ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 1-11-24 06:59:00
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Dốc toàn lực thực hiện nghị quyết các cấp

Báo Cà Mau Với quyết tâm chính trị cao độ, Năm Căn tiến hành hiện thực hoá nghị quyết các cấp, biến những chỉ tiêu, con số thành những thành tựu cụ thể. Phó Bí thư Huyện uỷ Năm Căn Nguyễn Phương Ðông cho biết: “Những tháng đầu năm 2016, toàn Ðảng bộ đã nhanh chóng bắt tay thực hiện nghị quyết các cấp, diện mạo của huyện có chuyển biến tích cực. Ðây là nền tảng để huyện tiếp tục quá trình phát triển”.

Với quyết tâm chính trị cao độ, Năm Căn tiến hành hiện thực hoá nghị quyết các cấp, biến những chỉ tiêu, con số thành những thành tựu cụ thể. Phó Bí thư Huyện uỷ Năm Căn Nguyễn Phương Ðông cho biết: “Những tháng đầu năm 2016, toàn Ðảng bộ đã nhanh chóng bắt tay thực hiện nghị quyết các cấp, diện mạo của huyện có chuyển biến tích cực. Ðây là nền tảng để huyện tiếp tục quá trình phát triển”.

Ðối với Năm Căn, việc nhìn nhận thẳng thắn những khó khăn, tìm mọi biện pháp khắc phục, tập trung toàn lực chăm lo cho đời sống Nhân dân, huy động được sức mạnh chính trị toàn hệ thống là những điểm nhấn riêng biệt.

Cú hích từ nghị quyết

Với thế mạnh kinh tế là nuôi trồng và khai thác thuỷ sản, Năm Căn đã tập trung chỉ đạo ổn định diện tích, sản lượng. Ông Nguyễn Phương Ðông thông tin: “Tình hình sản xuất có chiều hướng khó khăn hơn năm trước, sản lượng giảm gần 14%. Nguyên do là thời tiết phức tạp, huyện đang chỉ đạo để bà con yên tâm sản xuất, có hỗ trợ cần thiết khi gặp khó khăn”. Riêng sản xuất con giống, Năm Căn vẫn phát triển mạnh với 290 cơ sở. Tín hiệu đáng mừng nhất là trong 5 tháng đầu năm, toàn huyện đã đạt 52% dự toán thu ngân sách năm 2016.

Một góc đô thị Năm Căn hôm nay.

Ðánh giá một cách tổng thể, Năm Căn đã hoàn thành các nhiệm vụ cơ bản của giai đoạn đầu năm 2016, ông Ðông khẳng định: “Kết cấu hạ tầng của huyện đã được bổ sung thêm, lòng tin của Nhân dân được củng cố, các mặt an sinh xã hội được cải thiện”. Chỉ tính riêng lộ giao thông nông thôn, đến nay huyện có trên 10.000 m. Ðặc biệt, ở lĩnh vực cải cách hành chính, huyện đã thể hiện nỗ lực rất lớn. Ông Ðông thông tin: “Việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính đã làm tương đối đồng bộ, phản ánh của công dân cho thấy mức độ trách nhiệm và hiệu quả công việc được nâng lên rõ rệt”.

Về công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, Năm Căn là lá cờ đầu của toàn tỉnh. Huyện hiện có 21/33 trường đạt chuẩn quốc gia. Ðánh giá về kết quả này, Phó Chủ tịch UBND huyện Năm Căn Lê Văn Ðức cho rằng: “Năm Căn đã mạnh dạn xoá điểm lẻ, đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn có trọng điểm”. Hệ thống trường lớp được tinh gọn, đội ngũ giáo viên sắp xếp hợp lý, chất lượng giáo dục không ngừng tăng cao là dấu ấn của Năm Căn trong những năm học gần đây. Ông Ðức thông tin thêm: “Nghị quyết, chỉ tiêu của lĩnh vực giáo dục đã dần hiện thực hoá bằng chất lượng dạy và học. Ðiều này phản ánh đúng tinh thần nghị quyết đề ra và sự quyết tâm của Ðảng bộ huyện nhà”.

Năm Căn hiện có 2 xã nông thôn mới, xã Hiệp Tùng đang nỗ lực về đích trong năm 2016 với 15/18 tiêu chí đã đạt. Khó khăn của các xã còn lại chủ yếu là về vốn. Theo nhận định của ông Nguyễn Phương Ðông, các địa phương nếu muốn xây dựng nông thôn mới đúng lộ trình thì không cách nào khác là phải đầu tư vốn. Những vùng xa như thế thì rất khó để tính đến việc xã hội hoá, trong khi đó nguồn lực của huyện là có giới hạn. Thêm vào đó, tỷ lệ hộ nghèo theo tổng điều tra mới khoảng 7,3%, điều này tạo thêm những khó khăn chung trong quá trình phát triển của huyện.

