiêu diệt hơn 300 tên địch, 1 máy bay, 10 tàu sắt, nhiều xe quân sự, 3 kho đạn, 3 kho xăng, 12 cơ quan đầu não của đối phương. Trong đó, có những chiến công đi vào lòng người như trận đánh của anh hùng Hồ Thị Kỷ đánh vào Ty Cảnh sát Cà Mau. Chiến công của Đội Biệt động thị xã Cà Mau được Hội đồng Nhà nước tặng thưởng 7 huân chương các loại, 15 bằng khen, 65 giấy khen, 78 giấy chứng nhận dũng sĩ quyết thắng, dũng sĩ diệt cơ giới; tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân cho nữ biệt động Nguyễn Thị Lòng, Liệt sĩ Hồ Thị Kỷ, Liệt sĩ Huỳnh Thị Kim Liên và Đội Biệt động thị xã Cà Mau.

Ông Út Lữ kể, Hoà Thành là xã ven của thị xã Cà Mau, nơi có xóm đạo. Đây là địa phận ở giữa hai vùng chiến sự, ban ngày thuộc về các đồn bót của giặc, ban đêm thuộc về du kích. Sống ở giữa hai vùng chiến sự như thế, dân chúng được chứng kiến nhiều tội ác càn quét, bắt bớ, bắn giết của tụi lính. Dân chúng có cảm tình với cách mạng, nhà nào cũng nuôi chứa du kích, ông đi theo cách mạng cũng từ lẽ đó.

Chiến tranh đi qua đã 42 năm, tóc của người thầy giáo trẻ dạy tiếng Hoa, đẹp trai ngày nào giờ đã trắng xoá, da nhăn nheo và đầy chấm đồi mồi như tấm bản đồ thời gian. Ông Út Lữ vui tính, hay cười, hiện sống ở Khóm 6, Phường 1, TP. Cà Mau. Ông trò chuyện với những cây thanh long, đàn vịt trời, đàn heo rừng như những người bạn thân tình.

Nhiều bạn trẻ hôm nay không hình dung chiến tranh đi qua như thế nào, họ nghe chuyện chiến tranh như chuyện cổ tích, chiến tranh dần đi vào quên lãng, mọi thứ xoá nhoà theo thời gian. Mọi người rồi cũng muốn vậy, khép lại quá khứ, hướng tới tương lai, nhưng với ông, 42 năm đi qua, hay 100 năm đi qua, mọi thứ vẫn như mới ngày hôm qua vậy.

Nhiều lúc một mình, bên tấm bảng tưởng nhớ đồng đội hay dưới chân đài liệt sĩ, ông không quên những ánh mắt, những khát khao của đồng đội được một lần nhìn ngày đất nước toàn thắng. Đó cũng là lý do, hơn 12 năm nay, cứ đến ngày 30/4, chứ không phải ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7, ông lại làm mâm cơm cúng đồng đội và họp mặt đồng đội.

Tôi uống trà với ông bên chiếc bàn tròn, cạnh bên cái bảng tưởng nhớ đồng đội. Ông nói với tôi, gần 100 người được ông ghi trong đó, có cả người Kinh, người Hoa, người Khmer, tất cả họ đều là anh em một nhà. Ông yên lặng một hồi và nói tiếp, mỗi lần tổ chức mâm cơm cúng đồng đội, anh em hùn vô người một ít tiền, tuỳ khả năng.

Những năm đầu tổ chức họp mặt, không được bao nhiêu người, thấy buồn lắm. Ông đi tìm hiểu nguyên nhân thì mới vỡ lẽ, mọi người đều muốn đến, nhưng do còn khó khăn nên họ ngại. Ông nghe mà vừa giận, vừa thương, không cầm được nước mắt. Ông phải nói lý lẽ với họ, các anh là những người cần phải đến, đồng đội không bỏ nhau, đồng đội cần phải biết để san sẻ.

Từ đó, những lần tổ chức mâm cơm cúng đồng đội, họp mặt đồng đội đầy đủ và ngày càng ấm áp hơn. Những đồng đội năm xưa của Đội Biệt động thị xã Cà Mau, Tiểu đoàn K8 Cà Mau có điều kiện gặp gỡ, giúp đỡ nhau, người khó khăn giảm dần.

