(CMO) Nghị quyết 120/NQ-CP (hay còn gọi là Nghị quyết “thuận thiên”) từ khi ban hành đã cải thiện sinh kế, đời sống người dân Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đồng thời cũng là kim chỉ nam để các tỉnh thành kiên định đường lối, chuyển mình mạnh mẽ, trong đó có Cà Mau.
Nghị quyết 120 - động lực phát triển bền vững ĐBSCL
Kể từ khi Nghị quyết 120/NQ-CP được triển khai (năm 2017) đến nay, vùng đất Chín Rồng đã ghi được những dấu ấn thay đổi tích cực, chuyển mình mạnh mẽ theo hướng thuận thiên, bền vững. Nghị quyết 120 của Chính phủ được các nhà khoa học đánh giá là động lực để các cấp chính quyền phát huy tính sáng tạo, chủ động thích ứng một cách có hiệu quả nhất, với nhiều mô hình, sáng kiến hay để ĐBSCL phát triển bền vững.
Trong giai đoạn phát triển ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Nghị quyết 120 có ý nghĩa quan trọng, đóng vai trò là kim chỉ nam định hình khung phát triển.
Hoàn thiện hạ tầng giao thông là một trong những mục tiêu quan trọng của ĐBSCL. |
Nhằm khuyến khích đầu tư phục vụ cho phát triển bền vững vùng ĐBSCL, một số cơ chế, chính sách được nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện, trong đó ưu tiên một số lĩnh vực như năng lượng tái tạo; hạ tầng kỹ thuật môi trường; gỡ các nút thắt về chính sách đất đai, tạo cơ chế thông thoáng thu hút đầu tư…
Một trong những mục tiêu Nghị quyết đặt ra đối với ĐBSCL là tạo đột phá trong hạ tầng giao thông. Hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ được phát triển đồng bộ, kết nối trong vùng, liên vùng và phải bảo đảm kết hợp hài hoà, thống nhất, bổ trợ và không xung đột với hệ thống thuỷ lợi, đê điều.
Các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL nói chung, Cà Mau nói riêng là vùng đặc thù chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu, nên ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển kinh tế. Tại Hội thảo tham vấn ý kiến về Khung định hướng phát triển ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử cùng các sở, ngành liên quan đã kiến nghị Trung ương cần quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông đường thuỷ tích hợp với hệ thống giao thông khác. Trong định hướng cần bổ sung nhiệm vụ nghiên cứu quy hoạch sắp xếp lại dân cư vùng ven sông, ven biển vùng bán đảo Cà Mau.
Đối với danh mục dự án đề xuất ưu tiên tại tỉnh Cà Mau còn có lĩnh vực thuỷ lợi; năng lượng; nuôi trồng thuỷ sản và đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Cà Mau chuyển mình
Theo UBND tỉnh Cà Mau, địa phương đang tích cực kêu gọi đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, thu hút các nhà đầu tư chiến lược, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư dự án trọng điểm nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Ông Lâm Văn Bi, Phó chủ tịch UBND tỉnh cho biết trong giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư và kinh doanh minh bạch, thông thoáng, quy hoạch hoàn chỉnh, có tính cạnh tranh cao, đảm bảo an toàn gắn thu hút đầu tư với đảm bảo quốc phòng - an ninh và bảo vệ môi trường.
Cà Mau sẽ có thêm nhiều dự án giao thông quan trọng như triển khai xây dựng cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (2021 - 2025) với chiều dài hơn 130 km, sớm kết nối với TP Hồ Chí Minh. Trước đó, tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp có quãng đường từ Hậu Giang - Sóc Trăng - Bạc Liêu đến Cà Mau được hoàn thiện nâng cấp, đã kéo khoảng cách với trung tâm kinh tế vùng - Cần Thơ xích lại gần hơn, mở rộng cơ hội mời gọi, xúc tiến đầu tư. Ngoài ra, còn một số dự án đường bộ đang được đề xuất.
Tỉnh Cà Mau tập trung đầu tư hạ tầng giao thông đường thuỷ tích hợp với hệ thống giao thông khác, gắn kết với du lịch, kinh tế biển. Ảnh: Sưu tầm |
Đối với giao thông thuỷ, tỉnh đẩy mạnh thu hút, mời gọi đầu tư vào các dự án động lực như Cảng biển tổng hợp Hòn Khoai; đầu tư hạ tầng khu phi thuế quan và Trung tâm Tài chính - Thương mại Khu kinh tế Năm Căn; dự án Khu du lịch Mũi Cà Mau và ưu tiên xúc tiến đầu tư các dự án nông nghiệp công nghệ cao nhằm đáp ứng yêu cầu nhập khẩu vào thi trường EU theo Hiệp định EVFTA.
Về hàng không, trong giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh kiến nghị đầu tư nâng cấp Sân bay Cà Mau lên cấp 4C, kéo dài đường băng từ 1.500 m lên 2.400 m và khai thác thêm các tuyến bay nội địa, tạo lợi thế mời gọi đầu tư, thu hút du lịch.
Sự thay đổi về mọi mặt giúp nền kinh tế Cà Mau cải thiện đáng kể, nếu thời điểm năm 1999 tốc độ tăng trưởng kinh tế 10,78%, thu nhập bình quân đầu người chỉ 6,8 triệu đồng/ người/ năm, thì đến nay kinh tế luôn giữ tốc độ tăng trưởng cao, bình quân 14%/ năm, thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt trên 104 triệu đồng/ người/ năm (tăng 15,29 lần so với năm 1999).
Bên cạnh hoàn thiện hệ thống giao thông cả về đường bộ, thuỷ và hàng không, tỉnh tiếp tục đầu tư các công trình, dự án đô thị ngày càng khang trang, hiện đại, văn minh, với sự xuất hiện của các tập đoàn địa ốc tầm cỡ.
Khu đô thị Happy Home tại cửa ngõ Đông Bắc thành phố là một trong những dự án tiêu biểu đánh dấu sự chuyển mình của đô thị, thay chiếc áo mới sẵn sàng vươn tầm, thu hút đầu tư cả nước.
Đại đô thị Happy Home tiên phong xu hướng sống hiện đại, góp phần thay đổi diện mạo Cà Mau. |
Happy Home từ khi xuất hiện đã thiết lập cục diện mới cho thị trường bất động sản Cà Mau, nâng tầm chuẩn sống cho cư dân vùng Đất Mũi với những trải nghiệm sống của một đô thị văn minh, những tiện ích độc đáo, quy mô lớn lần đầu tiên xuất hiện.
Dịp này, đơn vị phát triển dự án - Công ty CIT và đơn vị phân phối độc quyền - Đất Xanh Miền Tây mang tới nhiều chính sách ưu đãi dành cho khách hàng sở hữu đất nền Cà Mau (tại dự án Happy Home) như tặng ngay 1 cây Vàng SJC trị giá 55 triệu đồng khi giao dịch thành công.
Ngoài ra, nếu khách hàng có kế hoạch xây dựng nhà, sẽ được tặng 390 bao xi măng, bên cạnh chính sách hỗ trợ thanh toán mùa dịch chỉ 5-10% mỗi đợt. Đặc biệt, nếu sở hữu trong tháng 9, nhà đầu tư sẽ nắm bắt cơ hội sinh lời trước thềm tăng giá vào 30/9./.