ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 3-7-25 17:21:43
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðổi mới để người dân hài lòng

Báo Cà Mau (CMO) Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) đã và đang là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, có ý nghĩa quan trọng để đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính phủ điện tử, góp phần hình thành công dân số, doanh nghiệp số, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số trong giai đoạn hiện nay.

Nhiều chỉ số liên quan đến công tác cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh được công bố trong năm 2021 đều được cải thiện về vị trí xếp hạng so với năm trước liền kề. Theo đó, chỉ số năng lực cạnh tranh xếp hạng 43 (tăng 2 bậc), chỉ số CCHC của tỉnh xếp hạng 41 (tăng 8 bậc); chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công xếp hạng 31 (tăng 9 bậc). Bên cạnh đó, thực hiện đạt và vượt 14/21 chỉ tiêu về CCHC; 2/21 chỉ tiêu dự kiến đạt vào cuối năm 2021.

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện Phú Tân thực hiện cơ chế một cửa liên thông để tiếp nhận và giải quyết TTHC cho cá nhân, tổ chức.

Theo đó, dù ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, công tác cải cách TTHC được chỉ đạo quyết liệt với nhiều giải pháp, sáng kiến đã phát huy hiệu quả trong quá trình thực hiện, như tiếp nhận thủ tục phi địa giới hành chính, tiếp nhận hồ sơ tại nhà, lấy ý kiến đánh giá mức độ hài lòng thông qua Zalo... Qua đó, chất lượng giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân tiếp tục được cải thiện với tỷ lệ hồ sơ giải quyết sớm và đúng hẹn của các đơn vị trung bình đạt trên 99%, mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân trung bình đạt trên 98%.

Ông Trần Bảo Quốc, Phó chủ tịch UBND xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, thông tin, đến tháng 11, việc thực hiện giải quyết TTHC cho cá nhân, tổ chức theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên địa bàn xã là 3.527 hồ sơ. Trong đó, 2.822 hồ sơ thuộc lĩnh vực tư pháp - hộ tịch, 182 hồ sơ thuộc các chế độ lao động - thương binh và xã hội, 508 hồ sơ thuộc lĩnh vực công an quản lý và 15 hồ sơ thuộc lĩnh vực tài nguyên - môi trường. Các hồ sơ đều đảm bảo giải quyết theo đúng trình tự, thủ tục và thời gian quy định, không có hồ sơ trễ hẹn gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.

Hiện nay, Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh Cà Mau thực hiện tiếp nhận và trả kết quả cho 23 đơn vị cấp tỉnh với 1.722 thủ tục. Trong đó, có 1.484 thủ tục của 18 sở, ban, ngành tỉnh; 208 thủ tục của 3 đơn vị ngành dọc, gồm công an, bảo hiểm, thuế; 27 thủ tục của Công ty Ðiện lực và Công ty Cổ phần cấp nước Cà Mau).

Ngoài ra, trung tâm còn thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả đối với 52 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện là lĩnh vực tài nguyên và môi trường, xây dựng, đăng ký kinh doanh.

Ðối với bộ phận một cửa cấp huyện, cấp xã, bên cạnh việc tiếp nhận TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết theo quy định, bộ phận một cửa cấp huyện còn tiếp nhận thêm 14 TTHC ngành dọc của công an và BHXH, 28 thủ tục của Công ty Ðiện lực và Công ty Cổ phần cấp nước Cà Mau. Bộ phận một cửa cấp xã tiếp nhận thêm 14 thủ tục ngành dọc thuộc lĩnh vực quốc phòng.

Theo ông Hồ Chí Linh, Giám đốc Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh, hiện nay tỉnh đã triển khai thực hiện toàn bộ quy trình giải quyết TTHC, từ tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt và trả kết quả tại Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh đối với 109 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Ðầu tư, Công thương, Giáo dục và Ðào tạo, Tư pháp và BHXH tỉnh. Qua đó, giúp cắt giảm thời gian giải quyết, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Căn cứ Quyết định số 468/QÐ-TTg ngày 27/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 829/QÐ-UBND ngày 27/4/2021 để triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh. Ðồng thời, ban hành kế hoạch triển khai thực hiện thí điểm tiếp nhận hồ sơ TTHC tại nhà; kế hoạch tiếp nhận TTHC phi địa giới.

Theo đó, thí điểm tiếp nhận 47 TTHC tại nhà thuộc thẩm quyền giải quyết của 13 đơn vị cấp tỉnh; 31 thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của 3 đơn vị cấp huyện. Cụ thể, Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh tiếp nhận và trả kết quả cho 52 TTHC thuộc lĩnh vực xây dựng, đất đai và đăng ký kinh doanh thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện. Kết quả, trung tâm đã tiếp nhận 5.660 hồ sơ phi địa giới (trong đó, lĩnh vực đất đai 5.377 hồ sơ, kinh doanh 274 hồ sơ, đất đai 9 hồ sơ).

Bên cạnh đó, triển khai tiếp nhận phi địa giới đối với tất cả TTHC đã được cung cấp trực tuyến mức 3, mức 4 thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các huyện, thành phố. Như vậy, người dân có thể chọn nộp hồ sơ trực tiếp ở bất kỳ bộ phận một cửa của huyện, thành phố nào thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp. Bộ phận một cửa của huyện, thành phố được chọn nộp hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn người dân, doanh nghiệp thực hiện và hoàn thành việc nộp hồ sơ trực tuyến theo quy định.

Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông góp phần tăng cường năng lực, trách nhiệm của cán bộ, công chức và cơ quan Nhà nước, kỹ năng, nghiệp vụ hành chính, cũng như tinh thần, thái độ phục vụ Nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức hành chính.  Kết quả này xây dựng nên nền hành chính Nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, hoạt động thông suốt, hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu phục vụ Nhân dân./.

 

Bài và ảnh: Hàn Hiểu Hân

 

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

Cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số

Xã Tân Hưng Tây là một trong những đơn vị được đánh giá cao về nỗ lực cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số (CÐS) ở huyện Phú Tân. Thời gian qua, công tác này của xã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, tạo sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.