ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 18-12-24 10:43:51
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðồng lòng thực hiện Nghị quyết 09

Báo Cà Mau Từ đầu năm đến nay, huyện Phú Tân thực hiện được hơn 68.000 m lộ đất đen, đạt gần 133% so kế hoạch; hơn 43.000 m lộ bê tông, đạt 56%. Cùng với làm mới, việc duy tu, sửa chữa và kè chống sạt lở các công trình lộ bê tông trở thành phong trào rộng khắp, góp phần gìn giữ, bảo quản tốt các tuyến đường, phục vụ việc đi lại của người dân. Ðây là hiệu quả tích cực từ thực hiện Nghị quyết 09 của Huyện uỷ.

Trước đó, để bảo vệ tốt kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, nâng cao hiệu quả sử dụng và tuổi thọ công trình, năm 2011, Ban Thường vụ Huyện uỷ Phú Tân ban hành Chỉ thị số 08. Ðến năm 2019, Huyện uỷ ban hành Nghị quyết số 09 về duy tu, sửa chữa và kè chống sạt lở các tuyến giao thông bộ. Qua thời gian triển khai thực hiện nhận được sự đồng thuận cao, tạo bước đột phá trong công tác này.

Phú Mỹ là một trong những xã thực hiện tốt việc duy tu, sửa chữa các công trình lộ nông thôn, phong trào này phát triển rộng khắp trên địa bàn xã và mang lại hiệu quả tích cực.

Những năm trước đây, hộ ông Nguyễn Văn Bình, hội viên cựu chiến binh ấp Vàm Xáng, làm bờ kè bằng cây gỗ địa phương. Thông thường khoảng 2 năm là bờ kè gỗ xuống cấp, phải làm lại. Ðiều kiện kinh tế phát triển, ông Bình quyết định đầu tư làm kè bằng bê tông dài trên 80 m và đưa vào sử dụng khoảng 6 tháng nay, trị giá trên 100 triệu đồng. Ông Bình thông tin: “Thấy sạt lở quá nhiều, anh em cựu chiến binh vận động tôi thực hiện mô hình mẫu để các hội viên làm theo. Tôi cũng ý thức rằng khi làm bờ kè sẽ giữ được tuyến lộ lâu dài. Bờ kè bằng bê tông này có tuổi thọ khoảng 20 năm”.

Bờ kè bằng bê tông của hộ ông Nguyễn Văn Bình là hình mẫu bờ kè ở địa phương.Bờ kè bằng bê tông của hộ ông Nguyễn Văn Bình là hình mẫu bờ kè ở địa phương.

Ðể ngăn chặn tình trạng sạt lở đất, cách đây hơn 2 năm, ông Nguyễn Thanh Hải, ấp Ba Tiệm, làm bờ kè chống sạt lở bằng bạt, dài gần 90 m. Ðây là giải pháp ít tốn chi phí, hiệu quả cao, giữ được đất. Ông Hải chia sẻ: “Mô hình này rất hiệu quả, chi phí thấp. Tôi chỉ tốn hơn 15 triệu đồng tiền mua bạt, tre và nhân công. Hơn 2 năm qua, bờ kè này giữ đất rất tốt, không bị sạt lở”.

Hộ ông Võ Văn Kiệt, ấp Phú Thành, trồng dừa nước chống xói lở, dài gần 80 m. Theo ông Kiệt, làm bờ kè thế này ít tốn chi phí, chỉ bỏ công thực hiện. Ông Kiệt cho biết: “Gia đình không có điều kiện làm bờ kè bằng bê tông nên trồng dừa nước để chống sạt lở. Mô hình này cũng rất hiệu quả, mấy năm nay bờ kè không mất đất, gia đình còn có lá để sử dụng”.

Hay như hộ ông Lâm Văn Tỷ, ấp Lung Môn, trồng cây mắm chống sạt lở. Ông Tỷ chia sẻ: “Sạt lở bờ sông diễn ra rộng khắp, nếu không có ý thức làm kè thì có nguy cơ sạt lở làm hư tuyến lộ. Gia đình tôi chọn giải pháp làm bờ kè tạm bên ngoài bằng cây gỗ địa phương, rồi trồng mắm giữ đất. Khi cây phát triển tốt, bồi thêm đất mới vào thì cây lớn nhanh, trái mắm rụng xuống bám lại và mọc lên, không cần trồng lại”.

Trên địa bàn toàn xã Phú Mỹ đã kè chống sạt lở gần 11.000 m, đạt trên 100% so với Nghị quyết năm 2024; sửa chữa trên 1.100 m lộ bê tông hư hỏng, xuống cấp, đạt trên 160% kế hoạch năm.

Ông Nguyễn Trường Sơn, Phó chủ tịch UBND xã Phú Mỹ, cho biết: “Xã đẩy mạnh tuyên truyền trong Nhân dân về việc làm kè chống sạt lở theo các tuyến lộ. Những hộ có điều kiện thì làm bằng bê tông, hộ không có điều  kiện thì kè bằng cây lá địa phương, trồng cây chống sạt lở... nhằm bảo vệ con lộ được sử dụng lâu dài, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại. Việc làm này mang lại lợi ích trực tiếp cho người dân và thay đổi diện mạo nông thôn theo hướng tích cực, nên ngày càng có nhiều hộ chủ động thực hiện”.

