ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 7-7-25 07:29:49
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðiểm tựa thoát nghèo

Báo Cà Mau Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời đã làm tốt vai trò cầu nối và là điểm tựa vững chắc cho hội viên phụ nữ trên địa bàn vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Thực hiện chương trình “Hướng về chi hội - Hành động vì chi hội” giai đoạn 2022-2023, Hội LHPN thị trấn hướng hoạt động về cơ sở, đặc biệt quan tâm các chi hội khó khăn trong công tác tổ chức, tập hợp, thu hút phụ nữ vào hội; hỗ trợ, hướng dẫn nhằm nâng cao năng lực, phát huy vai trò, trách nhiệm của chi hội trưởng phụ nữ trong thực hiện nhiệm vụ công tác hội và phong trào phụ nữ tại các chi hội phụ nữ khóm.

Ðến nay, các cấp hội ở thị trấn đã duy trì và nhân rộng được 10 tổ phụ nữ hùn tiền xây nhà tiêu hợp vệ sinh, với 184 thành viên, xây được 17 nhà tiêu; mô hình thùng rác tự quản có 82 hộ tham gia; từ đó, phát huy vai trò của tổ chức hội trong tuyên truyền, vận động, hỗ trợ phụ nữ bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan xanh, sạch, đẹp, góp phần cho thị trấn Sông Ðốc hướng tới đạt đô thị văn minh.

Bên cạnh đó, các chi, tổ hội phụ nữ thị trấn phát huy hiệu quả các mô hình thiết thực học tập và làm theo Bác như: duy trì được 27 tổ hũ gạo tình thương với 695 thành viên, giúp đỡ gạo thường xuyên cho 162 lượt chị có hoàn cảnh khó khăn; duy trì 29 tổ nuôi heo đất có 725 thành viên, góp được 25 triệu đồng, giúp 20 chị có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn; duy trì hoạt động của Câu lạc bộ “Nữ doanh nghiệp” thị trấn có 20 thành viên, góp quỹ trong năm được số tiền 130 triệu đồng, đã hỗ trợ giúp 6 người có hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật, cùng nhiều hoạt động an sinh xã hội khác...

Chị Ðỗ Thị Âu, hội viên phụ nữ Khóm 1, phấn khởi chia sẻ: "Trước đây gia đình tôi từng là hộ nghèo, nhờ tham gia hội, được hội kết nối mạnh thường quân hỗ trợ 50 triệu đồng cất nhà mới, tạo điều kiện cho tôi vay vốn kinh doanh. Từ đồng vốn này, tôi đầu tư mua bán nhỏ, thu nhập mỗi tháng trên 5 triệu đồng, từ đây gia đình quyết tâm vươn lên thoát nghèo để không phụ lòng các chị em đã quan tâm, giúp đỡ".

 Nhờ tham gia hội, chị Đỗ Thị Âu (bìa trái) được kết nối hỗ trợ nhà ở, vốn sản xuất, nay gia đình chị đã vươn lên thoát nghèo.

Thực hiện kế hoạch của Ban Thường vụ Hội LHPN huyện về công tác giảm nghèo bền vững năm 2023, Hội LHPN thị trấn đã nhận giúp đỡ 7 hộ nghèo, 1 hộ cận nghèo và 5 hộ mới thoát nghèo, bằng hình thức thường xuyên đến từng hộ gia đình tìm hiểu đời sống, hoàn cảnh, nhu cầu và xây dựng kế hoạch hỗ trợ giúp đỡ phù hợp như: hỗ trợ vốn mua bán, tư vấn giới thiệu việc làm, xây nhà ở, hỗ trợ nhu yếu phẩm...

Ðồng thời, hội tiếp tục duy trì, củng cố, nâng chất hoạt động tổ hợp tác do phụ nữ quản lý như: duy trì tổ hợp tác vá lưới tại Khóm 1 hoạt động hiệu quả, tạo thu nhập ổn định cho các thành viên, tổng số thành viên của tổ hiện nay là 16 chị; 2 tổ hợp tác làm cá khô tại Khóm 1 và Khóm 6B, có 26 thành viên, thu nhập bình quân từ 3-4 triệu đồng/người/tháng.

Tổ hợp tác vá lưới Khóm 1 hoạt động hiệu quả, tạo thu nhập ổn định cho 16 thành viên, với mức từ 3-6 triệu đồng/người/tháng.

Bà Nguyễn Thị Nương, Khóm 4, cho biết: "Nhận thấy tiềm năng nguồn cá biển ở địa phương rất dồi dào, gia đình đã thực hiện mô hình làm cá khô các loại. Ðược sự quan tâm của chính quyền địa phương, Chi hội Phụ nữ Khóm 4 kết nối cho gia đình được vay vốn, giúp tôi có thêm vốn phát triển nghề truyền thống, nâng cao thu nhập".

Bà Nguyễn Thị Nương, Khóm 4, có thu nhập ổn định với nghề làm cá khô.