Phó Bí thư Huyện uỷ Năm Căn Nguyễn Phương Ðông khẳng định: “Trong mọi hoàn cảnh, điều kiện, công tác xây dựng Ðảng luôn là vấn đề then chốt, được các cấp ý thức quán triệt”. Ðảng bộ huyện có 49 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc với 2.707 đảng viên. Tình hình nội bộ Ðảng ổn định, phát huy được sức mạnh đoàn kết. Ông Ðông phân tích: “Chúng tôi gắn việc đánh giá chất lượng cán bộ, đảng viên với các công tác học tập, thực hiện nhiệm vụ, về bản lĩnh, ý thức chấp hành. Việc đánh giá tổng thể đã tạo cho cán bộ, đảng viên ý thức tự giác, thường xuyên chấn chỉnh mình, từ đó tạo nên chuyển biến tích cực trong toàn Ðảng bộ”.

Nhận thức khó khăn để phát triển

Năm Căn là địa phương có vị thế trọng yếu cả về địa lý và kinh tế của tỉnh Cà Mau. Tầm vóc và sự phát triển của địa phương này luôn được tập trung quan tâm, trong đó có cả những khó khăn. Ông Ðông cho biết: “Ðảng bộ huyện luôn nhận thức rằng phải đánh giá đúng thách thức thì mới có biện pháp để thay đổi thực tiễn. Huyện đang trong quá trình định hình đô thị, do đó khó khăn càng lớn”. Hiện nay, Năm Căn đang phải gồng mình chống chọi với tình hình thời tiết phức tạp, biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất. Tiến độ thi công đường Hồ Chí Minh qua địa bàn chậm, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, làm ăn của người dân.

Vấn đề được ông Ðông đề cập nhiều nhất là tiến độ giải ngân vốn, trong đó có những chương trình lớn, dự án trọng điểm tại địa phương còn chưa đảm bảo. Ðối với Năm Căn, việc giảm nghèo và giảm nghèo bền vững vẫn là thử thách lớn. Một số nơi, khi tiến hành xây dựng nông thôn mới còn chú trọng theo chỉ tiêu, chưa đi vào chiều sâu, chưa thực sự tạo ra được cuộc sống mới của người dân. Về thực tế tại xã Lâm Hải, một trong những địa bàn còn khó khăn của huyện Năm Căn, mới thấy những nhìn nhận của Ðảng bộ Năm Căn là rất sát hợp thực tế.

Huyện Năm Căn đề ra một số chỉ tiêu chủ yếu thực hiện trong năm 2016: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ với hơn 70%; thu nhập bình quân đầu người đạt mức gần 48 triệu/năm; kim ngạch xuất khẩu đạt 35 triệu USD; thu ngân sách 35 tỷ đồng; xây dựng xã Hiệp Tùng đạt chuẩn nông thôn mới; xây dựng thêm 2 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1…

Bí thư Ðảng uỷ xã Lâm Hải Huỳnh Văn Tổng cho biết: “Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất còn chậm và tác động của thời tiết biến đổi nên đời sống một bộ phận người dân còn khó khăn”. Toàn xã còn 275 hộ nghèo, xây dựng kết cấu hạ tầng chậm, việc huy động và xây dựng sức mạnh tổng thể của hệ thống chính trị chưa đạt yêu cầu. Ông Tổng nhìn nhận: “Tỷ lệ hộ dân ngoài các tổ chức, đoàn thể của xã là rất lớn. Lý do là dân ở Lâm Hải có tình trạng “nhà 2 nóc”, chỉ đến địa phương để sản xuất thuần tuý”. Cái khó của Lâm Hải còn ở chỗ nhân rộng những mô hình hiệu quả. Theo đánh giá của ông Tổng, những mô hình mới chưa có, trong khi đó các mô hình cũ chưa thể đột phá, dẫn đến đời sống người dân chậm chuyển biến.

Bí thư Chi bộ ấp Trại Lưới B Phan Văn Y thông tin thêm: “Ấp có 90 hộ nghèo, vay vốn giảm nghèo được từ 10-15 triệu đồng, nhưng sau đó tiêu xài hết. Ấp chưa có phương cách hiệu quả để đời sống bà con thay đổi bởi vốn vay còn hạn chế. Nên đầu tư cách thức và vốn có trọng tâm mới có thể tính đến giảm nghèo, rồi giảm nghèo bền vững”.

Từ những thách thức thực tế, ông Nguyễn Phương Ðông chia sẻ: “Ðảng bộ huyện đã đề ra 8 nhiệm vụ trọng tâm thực hiện đến cuối năm. Trong đó công tác xây dựng Ðảng, xây dựng chính quyền, hiện thực hoá nghị quyết các cấp vào cuộc sống là những nội dung then chốt”. Toàn huyện Năm Căn phải nhận thức rõ thời cơ và thách thức để chung tay xây dựng quê hương trở thành một trong những đô thị năng động, hiện đại, thực sự vì cuộc sống của Nhân dân./.

