Năm 2014, trong số 35.000 phụ nữ nghèo, cận nghèo được các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Cà Mau trực tiếp nhận đã có 1.371 hộ thoát nghèo. Các mô hình: câu lạc bộ giảm nghèo, tổ vay vốn, tổ tiết kiệm - tín dụng, tổ liên kết sản xuất kinh doanh, tổ hợp tác, hợp tác xã... đã tạo điều kiện để các cấp hội đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, thu hút, tập hợp và phát triển hội viên; góp phần củng cố, phát triển tổ chức hội vững mạnh.
Năm 2014, trong số 35.000 phụ nữ nghèo, cận nghèo được các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Cà Mau trực tiếp nhận đã có 1.371 hộ thoát nghèo. Các mô hình: câu lạc bộ giảm nghèo, tổ vay vốn, tổ tiết kiệm - tín dụng, tổ liên kết sản xuất kinh doanh, tổ hợp tác, hợp tác xã... đã tạo điều kiện để các cấp hội đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, thu hút, tập hợp và phát triển hội viên; góp phần củng cố, phát triển tổ chức hội vững mạnh.
Nghị quyết Đại hội Đại biểu phụ nữ tỉnh Cà Mau nhiệm kỳ 2011-2016 xác định vấn đề ưu tiên “Tiếp tục thực hiện cuộc vận động phụ nữ thực hành tiết kiệm theo gương Bác; giúp nhau phát triển kinh tế gia đình thoát nghèo bền vững, vươn lên khá giàu” để tập trung chỉ đạo trong nhiệm kỳ.
Đào tạo nghề, giải quyết việc làm tại chỗ cho chị em hội viên phụ nữ là chủ trương thiết thực, hiệu quả của Hội LHPN tỉnh những năm qua. (Trong ảnh: Lớp dạy cắt may của chị em khóm 7, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn). Ảnh: PHƯƠNG LÀI |
Trên cơ sở vấn đề ưu tiên được xác định, hằng năm, các cấp hội đề ra nhiều giải pháp dựa trên những phân tích thế mạnh, khó khăn của từng vùng, từng địa phương. Hiệu quả nhất là đi sâu phân tích các mô hình kinh tế (kinh tế hộ, kinh tế tập thể, doanh nghiệp…); hoàn cảnh từng hộ (hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khá, doanh nghiệp nhỏ và vừa…) và đặc điểm cơ bản của lao động nữ trong các loại hình kinh tế.
Các giải pháp thực hiện không tách rời riêng rẽ mà được triển khai đồng bộ, tạo sức bật cho mô hình, bao gồm hỗ trợ về khoa học - công nghệ, tay nghề, vốn, vận động tiết kiệm; thúc đẩy liên kết ngang giữa các tác nhân trong từng khâu của chuỗi giá trị; thúc đẩy liên kết dọc trong chuỗi giá trị nhằm tạo cơ hội tiếp cận nơi cung cấp dịch vụ đầu vào có chất lượng, giảm chi phí.
Đồng thời, phối hợp với các ngành chuyên môn (nông nghiệp, lao động - thương binh và xã hội, công thương, ngân hàng, viện nghiên cứu..) tập huấn chuyển giao khoa học - công nghệ, khoa học - kỹ thuật, kết nối doanh nghiệp, cơ sở thu mua, chế biến.
Từ đó tạo tiền đề quan trọng để hội LHPN các cấp tập trung tìm kiếm nguồn lực, hỗ trợ xây dựng các mô hình kinh tế, góp phần giảm tỷ lệ nữ di cư ra các thành phố lớn.
Để chủ động nguồn vốn hỗ trợ phụ nữ phát triển sản xuất, hội viên phụ nữ 9 huyện, thành phố đã tích cực hưởng ứng các hoạt động tiết kiệm theo gương Bác. Kết quả đến nay đã có 96.640 hội viên tham gia, tiết kiệm được gần 50 tỷ đồng, giúp gần 50.000 lượt chị có vốn đầu tư sản xuất, trang trải cuộc sống gia đình.
Nét mới trong hoạt động tiết kiệm là nhiều địa phương đã triển khai thực hành tiết kiệm có mục đích như: tiết kiệm để chuộc đất, trả nợ ngân hàng, xây nhà, mua thẻ bảo hiểm tự nguyện, mua sắm vật dụng trong gia đình, xây nhà vệ sinh…
Các cấp hội còn tín chấp với Ngân hàng Chính sách - Xã hội, Ngân hàng NN&PTNT, Ngân hàng Đông Á… giải ngân trên 700 tỷ đồng cho gần 60.000 hộ vay vốn đầu tư sản xuất, tạo việc làm ổn định.
Thời gian qua, hội phụ nữ các cấp đã chủ động phối hợp với các ngành chức năng vận động, hỗ trợ phụ nữ tiếp cận các chương trình dạy nghề, giới thiệu việc làm cho hàng ngàn chị em. Các hoạt động chủ động, sáng tạo như: tổ chức dạy nghề sát với nhu cầu người học; tổ chức tư vấn học nghề; tư vấn việc làm, dạy nghề lưu động tại khóm, ấp… đã kết nối, giới thiệu việc làm cho người lao động với các doanh nghiệp, các cơ sở dịch vụ tại địa phương.
Nhìn lại chặng đường đã qua, cùng với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, phụ nữ Cà Mau luôn cố gắng học tập, công tác, lao động sản xuất, từng bước vươn lên và ngày càng khẳng định vị thế của mình trong xã hội, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng quê hương đất nước./.
Thu Tư