ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 17-9-24 02:52:07
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Điểm sáng trong giảm nghèo bền vững

Báo Cà Mau (CMO) Phường 1 là một trong những địa phương đầu tiên của TP Cà Mau được đánh giá thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, đặc biệt là công tác giảm nghèo bền vững. Ngoài sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, cầm tay chỉ việc của cán bộ cơ sở thì sự nỗ lực vượt khó của chính người nghèo đã tạo nên thành công này.

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2020-2025, Đảng uỷ, UBND Phường 1 chỉ đạo các ngành phối hợp các đoàn thể, các khóm xây dựng kế hoạch cụ thể chăm lo đời sống, vật chất tinh thần cho đối tượng chính sách, người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo, giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho lao động...

Thời gian qua, công tác hỗ trợ giúp đỡ hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn luôn được Phường 1 quan tâm. Từ hỗ trợ vay vốn sản xuất kinh doanh, hỗ trợ học nghề, giải quyết việc làm, đến việc tăng tỷ lệ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như: y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin... Theo đó, năm 2023, phường giảm 1 hộ cận nghèo còn lại và hạn chế thấp nhất tình trạng phát sinh hộ nghèo, cận nghèo nhất là hộ thuộc diện chính sách.

Không nghề nghiệp ổn định, không vốn mua bán nên gia đình ông Thạch Châu, Khóm 3, Phường 1 chạy xe ba gác, bốc vác mướn cho các doanh nghiệp vật liệu xây dựng trên địa bàn. Công việc bấp bênh nên cuộc sống cũng vì thế mà chật vật, thiếu thốn và rơi vào chuẩn nghèo của địa phương.

Nhờ các chương trình hỗ trợ cho hộ nghèo, gia đình ông Châu được tiếp cận nguồn vốn vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách Xã hội, vợ chồng ông mở bán thức ăn sáng, nước uống hàng ngày cho bà con xung quanh.

“Cũng nhờ có vốn nên tôi bán quán ăn sáng cho bà con lao động, rồi thêm xe nước mía. Thu nhập tuy không phải nhiều nhưng mình phải biết tiết kiệm, giành dụm, mua BHYT cho cả nhà, khi có bệnh cũng có bảo hiểm đi khám mà không phải vay mượn”, ông Châu cho biết.

Sau khi được vay vốn, gia đình ông Thạch Châu, Khóm 3, Phường 1, mua xe nước mía và bán ăn sáng trước nhà. Vợ chồng ông làm đơn xin thoát nghèo năm 2018.

Cách đây 2 năm khi được tiếp cận nguồn vốn vay thông qua Hội Nông dân, gia đình bà Trần Kiều Oanh, Khóm 6, Phường 1, đầu tư nuôi lươn thương phẩm. Mô hình này đã giúp gia đình bà Oanh vượt qua khó khăn, cuộc sống ngày càng ổn định.

Bà oanh chia sẻ, do làm ăn thất bại nên gia đình gặp rất nhiều khó khăn. Trước vợ chồng có nuôi trăn nhưng không hiệu quả, rồi thông qua các phương tiện thông tin đại chúng nên vợ chồng bà thấy nuôi lươn phù hợp nên bắt tay thực hiện. Ban đầu thiếu vốn nên cũng chỉ nuôi 2 bể, sau đó được tiếp cận vốn vay thông qua Hội Nông dân nên đầu tư nuôi 4 bể, mỗi năm xuất bán 1 lần. Cũng nhờ đó mà có nguồn thu nhập để trang trải chi phí trong gia đình.

Được hỗ trợ vay vốn, bà Trần Kiều Oanh (bìa trái) Khóm 6, Phường 1 nuôi lươn thương phẩm. Mô hình này đã giúp gia đình bà vượt qua khó khăn, cuộc sống ngày càng ổn định. Mô hình nuôi lươn của gia đình bà đang được địa phương nhân rộng.

Theo ông Trần Hoàng Kiệt, Phó chủ tịch UBND Phường 1, địa phương đã xoá trắng hộ nghèo và mục tiêu năm 2023 là giảm 1 hộ cận nghèo, phường sẽ tiếp tục chỉ đạo cho cán bộ công chức, các ngành đoàn thể tạo mọi điều kiện để tuyên truyền vận động người dân nỗ lực vươn lên. Nhất là việc tiếp cận các nguồn vốn vay phát triển sản xuất, mua bán.

Trong mỗi câu chuyện thoát nghèo bền vững mỗi địa phương có cách hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo, cận nghèo thoát nghèo bền vững khác nhau. Thế nhưng điểm chung vẫn là sự nỗ lực vượt khó vươn lên của chính người nghèo thì khi đó công tác giảm nghèo mới bền vững, đạt hiệu quả và chất lượng.



