ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 12:42:18
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðiểm nghẽn du lịch Ðất Mũi: Bài 1: Có đường nhưng chưa... thông

Báo Cà Mau Ðất Mũi từ lâu đã trở thành điểm đến được hầu hết du khách lựa chọn khi về Cà Mau. Ðặc biệt, đường Hồ Chí Minh đưa vào khai thác, nối liền huyết mạch đường bộ từ Cao Bằng tới Mũi Cà Mau đã khiến lượng người đến Ðất Mũi tăng vọt. Tuy nhiên, việc định hình và phát triển du lịch Ðất Mũi vẫn đang tồn tại những khó khăn, bất cập, cần có biện pháp tháo gỡ để Ðất Mũi thực sự vươn tầm, trở thành “miền đất gọi” với bạn bè cả trong và ngoài nước.

LTS: Ðất Mũi từ lâu đã trở thành điểm đến được hầu hết du khách lựa chọn khi về Cà Mau. Ðặc biệt, đường Hồ Chí Minh đưa vào khai thác, nối liền huyết mạch đường bộ từ Cao Bằng tới Mũi Cà Mau đã khiến lượng người đến Ðất Mũi tăng vọt. Tuy nhiên, việc định hình và phát triển du lịch Ðất Mũi vẫn đang tồn tại những khó khăn, bất cập, cần có biện pháp tháo gỡ để Ðất Mũi thực sự vươn tầm, trở thành “miền đất gọi” với bạn bè cả trong và ngoài nước.

Ngày trước, muốn đến Ðất Mũi, du khách chỉ có một con đường duy nhất là đường thuỷ: đi bằng cao tốc hoặc vỏ lãi bao. Nhiều người ngại sông nước nên tới Cà Mau rồi vẫn ngậm ngùi vì không thể đặt chân đến chóp đất địa đầu cực Nam Tổ quốc. Rồi đường Hồ Chí Minh thông xe, huyết mạch giao thông trên bộ nhanh chóng đón dòng người xuôi ngược về miền đất rừng lấn biển.

Chỉ 6 tháng đầu năm, Khu du lịch Ðất Mũi đã đón trên 62.000 lượt khách.  Ảnh: THANH QUANG

Tưởng đâu Ðất Mũi nhanh chóng vươn mình trở thành khu du lịch tầm cỡ, nhưng mọi việc lại không suôn sẻ như vậy. Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển Lý Hoàng Tiến cho biết: “Ðúng là đường Hồ Chí Minh đã thông rồi, nhưng từ cầu Rạch Tàu đi qua trung tâm xã Ðất Mũi để tới khu du lịch vẫn khó khăn lắm”.

Chuyện có đường nhưng chưa... thông khiến không ít du khách về Ðất Mũi bằng xe ô-tô phải dở khóc, dở cười.

Kẹt xe ở ngay trung tâm xã

Từ TP Cà Mau về tới Ðất Mũi độ chừng 110 cây số. Ðiều trớ trêu là điểm kẹt xe duy nhất nằm ở trung tâm xã Ðất Mũi, ở phía ngoài đường dẫn vào cầu Rạch Tàu có biển báo: “Cấm xe trên 16 chỗ ngồi”. Lộ ở khu vực trung tâm xã chỉ vừa đủ lọt lòng một xe ô-tô, nếu có xe đi ngược chiều thì chắc chắn là kẹt xe.

Ông Lý Hoàng Tiến, từng làm Bí thư xã Ðất Mũi, chia sẻ: “Ðường ở đây quy hoạch phục vụ cho điều kiện đi lại tối thiểu của bà con khi chưa có đường Hồ Chí Minh nối về, nên việc trở thành điểm tắc nghẽn khi lượng ô-tô đổ về nhiều là khó tránh khỏi”.

Theo lời ông Tiến, việc lấn chiếm lộ giao thông cũng là nguyên nhân dẫn đến việc xe cộ rất khó lưu thông. Về vấn đề này, ông Tiến cung cấp thêm thông tin: “Thời gian qua địa phương rất khó giải quyết dứt điểm tình trạng này, với cương vị là Chủ tịch UBND huyện, tôi sẽ quyết liệt chỉ đạo chấn chỉnh”.

Vấn đề giao thông nối về Khu Du lịch Ðất Mũi còn vướng ngay ở cửa ngõ từ Khai Long về Ðất Mũi. Chủ tịch UBND xã Ðất Mũi Võ Công Trường đề xuất: “Tuyến Khai Long - Ðất Mũi còn 2 đoạn hơn 1 cây số do Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch làm chủ đầu tư đến nay chưa hoàn thành và một số cống thường xuyên sụp lún, gây khó khăn cho việc đi lại của người dân và của khách tham quan, cần sửa chữa sớm”.

Chưa dừng lại ở đó, 5 hộ dân làm du lịch cộng đồng tại ấp Cồn Mũi, xã Ðất Mũi cũng bị cô lập vì tuyến lộ Lạch Vàm - Cồn Mũi đã xuống cấp nghiêm trọng.