Bài và ảnh: Phạm Nguyên

Những nữ đại biểu dân cử vì dân

Thực hiện chiến lược về bình đẳng giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử, những năm qua, tỉnh Cà Mau luôn tạo điều kiện thuận lợi để tăng tỷ lệ nữ và nâng cao chất lượng hoạt động của các nữ đại biểu HÐND các cấp, qua đó giúp phụ nữ khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình trong xã hội.

Ðầu năm 2025, bắt đầu đại hội chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở

Sau khi hoàn thành việc triển khai, quán triệt hướng dẫn của các ban đảng Trung ương; kế hoạch, các văn bản của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh uỷ về đại hội đảng bộ các cấp trong tỉnh và kế hoạch cụ thể của cấp mình tại các huyện uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ (trong tháng 9/2024), ngay trong tháng 10/2024, đảng uỷ các xã, phường, thị trấn, đảng bộ cơ sở, chi bộ cơ sở sẽ triển khai, quán triệt các nội dung nêu trên và kế hoạch cụ thể của cấp mình. Riêng Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị phải được quán triệt đến tất cả cán bộ, đảng viên.

Phải thấm nhuần và thực hành chuẩn mực đạo đức một cách tự giác, thường xuyên

Quy định số 144-QÐ/TW (gọi tắc Quy định số 144) của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới (do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành ngày 9/5/2024) đã được quán triệt, triển khai và nhận được sự đồng tình cao của cán bộ, đảng viên (CBÐV) trong tỉnh. Quy định có nhiều điểm mới, thể hiện quyết tâm đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng. Xoay quanh vấn đề này, phóng viên Báo Cà Mau có phỏng vấn đồng chí Hồ Trung Việt, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ.

Văn hoá, con người Cà Mau với tiến trình hội nhập

Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; tình hình kinh tế, văn hoá - xã hội tỉnh Cà Mau tiếp tục phát triển. Nhiều phong trào thi đua yêu nước mang lại kết quả khá toàn diện, góp phần vào sự thành công các Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và giảm nghèo bền vững...

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia còn gặp khó

“Kế hoạch vốn đầu tư phát triển thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) năm 2024 được phân bổ chi tiết tại các Quyết định số 348/QÐ-UBND ngày 28/2/2024; số 385/QÐ-UBND ngày 4/3/2024; số 390/QÐ-UBND ngày 5/3/2024 của UBND tỉnh. Hiện nay, hầu hết các công trình chỉ mới bắt đầu triển khai đầu tư nên tỷ lệ giải ngân chưa cao”, ông Trần Công Khanh, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Ðầu tư, thông tin về kết quả giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh trong 7 tháng năm 2024.

Cầu nối vững chắc giữa Ðảng với nông dân

Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Nông dân lao động là lực lượng rất to lớn của dân tộc, một đồng minh chắc chắn của giai cấp công nhân”. Phát huy vai trò cầu nối, tổ chức cơ sở hội nông dân luôn quan tâm các vấn đề bức xúc trong Nhân dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân ở nông thôn, không để các thế lực thù địch, các phần tử xấu lợi dụng để kích động, phát triển thành các điểm nóng chính trị - xã hội; đồng thời thực hiện tốt vai trò đại diện, chăm lo bảo vệ lợi ích cho nông dân.

Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách

Truyền thông chính sách là quá trình trao đổi thông tin về chính sách của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp để lấy ý kiến Nhân dân, nhằm tạo sự đồng thuận xã hội trong xây dựng, thực thi chính sách.

Nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Phú Tân có 10 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn, trong đó, có 9 dân tộc thiểu số (DTTS), với 3.480 người, gồm dân tộc Khmer, Hoa, Thái, Mường, Nùng, Tầy, Êđê, Dao, Lào. Với tinh thần và ý chí quyết tâm, đồng bào dân tộc thiểu số huyện Phú Tân luôn đoàn kết, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững.

Trách nhiệm cao cả trước cử tri

Với tinh thần trách nhiệm trước cử tri, Ðoàn Ðại biểu Quốc hội (ÐBQH) tỉnh Cà Mau không ngừng đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng hoạt động, chú trọng đến những vấn đề trọng tâm của đời sống kinh tế - xã hội, những vấn đề được dư luận quan tâm; chuyển tải đầy đủ tâm tư, nguyện vọng của cử tri đến nghị trường Quốc hội.

“Cánh tay nối dài”, đưa chính sách tới Nhân dân

Trong thời gian qua, người có uy tín (NCUT) trên địa bàn tỉnh đã phát huy được vai trò là “cánh tay nối dài” của Ðảng, Nhà nước với Nhân dân, làm tốt công tác vận động quần chúng, đồng thời tích cực tham gia các phong trào yêu nước của địa phương.