Ngoài 2 đơn vị là Phường 1 và Phường 2 xoá trắng hộ nghèo, TP Cà Mau tập trung chỉ đạo tiếp 2 đơn vị xoá trắng hộ nghèo, hiện mỗi đơn vị còn 4 hộ nghèo là Phường 5, Phường 9. Thành uỷ, UBND TP Cà Mau thực hiện đồng bộ các giải pháp trong đó tập trung hỗ trợ của các ban, ngành, đoàn thể, cả hệ thống chính trị; đồng thời hỗ trợ vốn để cho các hộ nghèo tham gia các dự án giảm nghèo bền vững. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo còn 0,35%, với 208 hộ nghèo, TP Cà Mau phấn đấu cuối năm sẽ đạt chỉ tiêu đề ra là giảm hộ nghèo còn 0,3% so với tổng số hộ.



 

Thanh Phương - Trầm Nghĩ

 

Kịp thời hỗ trợ tân sinh viên

Thời điểm giữa cuối tháng 8 và đầu tháng 9 là giai đoạn tân sinh viên đến nhập học tại Phân hiệu Trường Ðại học Bình Dương tại Cà Mau (Phân hiệu). Trước nhu cầu tìm phòng trọ của sinh viên tăng cao, nhiều giải pháp hỗ trợ đã được nhà trường triển khai, giúp các bạn nhanh chóng tìm được nơi ở ổn định, phù hợp.

Nuôi heo đất mua BHXH

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thị trấn Năm Căn, thực hiện nhiều mô hình giúp chị em hội viên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Gần đây nhất là mô hình "Nuôi heo đất tiết kiệm mua bảo hiểm xã hội" (BHXH). Tuy mô hình mới được thành lập nhưng cho thấy hiệu quả rõ rệt, thu hút sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo hội viên.

Ấm áp bữa cơm công đoàn

Thực hiện chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động (LÐLÐ) Việt Nam, các cấp công đoàn trên cả nước đã đồng loạt tổ chức các bữa cơm công đoàn, đặc biệt tập trung tại các công đoàn cơ sở (CÐCS) của các doanh nghiệp (DN) có đông người lao động (NLÐ). Qua đó, giúp đoàn viên, NLÐ yên tâm lao động sản xuất, gắn bó lâu dài và cống hiến cho sự phát triển chung của cơ quan, đơn vị, DN.

Đảm bảo quyền lợi và các chế độ bảo hiểm cho người lao động

100% NLĐ khi vào làm việc tại công ty đều được ký hợp đồng lao động và đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Nợ bảo hiểm - Cần chế tài đủ mạnh

Ông Trịnh Trung Kiên, Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh, cho biết, toàn tỉnh có 864 doanh nghiệp (DN) chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), với số tiền 162,692 tỷ đồng (lãi 46,467 tỷ đồng), gây tác động đến 16.302 người lao động (NLÐ).

Tập huấn năng lực nhà giáo phải sát nhu cầu thực tiễn

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gần đây liên tục tổ chức những buổi hội giảng, tập huấn cho các nhà giáo giáo dục nghề nghiệp nhằm bắt kịp xu hướng đào tạo nghề gắn liền với nhu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp. 

Y tế tư nhân nâng chất lượng khám chữa bệnh BHYT

Những năm qua, bảo hiểm y tế (BHYT) đã trở thành chính sách an sinh quan trọng trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Hiện nay, trên 90% dân số tại tỉnh đã tham gia BHYT, đồng nghĩa với việc nhu cầu chăm sóc sức khoẻ người dân ngày càng cao. Theo đó, nhiều cơ sở khám chữa bệnh (KCB) BHYT tư nhân ra đời, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân.

Ðào tạo nghề phải gắn với giải quyết việc làm

Trong năm 2024, mục tiêu được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đặt ra là thực hiện nhiều giải pháp hiệu quả, tạo chuyển biến tích cực trong công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại địa phương.

Đào tạo nghề phù hợp đối tượng

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, huyện Cái Nước đã tập trung nhiều giải pháp phù hợp thực tế địa phương. Đặc biệt, với thế mạnh sản xuất nông nghiệp, huyện chú trọng đào tạo nghề, truyền nghề nông thôn cho nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, để từ đó giúp họ có cơ hội phát triển kinh tế ổn định.

Giúp đồng bào tôn giáo hiểu và tham gia chính sách an sinh

Tại Toà thánh Ngọc Sắc, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, các vị chức sắc, chức việc vừa được tuyên truyền về chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình. Hoạt động này nằm trong chương trình phối hợp tuyên truyền, vận động chức sắc, chức việc và tín đồ tôn giáo tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình, giai đoạn 2024-2025 giữa 2 đơn vị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) tỉnh và BHXH tỉnh.