Bà Ngô Thị Tuyết Mai, Phó chủ tịch Hội LHPN thị trấn, cho biết: "Thời gian qua, Hội LHPN thị trấn thực hiện đa dạng phong trào, mô hình để tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho hội viên, phụ nữ. Tiêu biểu như vận động hội viên tham gia thực hành tiết kiệm ít nhất 3 ngàn đồng/hội viên/năm từ rác thải nhựa để thực hiện mô hình “Biến rác thải thành vốn hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp”; vận động hội viên tham gia thực hành tiết kiệm từ thu gom phế liệu xây dựng “Quỹ học bổng 20/10”; duy trì 15 tổ, có 210 thành viên thực hiện mô hình “10 trong 1” (10 hộ khá giúp 1 hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn), kết hợp mô hình “3 biết, 2 hỗ trợ”, giúp đỡ để thoát nghèo, cận nghèo, tổng số tiền vận động, hỗ trợ các hộ trên 150 triệu đồng; duy trì 37 tổ tiết kiệm hùn vốn xoay vòng, có 1.175 thành viên, tổng số tiền tiết kiệm đến nay hơn 2 tỷ đồng; duy trì 70 tổ tiết kiệm tăng dần và 2 câu lạc bộ, có 1.949 thành viên, tổng số vốn là 1 tỷ 242 triệu đồng... Từ những mô hình trên đã góp phần giúp nhiều chị vươn lên thoát nghèo, an tâm gắn bó với hội lâu dài"./.

 

Loan Phương - Hoàng Vũ

 

Khát vọng làm giàu từ biển

Với nhiều công trình, dự án, giải pháp đã và đang được triển khai nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế từ biển, mục tiêu xây dựng Cà Mau trở thành trung tâm kinh tế biển bền vững trong vùng và của cả nước vào năm 2030 dần trở thành hiện thực.

Nhân đôi thế mạnh

Nhìn tổng thể, bức tranh kinh tế của Bạc Liêu có sự tương đồng với Cà Mau về tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thuỷ sản và phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Vì thế, việc hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau mở ra nhiều kỳ vọng phát triển bứt phá cho vùng đất cuối trời Tổ quốc, khi nguồn lực được tập trung, khai thác và phát huy.

Thuỷ sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn

Với vị trí địa lý đặc thù là vùng đất cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau sở hữu bờ biển dài, nhiều cửa sông lớn thông ra biển, mở ra tiềm năng to lớn cho nghề khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Ðặc biệt, sau hợp nhất giữa 2 tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu sẽ tạo không gian phát triển kinh tế thuỷ sản rộng lớn.

Hiệp sức nâng tầm sản vật

Ðã qua, phát huy lợi thế phong phú sản vật, Cà Mau và Bạc Liêu triển khai thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) đạt được những kết quả quan trọng, góp phần nâng tầm giá trị đặc sản địa phương, nâng cao đời sống Nhân dân. Thế nên, khi Cà Mau và Bạc Liêu hợp nhất, ví như “chìa khoá" mở ra nhiều cơ hội cho các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông thôn đặc trưng, tiêu biểu của tỉnh vươn tầm hơn nữa.

Quyết tâm đạt tăng trưởng GRDP sau hợp nhất tỉnh

“Đây là một nhiệm vụ rất khó, phải tập trung hết sức lực để tạo khí thế mới, niềm tin mới sau hợp nhất tỉnh. Việc thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng là tiêu chí đánh giá cán bộ năm 2025, đặc biệt là người đứng đầu”. Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải đã nhấn mạnh tại Hội nghị sơ kết phong trào thi đua “Phấn đấu tăng trưởng GRDP tỉnh Cà Mau năm 2025 đạt 8% trở lên”, diễn ra vào sáng 27/6.

Lực lượng xung kích trong truyền thông chính sách

Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an sinh cho người dân, truyền thông chính sách giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Trong đó, báo chí chính là lực lượng xung kích, không chỉ làm nhiệm vụ tuyên truyền mà còn đồng hành, phản biện và giám sát quá trình thực thi chính sách, pháp luật. Tại tỉnh Cà Mau, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và báo chí địa phương đã minh chứng rõ nét cho vai trò này.

Tập trung mọi nguồn lực để tăng trưởng

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/1/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế; hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế tỉnh Cà Mau đã chuyển biến tích cực, góp phần đưa nền kinh tế tỉnh vượt qua được những khó khăn, thách thức trước những biến động chưa từng có của bối cảnh trong nước và quốc tế.

Ðổi mới để sản xuất hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh, với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, nhiều yếu tố tác động đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trên địa bàn huyện tích cực đổi mới để sản xuất đạt hiệu quả. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.

Người bạn tin cậy phát triển

 “Báo chí là một kênh quảng bá, giới thiệu uy tín, tin cậy, có sức lan toả lớn đối với doanh nghiệp (DN). Báo chí trở thành diễn đàn, cầu nối để cộng đồng DN gởi gắm tâm tư, tình cảm, kiến nghị, đề xuất cho sự ổn định, phát triển. Báo chí góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh trong sạch, lành mạnh, tạo ra sự liên kết, cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường, góp phần xây dựng một cộng đồng DN Cà Mau ngày càng lớn mạnh”, ông Lê Hoàng Phước, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh, khẳng định.

Để hoạt động hợp tác xã đúng và tốt hơn

Sáng 23/6, Liên minh HTX tỉnh kết hợp với Trường Trung cấp nghề và Đào tạo cán bộ hợp tác xã (HTX) miền Nam tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ kinh tế tập thể, HTX năm 2025.