Ông Nguyễn Văn Nhuần (Tư Nhuần), người tiên phong trong mô hình du lịch này, trăn trở: “Thực tế thì có lộ đal về tới khu 5 hộ này nhưng nhỏ và chạy khó lắm, nên khách vô đây phải đi bằng đường sông. Hổm rày có lộ lớn về rồi, người ta đi xe hơi, cũng vì vậy mà ít khách tới hơn. Chủ yếu là khách quen từ trước, người ta đặt ăn theo đoàn”.

Việc đầu tư nâng cấp tuyến lộ này xem ra cũng bức xúc, nhất là sắp có 5 hộ mới sẽ tham gia mô hình du lịch cộng đồng trong năm 2016 này.

Theo quy hoạch chung, Ðất Mũi sẽ hình thành 1 bến xe tuyến cố định và 1 bãi đỗ xe khách. Dự tính ban đầu sẽ xây dựng bến xe khách ở bên này cầu Rạch Tàu, diện tích khoảng 5.000 m2. Trong Khu du lịch Ðất Mũi sẽ bố trí bãi đậu xe khách tham quan.

Với tính toán này, ông Lý Hoàng Tiến băn khoăn: “Khu vực dự định làm bến xe khách thuộc quản lý Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau sẽ khó thực hiện, vì đây là khu vực rừng rất xung yếu. Trong khi đó, Ðất Mũi đã quy hoạch 10 ha ngay sau trụ sở UBND xã để làm việc này. Việc quy hoạch bãi đỗ xe ngay trong khu du lịch cũng chưa thật hợp lý”.

Gỡ nút thắt giao thông

Trước những khó khăn về hạ tầng giao thông của Khu Du lịch Ðất Mũi, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải cho rằng: “Sẽ rất khó thu hút du khách nếu để tình trạng giao thông ách tắc như thế này. Phải giải quyết cho được đường ra vào thuận lợi để phục vụ dân sinh và phát triển du lịch”.

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải đã trực tiếp khảo sát thực tế và lắng nghe ý kiến của các sở, ngành liên quan về vấn đề này. Ðáng chú ý là phát biểu của Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Cà Mau Lê Thành Huấn: “Nên bố trí một đường vào, một đường ra để tận dụng hạ tầng đang có, giảm chi phí. Nâng cấp cầu Rạch Tàu và xây dựng bến xe trung tâm trên quỹ đất mà xã Ðất Mũi đã quy hoạch”.

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải cũng giao thời gian cụ thể để tháo gỡ nút thắt giao thông tại xã Ðất Mũi bằng chỉ đạo quyết liệt: “Trong 2 tháng, phải giải quyết việc ách tắc giao thông. Không để hạn chế về giao thông làm ảnh hưởng đến hình ảnh của Khu Du lịch Ðất Mũi”.

Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã đồng ý phương án xây dựng bến xe trung tâm như đề xuất của huyện Ngọc Hiển, tránh tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái.

Một khó khăn khác của giao thông đường bộ về Ðất Mũi đó là đường Hồ Chí Minh vẫn đang trong quá trình hình thành. Dự án lộ cấp VI đồng bằng chạy dọc sông Cửa Lớn cũng chưa hoàn thiện. Và như thế, các cửa ngõ chính vào Khu du lịch Ðất Mũi vẫn chưa thể thông suốt để đón khách tham quan.

Thông tin từ ông Nguyễn Văn Nhuần, còn một tuyến giao thông khác nối Cồn Mũi với Khu du lịch Ðất Mũi đang được tính toán xây dựng. Ông Nhuần cho biết: “Từ khu Mũi vào đây khoảng 1 cây số, nếu có tuyến lộ ô-tô chạy được thì bà con làm du lịch cộng đồng sẽ hưởng lợi rất nhiều. Tuyến đầu tư này nếu kết nối được với việc nâng cấp trục Cồn Mũi - Lạch Vàm sẽ là những huyết mạch giao thông chính để thu hút khách”.

Lộ ở khu vực trung tâm xã chỉ vừa 1 xe ô-tô, đường sẽ kẹt nếu có xe ngược chiều.  Ảnh: THANH DŨNG

Dự tính thì nhiều, nhưng về Ðất Mũi thời điểm hiện tại, khách đi ô-tô sẽ không tránh khỏi những phiền hà khi xuyên qua khu trung tâm xã Ðất Mũi. Hạn chế này ai cũng nhìn thấy nhưng vẫn phải chờ để tháo gỡ.

Một điều đáng chú ý là nhiều khách tham quan vẫn lựa chọn tuyến đường thuỷ để xuôi về miền đất thiêng của Tổ quốc. Sông nước vẫn là một đặc trưng độc đáo, một trải nghiệm khó quên với mọi người khi đến Cà Mau. Hơn nữa, một số du khách còn cho rằng, việc đi về Mũi bằng cao tốc hoặc vỏ lãi còn thuận tiện hơn hẳn đường bộ.

