ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 5-7-24 22:09:57
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðiển hình số hoá trong cải cách hành chính

Báo Cà Mau Là một trong những đơn vị được đánh giá cao trong nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), thời gian qua, UBND xã Lý Văn Lâm (TP Cà Mau) đã đạt nhiều kết quả tích cực, tạo thuận lợi, hài lòng người dân và doanh nghiệp.

Bà Cao Hồng Cẩm, Chủ tịch UBND xã Lý Văn Lâm, chia sẻ: “Thời gian qua, UBND xã luôn bám sát chỉ đạo triển khai thực hiện CCHC gắn với nhiệm vụ chuyển đổi số. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả, thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến, thanh toán trực tuyến qua cổng dịch vụ công của tỉnh, quốc gia; thanh toán không dùng tiền mặt đối với các thủ tục hành chính (TTHC) có phát sinh lệ phí, sử dụng hoá đơn điện tử khi công dân nộp lệ phí và hướng dẫn thực hiện số hoá hồ sơ”.

Song song đó, công chức xã còn tích cực tuyên truyền, hướng dẫn công dân, doanh nghiệp thực hiện việc nộp hồ sơ trực tuyến và thanh toán trực tuyến thông qua nhiều hình thức, như trực tiếp đến nhà người dân và tại Bộ phận Một cửa khi người dân đến giao dịch. Trong đó, gửi video hướng dẫn qua Zalo để hướng dẫn, thường xuyên theo dõi, đôn đốc công chức trực tại Bộ phận Một cửa giải quyết TTHC và xử lý hoặc xin ý kiến xử lý kịp thời các nội dung khó khăn, vướng mắc.

Công chức xã  tích cực tuyên truyền, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến và thanh toán trực tuyến, tại Bộ phận Một cửa khi người dân đến giao dịch.

Với sự quyết tâm, đồng hành của tập thể, cá nhân từng công chức phụ trách, nhiệm vụ CCHC của xã chuyển biến tích cực và đạt kết quả đáng khích lệ. Trong đó, nổi bật là thực hiện tiếp nhận và giải quyết TTHC cho công dân, tổ chức tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả trên hệ thống phần mềm một cửa điện tử đảm bảo đúng quy định về trình tự, quy trình xử lý hồ sơ. Tính riêng trong năm 2023, toàn xã đã tiếp nhận gần 1.600 hồ sơ; tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn đạt 99,96%; tỷ lệ số hoá kết quả hồ sơ trên địa xã là 99,96%.

Cùng với đó, tỷ lệ nộp hồ sơ trực tuyến trên địa bàn xã đạt 99,96%, số hoá hồ sơ 99,96%, thanh toán trực tuyến đạt 86%.

Ông Lê Xuân Nghị, công chức Văn hoá - Xã hội, bộc bạch: “Khi người dân đến đây làm thủ tục, chúng tôi hướng dẫn đầy đủ quy trình. Ðồng thời, mở tài khoản cho người dân để nộp hồ sơ trực tuyến. Hiện tại, đa phần người dân đến đây đều có tài khoản dịch vụ công, trừ những người cao tuổi. Riêng dịp Tết này, khá nhiều người dân đến giải quyết chế độ cho đối tượng chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội, trẻ em khuyết tật, hộ nghèo, cận nghèo... Các trường hợp đều được giải quyết nhanh gọn”.

Ðơn vị công khai 100% thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện, cấp xã; kết quả giải quyết; công khai xin lỗi người dân đối với những trường hợp trễ hạn hồ sơ của công dân; công khai tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính nhằm tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức tìm hiểu việc thực hiện và giám sát cán bộ, công chức trong việc giải quyết TTHC. 

Bên cạnh những kết quả đạt được, xã vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhất định trong công tác cải cách TTHC. Trong đó, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ còn thấp; chưa có hồ sơ phát sinh qua dịch vụ bưu chính công ích. Việc cập nhật, xử lý hồ sơ trên phần mềm một cửa điện tử từng lúc còn chậm, chưa kịp thời, vẫn còn trường hợp trễ hạn hồ sơ trên hệ thống mặc dù trên thực tế hồ sơ đã trả đúng hạn và trước hạn so với yêu cầu.

"Phân tích nguyên nhân cho thấy, khả năng tiếp cận công nghệ thông tin của người dân trên địa bàn xã còn hạn chế; còn thói quen, tâm lý muốn đến trực tiếp để được hướng dẫn thực hiện TTHC. Ðồng thời, không phải người dân nào cũng có điện thoại thông minh, có thể kết nối Internet và thao tác trên điện thoại, để thực hiện dịch vụ công trực tuyến", bà Cao Hồng Cẩm chia sẻ.

Ngoài ra, mức độ thân thiện của người dùng đối với hệ thống dịch vụ công chưa cao, dẫn đến người dân khó tiếp cận. Trình độ ứng dụng công nghệ thông tin và nhận thức của một số cán bộ, công chức vẫn còn hạn chế; việc tiếp cận các phần mềm trong thực thi nhiệm vụ còn chậm.