Ông Út nói, đàn heo rừng của ông coi vậy chứ không vừa, ông kiếm chơi chơi một năm cũng bạc trăm triệu. Nhờ đó, ông có điều kiện giúp nhiều đồng đội khó khăn nuôi heo rừng, chẳng những khá lên mà còn giàu nữa.
Nói đến đây ông cười. Nụ cười thật đẹp trên môi người lính…

Ái Như

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc - Bài cuối: Dệt nghĩa tình nơi vùng biên

Thắt chặt tình quân - dân, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau tích cực tham gia xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở các địa bàn biên giới biển, đảo, thường xuyên thực hiện các hoạt động nghĩa tình, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bà con. Ðiều này góp phần củng cố sức mạnh đại đoàn kết, tạo nên thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc, phát huy sức mạnh tổng hợp để bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc - Bài 2: Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng

Là lực lượng chủ công trên mặt trận phòng chống các loại tội phạm trên biển, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau ngày đêm tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi xâm phạm chủ quyền, vi phạm pháp luật. Những chiến công liên tiếp trong việc triệt phá các chuyên án, bắt giữ tội phạm đã góp phần giữ vững an ninh trật tự, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế biển.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc

Năm 2025 là năm đặc biệt đối với Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau khi đánh dấu 50 năm xây dựng, chiến đấu và không ngừng lớn mạnh, trở thành “lá chắn thép” nơi cực Nam Tổ quốc, đảm bảo sự bình yên và vững chắc cho vùng biển, đảo quê hương. Cán bộ, chiến sĩ BÐBP còn là những người bạn, người thân của Nhân dân, cùng chung tay xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh, góp phần tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của Bộ đội Cụ Hồ.

Lớn lên từ những chuyến đi

Trong suốt chặng đường theo nghề báo hơn 25 năm, có những lúc áp lực, tưởng chừng sẽ phải dừng lại. Song, khi nhìn lại, tôi thầm cảm ơn và tự hào với những gì mà nghề đã mang lại cho tôi, đó là những chuyến đi, khám phá những vùng đất mới, xa xôi, đặc biệt là những chuyến đi biển, đảo. Chính những hành trình ấy đã tiếp thêm sức mạnh, tình yêu quê hương, đất nước, bùng thêm ngọn lửa nghề trong tim tôi.

Khi ý Ðảng gặp sức dân - Bài cuối: Nâng cao hiệu quả quản trị cộng đồng

Bức tranh toàn cảnh về sự hình thành và những thành công bước đầu của mô hình tổ Nhân dân tự quản (NDTQ) tại Cà Mau, cho thấy một thiết chế đầy tiềm năng trong việc kết nối ý Ðảng với sức mạnh cộng đồng. Tuy nhiên, hành trình xây dựng và phát triển mô hình này không tránh khỏi những “gập ghềnh”, những “nút thắt” cần được tháo gỡ.

Viết báo tết trong chiến khu

Buổi sáng cuối đông năm 1973, bầu trời se lạnh. Chúng tôi ngồi viết báo Tết trong khu vườn dừa của chú Sáu Lân ở ấp Lý Ấn, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.

Khi phóng viên địa bàn đồng hành cùng địa phương

Từ thời Báo Minh Hải, phóng viên đã được Toà soạn phân công phụ trách địa bàn để cùng ăn, cùng ở, cùng làm với cơ sở, với bà con, nắm bắt thật sát tình hình địa phương, thực hiện các tin, bài nóng hổi tính thời sự, góp phần và đồng hành cùng với sự ổn định, phát triển của địa bàn phụ trách.

Khi ý Ðảng gặp sức dân

Trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa “của dân, do dân, vì dân”, ở Cà Mau, một mô hình tổ chức xã hội đặc biệt đang âm thầm bén rễ và lan toả sức sống: Tổ Nhân dân tự quản (NDTQ). Thoạt nghe, cụm từ này có vẻ khô khan, mang nặng tính hành chính, nhưng khi đặt chân đến những xóm, ấp nơi mô hình này đang hoạt động, người ta mới cảm nhận được hơi thở của sự tự nguyện, tinh thần đoàn kết và khát vọng làm chủ cuộc sống cộng đồng. Ðây không chỉ là hình thức tập hợp người dân theo địa bàn cư trú, mà sâu xa hơn, nó đang dần khẳng định vai trò như một cầu nối sống động, nơi ý Ðảng được truyền tải một cách gần gũi nhất, hoà quyện với nhu cầu và sức mạnh nội tại của Nhân dân.

Với nghề, tôi thấy mình như vừa chập chững tập đi...

Tôi bắt đầu công việc viết lách từ rất sớm, như các bạn tuổi mới lớn khác, tập tành sáng tác thơ và tản văn. Ở những năm học cấp III, tôi chi tiêu cho mua dụng cụ học tập, hàng quà hay những thứ lặt vặt khác, từ chính nguồn nhuận bút viết lách.

Thức cùng sóng biển

Hầu như năm nào cũng vậy, khi những làn gió chướng đầu tiên lao xao trên cành lá là cái rạo rực về những bài báo xuân cứ thôi thúc trong mỗi chúng tôi.