Chị Phan Bảo Trân, du khách Long An, chia sẻ: “Nghe bạn bè nói đi ô-tô thì đường vô nhỏ, hơi bất tiện nên nhóm tôi quyết định bao cao tốc về đây. Cảm giác xé nước, xuyên qua rừng đước thú vị lắm”.

Hạ tầng giao thông chạy sau tốc độ phát triển du lịch, trở thành điểm nghẽn cho sự phát triển của Ðất Mũi. Ý kiến của người dân, của địa phương và những phiền hà của du khách là chính đáng. Mong rằng những dự tính, những lời hứa sớm thành hiện thực để không còn cảnh có đường mà vẫn chưa thông./.

Tổng số khách 6 tháng đầu năm đến với Khu du lịch Ðất Mũi ước trên 62.000 lượt. Riêng dịp lễ 30/4 và 1/5 khoảng 8.700 khách. Tuy nhiên, lượt khách quốc tế chỉ khoảng 160 lượt.

Theo phản ánh của nhiều đoàn khách, do lộ xuyên qua khu vực trung tâm xã quá nhỏ, việc xe ô-tô vượt xe mô-tô đã rất khó khăn, nếu 2 xe ô-tô vượt nhau ở những đoạn quá hẹp thì sẽ gây ra tình trạng ách tắc giao thông. Tình trạng này ảnh hưởng tới việc đi lại, sinh hoạt của người dân, khách du lịch cũng hết sức phiền hà.

Tính đến thời điểm phóng viên Báo Cà Mau thực hiện loạt bài viết, tình hình giao thông ở khu Ðất Mũi vẫn chưa được cải thiện. Việc nâng cấp và xây dựng đường ra, vô khu trung tâm xã vẫn chưa triển khai.

Phóng sự của Phạm Nguyên

Bài 2: Giàu tiềm năng, thiếu dịch vụ và sản phẩm du lịch

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài cuối: Chìa khoá mở rào

Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Ðối với 2 ngành hàng chủ lực là con tôm và con cua, càng phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo để tạo bước đột phá vượt qua khó khăn, tiến tới phát triển bền vững.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực - Bài 2: Vào chặng đường "địa hình"

Vài năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của tỉnh đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ðường đua trên thị trường của tôm, cua Cà Mau đang bước vào chặng “vượt địa hình” do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả của các quốc gia trong khu vực và quốc tế...

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thuỷ sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài cuối: Xứng đáng với vai trò, trọng trách

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HÐND 3 cấp tại Cà Mau đã trở thành quyết tâm, xu thế để đại biểu dân cử, cơ quan dân cử xứng đáng với vai trò, trọng trách được cử tri tin tưởng trao gởi. HÐND các cấp của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đang ra sức phụng sự, phấn đấu, cống hiến vì mục tiêu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 3: Tiếp xúc cử tri “đúng người, đúng việc, đúng vai”

Ông Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau, từng rất trăn trở: “Tiếp xúc cử tri mà cán bộ nhiều hơn dân thì chưa đúng người, đúng việc, đúng vai. Tình trạng này phải chấn chỉnh ngay, phải để tiếp xúc cử tri là nơi thể hiện quyền làm chủ thật sự, thực chất của Nhân dân; để bà con cử tri đóng góp ý kiến, đề đạt tâm tư, nguyện vọng và hiến kế góp phần vào sự ổn định, phát triển chung của địa phương”.

Hành trình của khát vọng và hành động - Bài 2: Giám sát có trọng tâm, trọng điểm

Giám sát là hoạt động quan trọng của HÐND các cấp, góp phần xác định vị thế, năng lực hoạt động của đại biểu dân cử, cơ quan dân cử, tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm đối với cử tri. Giám sát có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hình thức giám sát, được đo đếm bằng kết quả thực tế, sự đánh giá của cử tri chính là nỗ lực, mục tiêu mà các cấp HÐND tỉnh Cà Mau đang dồn sức thực hiện.

Hành trình của khát vọng và hành động

HÐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương bằng việc ban hành các nghị quyết tại các kỳ họp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh và trong phạm vi thẩm quyền theo quy định pháp luật.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài 2: Linh hoạt với những mô hình hiệu quả

Giai đoạn 2020-2025, Cà Mau có nhiều cách làm chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề hiệu quả, hàng loạt kế hoạch đào tạo lao động tại địa phương đã giúp người dân vượt khó vươn lên, mang tính thực tiễn cao.

“Thắng giặc nghèo” không khó - Bài cuối: Nhìn từ thực tế

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến năm 2022 Trung ương mới bắt đầu phân bổ kế hoạch vốn và ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, các hướng dẫn từ Trung ương chưa đầy đủ, kịp thời nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương và người dân, các hoạt động thuộc chương trình đã và đang triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

“Thắng giặc nghèo” không khó

Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người dân, các chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, mang lại kết quả tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên.