ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 13-5-25 00:29:53
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

CHÀO MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN - PHẬT LỊCH 2569 - DƯƠNG LỊCH 2025

Ðồng hành cùng sự phát triển quê hương

Báo Cà Mau Tại tỉnh Cà Mau, Phật giáo hiện là tôn giáo có số lượng tín đồ đông nhất, với 5 hệ phái chính: Phật giáo Bắc tông, Phật giáo Nam tông Khmer, Phật giáo Hoa tông, Khất sĩ và Thiền phái Trúc lâm. Toàn tỉnh hiện có 53 cơ sở tự viện, 259 tăng ni và trên 300 ngàn tín đồ. Với phương châm: “Ðạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh đã có những đóng góp quan trọng vào công tác an sinh xã hội, góp phần cho sự phát triển của quê hương, đất nước. Nhân Ðại lễ Phật đản (Ðại lễ Vesak) năm 2025 - sự kiện trọng đại của GHPGVN, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định tặng Bằng khen cho 5 tập thể và 4 cá nhân có nhiều đóng góp tích cực trong công tác an sinh xã hội và hoạt động Phật sự.

Ban Từ thiện xã hội: Chăm lo vùng khó, hộ nghèo

Hiện thực hoá giá trị cốt lõi của giáo lý Phật giáo là hướng đến hạnh phúc an lạc chung của cộng đồng, nhiều năm qua, GHPGVN tỉnh làm tốt công tác vận động nguồn lực để thực hiện các chương trình hỗ trợ cộng đồng. Chỉ tính riêng năm 2024, GHPGVN tỉnh đã thực hiện nhiều công trình, phần việc, với tổng giá trị trên 48 tỷ đồng. Trong đó, Ban Từ thiện xã hội vận động đóng góp 16,3 tỷ đồng.

Ban Từ thiện xã hội là 1 trong 11 ban trực thuộc GHPGVN tỉnh. Năm 2024, Ban Từ thiện xã hội đã tập trung nguồn lực vào xây dựng các công trình dân sinh thiết yếu. Cụ thể, 68 nhịp cầu giao thông nông thôn đã được xây dựng, giúp người dân vùng sâu, vùng xa đi lại thuận tiện; 16 căn nhà tình thương ấm áp đã được trao tặng các hộ gia đình khó khăn, mang đến mái ấm an cư lạc nghiệp. Ban cũng đã hỗ trợ 7 giếng nước ngọt, giải quyết vấn đề nước sinh hoạt cho người dân ở những vùng khan hiếm.

Năm 2024, Ban Từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh đã bàn giao 16 căn nhà tình thương, góp phần vào chương trình xoá nhà tạm ở địa phương.

Năm 2024, Ban Từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh đã bàn giao 16 căn nhà tình thương, góp phần vào chương trình xoá nhà tạm ở địa phương.

Với mong muốn chắp cánh ước mơ cho thế hệ tương lai, Ban Từ thiện xã hội đặc biệt quan tâm đến công tác hỗ trợ học sinh nghèo hiếu học, với tổng giá trị 1,45 tỷ đồng. Hàng ngàn học sinh đã nhận được những món quà ý nghĩa như: 250 chiếc xe đạp, 60 ngàn quyển tập, dụng cụ học tập, 700 ba lô, 220 suất học bổng, giúp các em vơi bớt gánh nặng kinh tế và yên tâm học tập. Không chỉ dừng lại ở đó, Ban Từ thiện xã hội còn thể hiện sự sẻ chia sâu sắc đối với người có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng bảo trợ xã hội thông qua nhiều suất quà ý nghĩa, kịp thời động viên, giúp đỡ những mảnh đời kém may mắn vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

Một hoạt động mang đậm tính nhân văn của Ban là duy trì 2 bếp ăn từ thiện hằng ngày tại Bệnh viện Ða khoa Cà Mau và Bệnh viện Sản - Nhi. Những suất ăn miễn phí này trở thành nguồn động viên, giúp bệnh nhân nghèo có thêm nghị lực chiến đấu với bệnh tật trong những ngày điều trị tại bệnh viện. Ðồng thời, 4 phòng khám và bốc thuốc Ðông y tại các cơ sở tự viện, thực hiện khám và phát thuốc Tây y miễn phí cho bệnh nhân nghèo ở vùng sâu, vùng xa, góp phần thiết thực chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.

Ni sư Thích nữ Diệu Chánh, Phó ban Trị sự, kiêm Trưởng ban Từ thiện xã hội GHPGVN tỉnh, nêu quyết tâm sẽ đẩy mạnh tuyên truyền tăng ni, tín đồ phật tử tin tưởng và ủng hộ công cuộc đổi mới của quê hương, đất nước, đồng thuận với chủ trương tinh gọn bộ máy và sắp xếp các đơn vị hành chính; đồng thời nỗ lực trong huy động các nguồn lực để cùng tỉnh thực hiện hiệu quả chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát.

Hoà thượng Thạch Hà: Trọn đời vì đạo pháp và cộng đồng

Những thành tựu Phật sự và đóng góp tích cực cho công tác an sinh xã hội tỉnh nhà của GHPGVN tỉnh nêu trên, phải kể đến vai trò của Ban Trị sự, mà người đứng đầu là Hoà thượng Thạch Hà, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh, Chủ tịch Hội Ðoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh.

Hoà thượng Thạch Hà sinh ra tại xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, xuất thân từ một gia đình có truyền thống tu học. Năm 17 tuổi, ông đã quyết định vào chùa ở quê hương để học đạo. Sau hơn 10 năm tu học, năm 1985, ông được phân công làm Trụ trì chùa Monivongsa, Phường 1, TP Cà Mau, cho đến nay.

Hoà thượng Thạch Hà chia sẻ: “Theo truyền thống, thanh niên Khmer khi trưởng thành đều học đạo. Thời gian tu học tuỳ thuộc vào duyên của mỗi người, có thể vài tháng, nhưng cũng có người nguyện trọn đời gắn bó với Phật pháp. Càng học đạo, tôi nhận thấy trách nhiệm của mình, làm sao giúp đồng bào, phật tử sống tốt đời đẹp đạo, góp phần mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người”.

Với 50 năm tận tuỵ tu học và hành đạo, Hoà thượng Thạch Hà không chỉ là bậc chân tu, trụ cột vững chắc của GHPGVN tỉnh qua nhiều giai đoạn phát triển tại địa phương, mà còn đóng góp quan trọng trong củng cố khối đại đoàn kết dân tộc và kiên quyết đấu tranh chống lại các âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc để gây chia rẽ. Sự kiên định và thái độ dứt khoát của Hoà thượng được thể hiện rõ nét qua việc không ngừng đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kịp thời các chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước đến tăng ni, phật tử và đồng bào dân tộc thiểu số, đảm bảo giữ vững tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Hoà thượng Thạch Hà đóng góp quan trọng trong việc củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.

Hoà thượng Thạch Hà đóng góp quan trọng trong việc củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.

Với vai trò là đại biểu HÐND tỉnh Cà Mau các khoá: VII, VIII, IX, Hoà thượng Thạch Hà đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, luôn lắng nghe và phản ánh tâm tư, nguyện vọng chính đáng của cử tri cũng như đồng bào, phật tử đến các cấp chính quyền; phối hợp cùng các ngành, các cấp tháo gỡ, vun bồi niềm tin của đồng bào, phật tử đối với sự lãnh đạo của Ðảng, Nhà nước. Năm 2024, cá nhân Hoà thượng Thạch Hà đã vận động, hỗ trợ hoạt động an sinh trị giá 960 triệu đồng.

Dưới sự lãnh đạo tận tâm và đầy uy tín của Hoà thượng Thạch Hà, GHPGVN tỉnh Cà Mau ngày càng ổn định và phát triển vững mạnh. Tăng ni, phật tử luôn một lòng tin tưởng, không ngừng tu tập, hành đạo, xây dựng nếp sống tốt đời đẹp đạo, góp phần kiến tạo xã hội ngày càng văn minh, tốt đẹp.

Ðại đức Thích Nhuận Trí: Xây cầu nối nhịp quê hương

Những năm qua, hình ảnh Ðại đức Thích Nhuận Trí, Phó thư ký, kiêm Trưởng ban Hướng dẫn Phật tử Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, Trụ trì Niệm Phật đường Phước Ðiền (xã Phong Ðiền, huyện Trần Văn Thời) đã trở nên thân quen với người dân vùng nông thôn Cà Mau. Bởi lẽ, hễ nghe tin ở đâu có hoàn cảnh bất hạnh, hộ cần nhà ở, nơi thiếu cầu giao thông... là Ðại đức lại dốc lòng vận động, mong mang đến cuộc sống an vui cho bà con.

Hình ảnh Ðại đức Thích Nhuận Trí gắn liền với những chiếc cầu, ngôi nhà và nhiều hoàn cảnh khó khăn ở các địa phương trong tỉnh.

Hình ảnh Ðại đức Thích Nhuận Trí gắn liền với những chiếc cầu, ngôi nhà và nhiều hoàn cảnh khó khăn ở các địa phương trong tỉnh.

Ðại đức Thích Nhuận Trí tên thật là Nguyễn Hữu Du, quê ở tỉnh Ðắk Lắk. Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Công nghệ thông tin, năm 2004, ông xuất gia tu tập tại chùa Phật Tổ, TP Cà Mau; đến năm 2011 ông được giao tạo dựng Niệm Phật đường Phước Ðiền. Từ đó, Ðại đức biết nhiều hơn về vùng nông thôn Cà Mau, một vùng sông rạch chằng chịt, gây khó khăn đi lại cho người dân, và thế là ý tưởng xây cầu được hình thành. Duyên may công tác vận động được bà con tin tưởng, ủng hộ, suốt 14 năm qua, thông qua sự vận động của Ðại đức đã có 150 cây cầu giao thông được dựng nên; hỗ trợ 18 căn nhà tình thương và 96 giếng nước, cùng hàng ngàn suất quà cho hộ khó khăn và học sinh nghèo hiếu học...

Những bức ảnh về lễ khởi công, khánh thành cầu giao thông, nhà tình thương, trao quà... đều được Ðại đức đăng tải trên trang mạng xã hội, với mong muốn lan toả những điều tốt đẹp trong cộng đồng và nhận được sự ủng hộ ngày càng nhiều của mạnh thường quân, viết tiếp hành trình thiện nguyện.

Ðại đức Thích Nhuận Trí chia sẻ: "Nhờ sự chung tay của cộng đồng, tôi hy vọng sẽ góp phần giảm bớt những nhọc nhằn cho bà con, đồng thời tạo điều kiện để các vùng quê thêm khởi sắc nhờ giao thông thuận tiện. Tôi luôn tâm niệm, đạo pháp phải luôn đồng hành cùng dân tộc và tôi sẽ tiếp tục những hoạt động thiện nguyện, để làm đẹp cuộc đời”./.

 

Mộng Thường

 

Ấn tượng không gian trưng bày sách, ảnh tư liệu chào mừng 50 năm ngày thống nhất

Diễn ra từ ngày 26/4-4/5, tại khuôn viên Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Cà Mau, không gian trưng bày giới thiệu sách, các hình ảnh, tư liệu, hiện vật quý giá về cuộc kháng chiến chống Mỹ; Chiến dịch Hồ Chí Minh và đại thắng mùa xuân 1975 lịch sử; hành trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau qua các thời kỳ... thành công tốt đẹp và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khách tham quan.