Ðể đẩy mạnh công tác CCHC gắn với chuyển đổi số trong thời gian tới, bà Cao Hồng Cẩm cho biết, xã sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tăng cường tuyên truyền đến tổ chức, người dân về lợi ích của việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến. Bộ phận Một cửa phải thường xuyên theo dõi việc cập nhật hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC trên hệ thống phần mềm để tham mưu cho UBND xã chấn chỉnh kịp thời những trường hợp trễ hạn hồ sơ hoặc cập nhật không đầy đủ hồ sơ trên hệ thống phần mềm.

"Xã sẽ tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng giải quyết TTHC gắn với chuyển đổi số trên địa bàn. Ðồng thời, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong tiếp nhận giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công; xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, làm phát sinh thêm TTHC, hồ sơ, giấy tờ, yêu cầu điều kiện không đúng với quy định hoặc nhiều lần chậm trễ trong tiếp nhận và giải quyết TTHC", bà Cao Hồng Cẩm thông tin thêm./.

 

Hồng Nhung

 

Ðơn giản thủ tục, tạo thuận lợi cho dân

Thời gian qua, huyện U Minh triển khai đồng bộ, toàn diện các nội dung về cải cách hành chính (CCHC). Ðặc biệt, huyện chú trọng công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC), nhất là thực hiện rà soát, đơn giản hoá TTHC và nâng cao chất lượng, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện.

Ðể người dân dễ làm hồ sơ đất đai

Hồ sơ liên quan đến đất đai được đánh giá là lĩnh vực khó, với nhiều thủ tục hành chính (TTHC) phức tạp, do đó, ngành tài nguyên và môi trường (TN&MT) hết sức cố gắng, từng bước tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận lĩnh vực này. Một trong những minh chứng rõ ràng nhất là Chỉ số Tiếp cận đất đai năm 2023 của tỉnh đã tăng vượt bậc, xếp vị trí 19/63 tỉnh, thành cả nước.

Phục vụ tốt, dân đồng thuận

Tuy không phải là tiêu chí chính trong Bộ Tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM, nhưng hoạt động cải cách hành chính (CCHC) có tác động quan trọng vào việc thực hiện các chỉ tiêu khác, nhất là những chỉ tiêu cần sự phối hợp giữa chính quyền với dân, giữa chính quyền với doanh nghiệp, từ đó tạo được sự đồng thuận cao trong Nhân dân, góp phần vào tiến trình xây dựng NTM.

Lấy sự hài lòng làm thước đo hiệu quả

Xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, minh bạch; nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phục vụ Nhân dân tốt nhất, là định hướng cải cách hành chính (CCHC) huyện Ngọc Hiển trong giai đoạn mới.

Góp phần ngăn ngừa tham nhũng, tiêu cực

Xác định việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức (CCVC) là một trong những nhiệm vụ, giải pháp để phòng, chống tham nhũng, các cơ quan, đơn vị và địa phương trong tỉnh thực hiện nghiêm túc, tạo điều kiện để CCVC được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng xử lý công việc từ kinh nghiệm thực tế ở những môi trường làm việc khác nhau.

Kiểm tra công tác cải cách hành chính tại huyện Phú Tân

Ngày 22/5, Đoàn kiểm tra cải cách hành chính tỉnh Cà Mau kiểm tra thực tế các nhiệm vụ cải cách hành chính tại UBND xã Tân Hải, thị trấn Cái Đôi Vàm và UBND huyện Phú Tân; đồng thời ghi nhận những thuận lợi khó khăn, kịp thời giúp địa phương tháo gỡ, thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC trong thời gian tới.

Từng bước hoàn thiện cơ sở dữ liệu lĩnh vực tài nguyên và môi trường

Thời gian qua, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) không ngừng đẩy mạnh công tác chuyển đổi số (CÐS) của ngành, từng bước hoàn thiện số hoá nhiều hồ sơ, thủ tục, quy trình, góp phần đem lại sự thuận lợi cho các đơn vị, địa phương và người dân, đóng góp chung vào tiến trình CÐS của tỉnh.

Bớt thủ tục, giảm chi phí

Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 490/QÐ-TTg ngày 7/5/2018. Trọng tâm của chương trình là phát triển sản phẩm có lợi thế ở mỗi địa phương. Ðối với tỉnh Cà Mau, chương trình đã mang về những kết quả thiết thực, tuy nhiên, theo đánh giá của các chủ thể tham gia chương trình, quá trình làm hồ sơ thủ tục còn khá nhiêu khê và kinh phí đầu tư ban đầu để chứng nhận sản phẩm OCOP cũng khá lớn.

Ngành kiểm sát ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin

Hồ sơ, tài liệu, chứng cứ, văn bản chỉ đạo bằng giấy dần được thay thế bằng những phần mềm chuyên dụng, như phần mềm sơ đồ tư duy; số hoá hồ sơ; tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo trực tuyến; hệ thống quản lý văn bản và điều hành... Việc ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin (CNTT) góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) 2 cấp trong tỉnh.

Tìm nguyên nhân tụt hạng Chỉ số PAPI

Theo kết quả công bố Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2023, tỉnh Cà Mau thuộc nhóm thấp nhất, với 40,10 điểm, xếp hạng 55/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, giảm 20 bậc so với năm 2022, đứng thứ 12 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là lần sụt giảm mạnh của tỉnh đối với chỉ số này.