Từ đầu năm đến nay, các xã, thị trấn trong huyện làm bờ kè chống sạt lở được hơn 64.500 m, đạt 100% kế hoạch năm. Chủ yếu huy động sức dân, tuỳ điều kiện thực tế mà áp dụng các biện pháp phù hợp.

Hiện huyện tiếp tục thực hiện làm kè chống sạt lở theo Nghị quyết 09 đề ra. Hằng năm đều giao chỉ tiêu cho các xã, thị trấn triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện có kiểm tra, đánh giá, sơ kết, để có biện pháp chỉ đạo kịp thời, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu đề ra./.

 

Anh Phan

 

Ðội quân tóc dài kéo pháo

Ðó là Ðội Nữ pháo binh tỉnh Cà Mau những năm tháng kháng chiến, một thời khiến quân thù nghe tên đã khiếp sợ. Họ là những cô gái, áo bà ba giản dị, tóc dài thướt tha, nhưng gạt đi cuộc sống cá nhân để hy sinh vì nền độc lập, tự do của dân tộc.

Thu hồi đất mở rộng Cảng Hàng không Cà Mau - Người dân đồng thuận chủ trương

"Sau khi HÐND tỉnh ban hành nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để mở rộng, nâng cấp Cảng Hàng không Cà Mau, TP Cà Mau (chủ đầu tư) tiến hành các bước theo quy định, sớm thực hiện thu hồi đất, bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công”, ông Huỳnh Văn Minh, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường TP Cà Mau, cho biết.

Ðảng viên đi trước, đồng bào làm theo

Chi bộ Khóm 1, thị trấn Cái Ðôi Vàm có 27 đảng viên. Trong mỗi kỳ sinh hoạt, chi bộ đều lồng ghép nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng để đảng viên nâng cao nhận thức, phát huy vai trò gương mẫu; những thông tin xuất hiện trên mạng xã hội, hay dư luận mới đều được đưa ra để đảng viên trong chi bộ phân tích, nhận diện đúng sai. Từ đó, có cách làm hiệu quả để ứng phó với những thông tin không chính thống, thông tin xấu, độc để định hướng dư luận.

Những nữ đại biểu dân cử vì dân

Thực hiện chiến lược về bình đẳng giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử, những năm qua, tỉnh Cà Mau luôn tạo điều kiện thuận lợi để tăng tỷ lệ nữ và nâng cao chất lượng hoạt động của các nữ đại biểu HÐND các cấp, qua đó giúp phụ nữ khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình trong xã hội.

Ðầu năm 2025, bắt đầu đại hội chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở

Sau khi hoàn thành việc triển khai, quán triệt hướng dẫn của các ban đảng Trung ương; kế hoạch, các văn bản của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh uỷ về đại hội đảng bộ các cấp trong tỉnh và kế hoạch cụ thể của cấp mình tại các huyện uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ (trong tháng 9/2024), ngay trong tháng 10/2024, đảng uỷ các xã, phường, thị trấn, đảng bộ cơ sở, chi bộ cơ sở sẽ triển khai, quán triệt các nội dung nêu trên và kế hoạch cụ thể của cấp mình. Riêng Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị phải được quán triệt đến tất cả cán bộ, đảng viên.

Phải thấm nhuần và thực hành chuẩn mực đạo đức một cách tự giác, thường xuyên

Quy định số 144-QÐ/TW (gọi tắc Quy định số 144) của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới (do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành ngày 9/5/2024) đã được quán triệt, triển khai và nhận được sự đồng tình cao của cán bộ, đảng viên (CBÐV) trong tỉnh. Quy định có nhiều điểm mới, thể hiện quyết tâm đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng. Xoay quanh vấn đề này, phóng viên Báo Cà Mau có phỏng vấn đồng chí Hồ Trung Việt, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ.

Văn hoá, con người Cà Mau với tiến trình hội nhập

Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; tình hình kinh tế, văn hoá - xã hội tỉnh Cà Mau tiếp tục phát triển. Nhiều phong trào thi đua yêu nước mang lại kết quả khá toàn diện, góp phần vào sự thành công các Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và giảm nghèo bền vững...

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia còn gặp khó

“Kế hoạch vốn đầu tư phát triển thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) năm 2024 được phân bổ chi tiết tại các Quyết định số 348/QÐ-UBND ngày 28/2/2024; số 385/QÐ-UBND ngày 4/3/2024; số 390/QÐ-UBND ngày 5/3/2024 của UBND tỉnh. Hiện nay, hầu hết các công trình chỉ mới bắt đầu triển khai đầu tư nên tỷ lệ giải ngân chưa cao”, ông Trần Công Khanh, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Ðầu tư, thông tin về kết quả giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh trong 7 tháng năm 2024.

Cầu nối vững chắc giữa Ðảng với nông dân

Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Nông dân lao động là lực lượng rất to lớn của dân tộc, một đồng minh chắc chắn của giai cấp công nhân”. Phát huy vai trò cầu nối, tổ chức cơ sở hội nông dân luôn quan tâm các vấn đề bức xúc trong Nhân dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân ở nông thôn, không để các thế lực thù địch, các phần tử xấu lợi dụng để kích động, phát triển thành các điểm nóng chính trị - xã hội; đồng thời thực hiện tốt vai trò đại diện, chăm lo bảo vệ lợi ích cho nông dân.

Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách

Truyền thông chính sách là quá trình trao đổi thông tin về chính sách của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp để lấy ý kiến Nhân dân, nhằm tạo sự đồng thuận xã hội trong xây dựng, thực thi chính sách.