Một lần gặp Bác Ba Phi

Đã hơn 6 thập kỷ trôi qua kể từ ngày ông Trịnh Thành Thân đóng quân ở vùng Lung Tràm, được gặp bác Ba Phi. Thế nhưng, khi nhắc lại kỷ niệm này, trong ánh mắt và giọng nói của người cựu chiến binh tuổi ngấp nghé 80 này vẫn bộc lộ niềm vui xen lẫn tự hào. Có lẽ, bởi những câu chuyện “nói dóc tỉnh bơ” của bác Ba Phi không chỉ mang lại tiếng cười, mà còn là ký ức đẹp về vùng đất Cà Mau một thời trù phú...

Dấu ấn Việt Nam tại triển lãm “Thế kỷ Nghệ thuật Châu Á 2025”

Cuộc triển lãm “Asian Art Century - Thế kỷ Nghệ thuật Châu Á” lần thứ I năm 2025, diễn ra tại Chiang Mai, Thái Lan, là một sân chơi nghệ thuật tầm cỡ, nơi hội tụ những sáng tạo đương đại đặc sắc của các hoạ sĩ đến từ khắp nơi trong khu vực. Với tinh thần giao lưu, hội nhập, các hoạ sĩ Việt Nam đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ mỹ thuật quốc tế.

Văn hoá, văn học - nghệ thuật phải mang hơi thở đương đại

“Văn hoá, văn học - nghệ thuật  là nền tảng, là động lực phát triển, tạo thành sức mạnh cộng hưởng để đóng góp và sự nghiệp phát triển của địa phương, mang hơi thở đương đại cuộc sống xã hội, trở thành nền công nghiệp văn hoá”, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Nguyễn Đức Hiển nêu tại buổi Toạ đàm 50 năm nền văn học, nghệ thuật tỉnh Cà Mau sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975-30/4/2025), chiều 29/4.

CẢM XÚC THÁNG NĂM

Chào tháng Năm ! Chào quê hương tươi đẹp thanh bình Tháng Năm vẫn trời xanh mây trắng Cánh đồng vàng thêm màu nắng Rơm rạ còn lưu dấu một mùa vui

Văn nghệ sĩ tỉnh Cà Mau với tất cả tấm lòng vì một cơ đồ Việt Nam

Chiều nay (28/4), tại Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Cà Mau diễn ra Lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “Chung một cơ đồ Việt Nam”.

Bản hùng ca thống nhất

Hoà chung không khí cả nước mừng dấu mốc lịch sử trọng đại: Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Văn hoá tỉnh phối hợp Phòng Văn hoá, Khoa học và Thông tin các huyện, TP Cà Mau và xã, thị trấn tổ chức biểu diễn Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Bản hùng ca thống nhất”.

Chương trình nghệ thuật "Vang mãi bản hùng ca thống nhất"

Với chủ đề “Vang mãi bản hùng ca thống nhất”, tối 25/4, tại Khu dân cư Minh Thắng (Phường 9, TP Cà Mau), tỉnh Cà Mau tổ chức chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

Khởi sắc vùng căn cứ

Di tích lịch sử Khu Căn cứ Tỉnh uỷ tại Lung Lá - Nhà Thể (ấp Trần Ðộ, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước) là niềm tự hào của Nhân dân 2 tỉnh: Cà Mau và Bạc Liêu. Với sự quan tâm đầu tư của cấp uỷ, chính quyền các cấp, cùng sự nỗ lực vươn lên kiến thiết quê hương của người dân, vùng quê cách mạng đã và đang chuyển mình đi lên mạnh mẽ.

Giao thoa văn hoá 3 dân tộc

Trong quá trình gần 300 năm, đồng bào 3 dân tộc Kinh - Hoa - Khmer đã cùng nhau cộng cư trên mảnh đất Cà Mau với tinh thần đoàn kết, tương trợ cùng nhau phát triển. Mặc dù mỗi dân tộc có bản sắc văn hoá riêng, nhưng trải qua cuộc sống xen cư với nhau từ bao đời nay đã tạo nên sự giao thoa, gắn kết hài hoà, tạo nên bản sắc văn hoá độc đáo, đa sắc của xứ sở Cà Mau.